Trình Ủy ban TV Quốc hội 2 dự thảo Luật, sửa quy chế tuyển sinh THCS
Tuần vừa qua, Bộ GD&ĐT thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Cũng trong tuần, Thông tư 05 sửa đổi một số điều khoản của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT đã được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành…
ảnh minh họa
Nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến Luật Giáo dục
Trong khuôn khổ của phiên họp thứ 22 (khóa XIV), chiều 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Dư luận quan tâm đến nội dung miễn học phí cho học sinh THCS ở trường công lập và tăng lương nhà giáo không còn được đề cập trong dự thảo luật cũng như trong tờ trình Bộ GD&ĐT thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại phiên họp, ghi nhận và tiếp thu những ý kiến của các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đội ngũ giáo viên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng tình quan điểm đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, có yếu tố quyết định đến chất lượng Giáo dục.
Phó Thủ tướng cho rằng, về cơ bản chúng ta chủ động được số lượng giáo viên theo từng ngành, từng cấp. Dựa vào đó, chúng ta bố trí theo yêu cầu và nếu có hệ thống lương xứng đáng theo từng nơi thì chất lượng giáo dục sẽ nâng lên.
Liên quan đến vấn đề này, TS Trịnh Ngọc Thạch – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội; thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Giáo dục sửa đổi – cho biết: Bộ Nội vụ đang được Chính phủ giao thực hiện Đề án cải cách tiền lương, nên vấn đề lương của tất cả các đối tượng sẽ được đưa vào Đề án chung của Chính phủ, trong đó có lương nhà giáo và không thể hiện chính sách lương trong luật để đảm bảo tính thống nhất về chế độ lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung.
Vấn đề học sinh THCS trong diện phổ cập không phải đóng học phí, do còn nhiều ý kiến khác nhau nên Chính phủ thống nhất chưa đưa vào Luật để nghiên cứu và có lộ trình thích hợp, căn cứ vào những điều kiện tài chính thực tế để thực hiện.
Ngoài ra, so với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội không quy định miễn học phí đối với HS, SV sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm. Theo đó, HS, SV sư phạm sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm và giao Chính phủ quy định cụ thể về chế độ tín dụng sư phạm và chính sách bồi hoàn kinh phí đối với HS, SV khối ngành này.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng ghi nhận và đánh giá cao nhưng ý kiến xác đáng góp ý cho Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục của các đại biểu. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, cơ bản các ý kiến đều hoan nghênh Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã chủ động nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến Luật Giáo dục.
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý: Sửa Luật phải đảm bảo tính khả thi và có tính kế thừa để từ Luật này làm nền có cơ sở sửa luật khác toàn diện hơn, ví dụ: Luật Giáo dục Đại học, Luật Dạy nghề và tới đây có thể là Luật Nhà giáo. Ban soạn thảo cần nghiên cứu toàn diện nhưng thận trọng để đáp ứng nội dung yêu cầu, không gây tâm tư xáo trộn, phân vân trong xã hội.
Video đang HOT
Cái gì chưa rõ thì bình tĩnh nghiên cứu. Đồng thời đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tới đây sẽ thẩm tra chính thức và phối hợp với Ban soạn thảo để hoàn thiện hồ sơ.
Sửa đổi quy chế tuyển sinh THCS, THPT
Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 05/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2, khoản 2 Điều 4, điểm d khoản 1 và đoạn đầu khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Theo đó, nếu trước đây ghi rõ “tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển” thì quy chế sửa đổi quy định: Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng chính thức bãi bỏ điểm khuyến khích tuyển sinh vào lớp 10 từ 15/4/2018. Tuy nhiên, đối với các sở GD&ĐT có quy định cộng điểm khuyến khích đối với học sinh thi nghề phổ thông vẫn tiếp tục áp dụng trong tuyển sinh năm học 2018-2019.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì Hội thảo “Góp ý dự thảo Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”
Tiếp tục chấn chỉnh văn hóa ứng xử trường học
Gần đây xảy ra một số vụ việc đáng tiếc liên quan đến văn hóa ứng xử xảy ra trong trường học. Bộ GD&ĐT đã nhanh chóng có văn bản yêu cầu làm rõ sự việc và đề nghị cơ quan chức năng tại địa phương xử lý đúng người, đúng việc.
Tuần qua, một giáo viên tại Nghệ An bị phụ huynh hành hung. Chiều tối 15/3, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đã có văn bản gửi Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu Sở GD&ĐT đề nghị công an trên địa bàn vào cuộc điều tra xác minh làm rõ vụ việc và xử lý theo đúng pháp luật việc hành hung nhà giáo.
Đồng thời, đề nghị Sở GD&ĐT Nghệ An qua sự việc trên rút kinh nghiệm và lưu ý trong toàn Ngành về văn hoá ứng xử trường học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện; đồng thời nâng cao kỹ năng sư phạm cho nhà giáo, không để những sự việc đáng tiếc tiếp tục xảy ra.
Giáo dục và Thời đại đưa tin: Ngày 14/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã chủ trì Hội thảo “Góp ý dự thảo Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”. Một loạt vấn đề thời sự liên quan đến văn hóa ứng xử trong trường học thời gian gần đây được các đại biểu lấy làm ví dụ khi nêu những ý kiến góp ý.
Đặc biệt, tại đây, các đại biểu đều đưa góp ý cho Dự thảo Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”. Đề án đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gồm: Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học; Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên; Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho người học của đội ngũ nhà giáo; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chính thức cho đánh giá năng lực tuyển sinh lớp 6 trường 'đặc thù'
Sau 3 năm ra lệnh "cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức", năm học tới, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường "đặc thù".
Những trường THCS đặc thù sẽ được đánh giá năng lực để tuyển sinh vào lớp 6 ẢNH T.N
Bộ GD-ĐT vừa chính thức ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18.4.2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Đáng chú ý nhất trong Thông tư này là việc sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 4 của thông tư hiện hành. Cụ thể, nếu thông tư 11 quy định: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", thì dự thảo mới bổ sung: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục - đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".
Tại Hà Nội, một số trường lâu nay nổi lên có số học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh là Hà Nội- Amsterdam; THCS Cầu Giấy; Lê Lợi; Marie Curie....; tại TP.HCM, có trường Chuyên Trần Đại Nghĩa...
Về quy định tuyển thẳng và chế độ ưu tiên, ngoài những đối tượng được nêu trong Thông tư 11, đối với học sinh đạt giải các cuộc thi, nếu quy định trước đây chỉ yêu cầu: "Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học", thì Thông tư sửa đổi quy định chặt hơn, đó là: "Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT". Như vậy, chỉ tuyển thẳng những học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay.
Quy định về tuyển thẳng và chế độ ưu tiên trong dự thảo cũng bổ sung thêm điều 4: "Sở GD-ĐT quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên. Mức chênh lệch điểm cộng thêm, thang 10 điểm, giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm, tính theo thang điểm 10".
Bỏ cộng điểm khuyến khích, riêng điểm nghề được bảo lưu 1 năm
Đáng chú ý, Thông tư mà Bộ GD-ĐT mới công bố đã bỏ quy định việc sở GD-ĐT quy định cộng điểm khuyến khích khi tuyển sinh vào lớp 10.
Cụ thể, theo quy định trước đây, tại điều 7 quy định về "Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích", về đối tượng được cộng điểm khuyến khích nêu rõ: "Sở GD-ĐT quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích". Tuy nhiên, trong Thông tư vừa ban hành, tên của điều 7 đã được sửa thành "Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên", không còn chế độ khuyến khích nữa, đồng thời, quy định "Sở GD-ĐT quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích" cũng chính thức được bãi bỏ.
Quy định mới sẽ tác động mạnh đến tuyển sinh tại Hà Nội, TP.HCM
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên, quy định này sẽ tác động rất lớn tới những địa phương vốn đã quy định rất nhiều đối tượng được cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT, như Hà Nội và TP.HCM.
Ví dụ, Hà Nội hiện có hàng loạt chế độ khuyến khích áp dụng cho các thí sinh đạt giải trong các kỳ, cuộc thi, như giải các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật; giải cá nhân trong kỳ thi HS giỏi lớp 9 các môn văn hóa; giải nhất cấp tỉnh cộng 2,0 điểm; giải nhì cấp tỉnh cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh cộng 1,0 điểm; đạt giải cá nhân hoặc đồng đội do ngành giáo dục - đào tạo tổ chức, hoặc phối hợp với các ngành từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THCS trong các cuộc thi như thi viết thư quốc tế; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn vật lí, hóa học, sinh học...
Đối với giải cá nhân, đạt giải nhất, nhì, ba quốc gia, hoặc giải nhất cấp tỉnh, hoặc huy chương vàng, sẽ được cộng 2,0 điểm; đạt giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc huy chương bạc; cộng 1,5 điểm; đạt giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng: cộng 1,0 điểm.
Chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở GD-ĐT tổ chức ở cấp THCS cũng là đối tượng được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi vào lớp 10 THPT. Cụ thể, loại giỏi cộng 1,5 điểm; loại khá: cộng 1,0 điểm; loại trung bình cộng 0,5 điểm.
Đáng lưu ý, trong Thông tư sửa đổi của Bộ GD-ĐT, có hiệu lực kể từ ngày 15.4 tới, bổ sung thêm quy định: "Các sở GD-ĐT có quy định cộng điểm khuyến khích đối với học sinh thi nghề phổ thông thì tiếp tục áp dụng tuyển sinh năm học 2018-2019".
Lý giải với với phóng viên Thanh Niên về quy định này, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cho biết dự thảo thông tư được công bố có phần hơi muộn so với tiến độ của năm học, bởi hiện có nhiều địa phương đã và đang thi nghề. Để tránh gây tâm lý lo lắng cho học sinh, phụ huynh, Bộ sẽ cân nhắc thời điểm áp dụng điều khoản của thông tư này để không gây xáo trộn lớn.
Theo ông Thành, riêng chứng chỉ nghề ở cấp THCS vẫn được dùng để cộng điểm tuyển sinh vào lớp 10 (với những địa phương lâu nay vẫn áp dụng quy định này). Các cuộc thi còn lại, kể cả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sẽ thực hiện theo quy chế mới.
Theo TNO
Chọn cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng Chiều 6/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo quy định về Thông tư chính tả trong chương trình, sách giáo khoa mới. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về các nội dung được thể hiện trong dự thảo, trong đó có nội dung về từ Hán Việt. Thứ trưởng...