Trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên Tiếng Anh
Trường hợp tốt nghiệp cử nhân tiếng Anh (không phải ngành đào tạo giáo viên) và có bằng thạc sĩ về giảng dạy tiếng Anh (TESOL) để có thể đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo và trở thành giáo viên thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo tương ứng với cấp học đăng ký tuyển dụng.
Điểm a, b, Khoản 1, Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo:
“a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.
Video đang HOT
Ông Bùi Nguyên Khánh (TPHCM) hỏi, chữ “trở lên” trong câu “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông” được hiểu như thế nào?
Trường hợp giáo viên không tốt nghiệp ngành sư phạm mà là cử nhân (cử nhân Tiếng Anh), nhưng có bằng thạc sĩ về giảng dạy Tiếng Anh (TESOL) thì có đủ chuẩn để làm giáo viên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hay không? Bằng thạc sĩ về sư phạm, giảng dạy có được hiểu là đáp ứng yêu cầu bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hay không?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ là các loại văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho những người hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra các bậc tương ứng là Bậc 5 (cao đẳng), Bậc 6 (đại học), Bậc 7 (thạc sĩ), Bậc 8 (tiến sĩ).
Như vậy, “có bằng cao đẳng trở lên” gồm có bằng cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.
Tương tự, “có bằng cử nhân trở lên” gồm có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.
Tại Danh mục thống kê các ngành đào tạo giáo viên trình độ thạc sĩ tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học không có ngành giảng dạy tiếng Anh (TESOL).
Đồng thời, hiện chưa có quy định bằng thạc sĩ về giảng dạy tiếng Anh (TESOL) thuộc ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn.
Do đó, trường hợp tốt nghiệp cử nhân tiếng Anh (không phải ngành đào tạo giáo viên) và có bằng thạc sĩ về giảng dạy tiếng Anh (TESOL) để có thể đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo và trở thành giáo viên thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo tương ứng với cấp học đăng ký tuyển dụng.
98 tuổi, cụ ông lấy bằng thạc sĩ
Đó là cụ Giuseppe Paterno, năm nay 98 tuổi, lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử và Triết học tại Đại học Palermo (Italy).
Phấn chấn vì kết quả đạt được, cụ Paterno đã bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết bằng máy đánh chữ - món quà mà cụ nhận được từ người mẹ của mình vào năm 1984. Chiếc máy đánh chữ này cũng chính là "người bạn đồng hành thân thiết" của cụ trong suốt những năm học đại học. Như vậy cụ ông Paterno đã xác lập kỷ lục tại Italy khi trở thành thạc sĩ lớn tuổi nhất ở nước này.
Cụ Paterno sinh năm 1924, trong một gia đình nghèo ở đảo Sicily của Italy. Khi còn nhỏ, cụ chỉ được học các kiến thức cơ bản, sau đó tham gia hải quân và phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ II. Sau chiến tranh, cụ trở về làm nhân viên đường sắt. Trong thời gian đó, cụ vẫn dành thời gian học và tốt nghiệp phổ thông khi ở 31 tuổi.
Đặc biệt, vào năm 2017, cụ quyết định đăng ký học chuyên ngành Lịch sử và Triết học tại Đại học Palermo.
Nam sinh Việt đặt chân đến 36 quốc gia nhờ tài trợ và học bổng toàn phần 18 tuổi, Huy Hiền viết lên giấy mong muốn được đặt chân đến 20 nước, để rồi 6 năm sau, kết quả vượt xa mong đợi. Ngô Lê Huy Hiền (sinh năm 1998, quê Đà Nẵng) vừa hoàn thành xong 2 năm học thạc sĩ Erasmus Mundus ở châu Âu và đang chuẩn bị những giai đoạn cuối cùng để nhận 4 bằng...