Triều Tiên sẽ dành cho ông Biden “bất ngờ” trước Ngày Nhậm chức?
Triều Tiên đã thử tên lửa vào đầu nhiệm kỳ của cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Liệu Bình Nhưỡng có dành bất ngờ tương tự cho ông Biden như 1 lời nhắc nhở về vị trí của nước này trong các ưu tiên của Mỹ?
“Bất ngờ” trước Ngày Nhậm chức
Triều Tiên có lẽ sẽ tiến hành các vụ thử tên lửa nhằm gửi “một thông điệp mạnh mẽ” tới ông Joe Biden và đảm bảo rằng Bình Nhưỡng tiếp tục là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại ở Washington.
Ngày 7/11, NBC News cùng các hãng truyền thông lớn khác như Fox News, CNN, AP tuyên bố ông Biden chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, 4 ngày sau Ngày Bầu cử (3/11). Tổng thống Trump hiện vẫn chưa thừa nhận kết quả bầu cử, đồng thời gửi hàng loạt đơn kiện lên các bang chiến địa với những cáo buộc chưa có bằng chứng về gian lận bầu cử và các phiếu bầu bất hợp pháp.
Người dân Hàn Quốc đang theo dõi hình ảnh Triều Tiên thử tên lửa tại một ga tàu ở Seoul ngày 21/3/2020. Ảnh: AFP
Các chuyên gia cho biết ưu tiên của ông Biden sẽ là đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 và những lo ngại về nền kinh tế Mỹ, nhưng Triều Tiên có thể tiến hành các vụ thử tên lửa để buộc “chính quyền của ông Biden” phải chú ý tới nước này.
“Trong những tuần tới, chúng ta có lẽ sẽ chứng kiến Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân hoặc thử tên lửa đạn đạo tầm xa nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính quyền kế nhiệm của Mỹ”, Evans Revere, một học giả cấp cao tại Viện Brookings cho hay.
“Mặc dù ông Biden sẽ muốn tập trung vào những vấn đề khác, chẳng hạn như các mối quan tâm trong nước, trong danh sách các vấn đề ưu tiên hàng đầu, nhưng Bình Nhưỡng sẽ có cách buộc Mỹ phải chú ý đến họ”.
Waqas Adenwala, một nhà phân tích châu Á tại Đơn vị Tình báo Economist, cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist (Nhà kinh tế) cũng nhất trí với nhận định trên.
“Triều Tiên muốn tiếp tục là một chủ đề trong các cuộc thảo luận qua việc tiến hành các vụ thử tên lửa khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo Bình Nhưỡng vẫn là một ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington”, chuyên gia này cho hay.
Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng tên lửa vào đầu nhiệm kỳ của cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên cũng chứng kiến không ít thăng trầm trong suốt 4 năm qua.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đe dọa và khiêu khích nhau năm 2017 nhưng sau đó đã 2 lần gặp nhau tại các Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018 và 2019 nhằm thảo luận về việc phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Mỹ đã đề xuất các điều kiện nới lỏng lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc áp lên Triều Tiên từ năm 2006 nhưng các cuộc trao đổi về vấn đề này không đạt được nhiều tiến triển.
Video đang HOT
Chính sách của ông Biden với Triều Tiên
Tỷ phú Ai Cập Naguib Sawiris, người có doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh viễn thông ở Triều Tiên nhận định với CNBC rằng ông Biden nên tiếp tục chính sách của ông Trump với Bình Nhưỡng.
“Tôi đã làm việc ở Triều Tiên và tôi hiểu suy nghĩ của họ. Những lời đe dọa hay các hành động cứng rắn đều sẽ không có hiệu quả với họ. Điều có hiệu quả với họ là chúng ta cần tiếp cận họ và thể hiện thiện chí hòa bình”.
Ông Naguib Sawiris cũng đánh giá: “Việc để Trung Quốc lãnh đạo thế giới và đưa Triều Tiên về phía họ không phải là lợi ích của chúng ta”.
Chuyên gia Sharon Squassoni tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliot, Đại học George Washington thì cho rằng ông Biden sẽ áp dụng một hướng tiếp cận mang tính nguyên tắc hơn với Triều Tiên, mà theo đó, ủng hộ “các mục tiêu giải trừ quân bị và đảm bảo các lợi ích an ninh dài hạn của Mỹ”.
Theo nhà phân tích này, Triều Tiên sẽ “là một mục tiêu hàng đầu về chính sách đối ngoại với ông Biden ngay từ đầu”, thậm chí cả khi ông Kim Jong Un không tiến hành các vụ thử tên lửa nhằm khiêu khích Mỹ.
Bà Sharon Squassoni cho rằng ông Biden biết việc phớt lờ sẽ không phải là giải pháp khi đối phó với Triều Tiên.
“Tình hình có vẻ sẽ yên ắng hơn về mặt ngoại giao so với những gì ông Trump từng làm nhưng tôi nghĩ vấn đề Triều Tiên vẫn sẽ là một ưu tiên”.
Những đồng minh Đông Bắc Á
Các chuyên gia hiện cũng đang xem xét về việc chính quyền ông Biden sẽ có các chiến lược như thế nào với các nước Đông Bắc Á khác. Các lãnh đạo từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã chúc mừng ông Biden, đồng thời nói rằng họ muốn hợp tác với Mỹ trong các liên minh.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ đã cân nhắc đến việc giảm sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc và cho thấy Washington muốn Seoul trả nhiều tiền hơn cho việc quân đội Mỹ đồn trú tại nước này sau khi thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng hết hạn năm 2019.
“Việc yêu cầu Hàn Quốc chi trả nhiều hơn cho các chi phí quân đội Mỹ đồn trú tại nước này là điều dễ hiểu với bất kỳ chính quyền nào ở Washington”, ông Revere cho hay, đồng thời dẫn ra việc Hàn Quốc đã nhất trí tăng các khoản đóng góp này.
“Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã bác bỏ việc tăng thêm đáng kể chi phí này và vẫn đòi hỏi thêm”.
Ông Revere cho biết các đòi hỏi mà ông Trump đưa ra được cho là “quá mức, không công bằng và không có tính tương trợ”, đồng thời nhận định, chính quyền Tổng thống Trump không nhận ra rằng việc duy trì sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc không chỉ có ý nghĩa bảo vệ Hàn Quốc mà còn có lợi với cả Mỹ.
“Tôi cho rằng rõ ràng chính quyền ông Biden sẽ hiểu điều này và nhanh chóng có một thỏa thuận phù hợp với các đồng minh Hàn Quốc.
Leif-Eric Easley, một giáo sư tại Đại học Ewha ở Seoul nhận định, ông Biden sẽ “yêu cầu các khoản gia tăng chi phí phù hợp hơn” trong việc chia sẻ ngân sách quốc phòng mà không cần đe dọa đến việc rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia này đánh giá chính quyền ông Biden sẽ nhạy cảm hơn với việc chia sẻ các gánh nặng quốc tế khi cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra ở Mỹ.
Về phía Nhật Bản, Mỹ cũng sẽ tăng cường hơn nữa các mối quan hệ với nước này.
Theo chuyên gia Adenwala, điều đó là bởi ông Biden sẽ không theo đuổi một “chính sách khó đoán định và chỉ chú trọng đến lợi ích”.
“Ông Biden và Thủ tướng Suga Yoshihide không chia sẻ những điểm chung cá nhân như ông Trump và ông Shinzo Abe nhưng họ có thể hợp tác với nhau “dựa trên các lợi ích chung như thương mại và đặc biệt trong các vấn đề an ninh khi đối mặt với các chính sách ngày càng quyết đoán từ Trung Quốc”, chuyên gia Adenwala đánh giá.
Chuyên gia Revere của Viện Brookings thì cho rằng đã có “sự băn khoăn đáng kể” ở Nhật Bản về chính sách của ông Trump với Triều Tiên. Tuy nhiên, theo nhà phân tích này, ông Biden có thể đối phó với Triều Tiên và giải quyết tốt các cuộc đàm phán về chia sẻ ngân sách quốc phòng, cũng như “khôi phục niềm tin vào khả năng thúc đẩy mối quan hệ an ninh và quốc phòng song phương của Mỹ”./.
Dấu hiệu cho thấy ông Trump biết mình khó thắng kiện?
Các quan chức hôm 9/11 cho biết, ông Trump đang chuẩn bị công bố một Ủy ban hành động lãnh đạo chính trị (PAC) vào đầu tuần này, trong một nỗ lực để Tổng thống Mỹ đương nhiệm có thể giữ được quyền lực trong đảng Cộng hòa kể cả sau khi rời nhiệm sở.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: ABC News
Tờ New York Times dẫn lời Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông trong đội ngũ tranh cử của ông Trump, cho biết: "Dù thắng hay thua trong bầu cử, Tổng thống luôn có kế hoạch làm điều này để có thể hỗ trợ các ứng viên và các vấn đề mà ông ấy quan tâm như chống gian lận bầu cử".
Dù ông Murtaugh cho biết kế hoạch cho PAC đã được triển khai một thời gian, nhưng tuyên bố về sự ra đời của PAC được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các hãng tin uy tín nói ông Biden thắng cử với 290 phiếu đại cử tri và ông Trump từ chối thất bại, chưa chịu chuyển giao quyền lực.
Theo Daily Mail, việc thành lập PAC là một dấu hiệu cho thấy ông Trump nhận ra các nỗ lực pháp lý nhằm "lật đổ" chiến thắng của ông Biden là không thể thành công và sự ra đời của PAC sẽ là tiền đề để ông Trump có thể nắm giữ quyền kiểm soát cũng như ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa khi không còn ở Nhà Trắng.
Cái gọi là PAC được thành lập, duy trì hoặc kiểm soát bởi một quan chức hoặc cựu quan chức liên bang, cho dù đó là thành viên quốc hội hay nhân vật chính trị nổi tiếng khác.
Các ủy ban PAC chỉ có thể nhận tối đa 5.000 USD từ mỗi nhà tài trợ mỗi năm, một số tiền thấp hơn nhiều so với giới hạn áp dụng cho các ủy ban được thành lập bởi đội ngũ tranh cử và đảng phái 2 bên.
Tuy nhiên, một PAC có thể chấp nhận các quyên góp từ một số lượng không giới hạn các nhà tài trợ và từ các PAC khác. PAC cũng có thể chi tiêu độc lập, không giới hạn từ quỹ của mình để phục vụ việc đi lại của ứng viên chính trị, thăm dò ý kiến và tư vấn.
"Tổng thống Trump sẽ không chấp nhận bỏ cuộc sớm. Ông ấy sẽ tự đưa mình vào một cuộc tranh luận quốc gia theo cách mà không người tiền nhiệm nào từng làm trước đó", Matt Gorman, một nhà chiến lược gia của đảng Cộng hòa chia sẻ trên The Times.
Kể từ khi các hãng tin uy tín như AP, CNN, Fox News, NBC... tuyên bố ông Biden giành chiến thắng trong bầu cử Mỹ 2020, ông Trump luôn nghi ngờ về kết quả và nói với các cố vấn rằng ông cân nhắc nghiêm túc về khả năng tranh cử năm 2024 nếu thua cuộc năm nay.
PAC như một cầu nối giúp ông Trump tham gia hoạt động chính trị ngay cả khi Tổng thống Mỹ đương nhiệm không tái tranh cử.
Theo các hãng tin lớn, ông Biden đã vượt qua con số 270 phiếu đại cử tri cần có để trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo sau cuộc kiểm phiếu đầy căng thẳng kéo dài 4 ngày kể từ sau Ngày bầu cử 3/11 tại một số bang chiến địa quan trọng.
Ông Trump cáo buộc có sự gian lận bầu cử ở quy mô lớn, đặc biệt là ở các bang nhiều phiếu đại cử tri như Pennsylvania, Wisconsin hay Georgia, những nơi mà ông Biden dẫn trước khoảng 10.000 phiếu.
Đội ngũ tranh cử của ông Trump đã thực hiện chiến dịch pháp lý thách thức kết quả bầu cử tại 3 bang kể trên và 2 bang Arizona, Nevada.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm cho rằng đảng Dân chủ đã gian lận bằng nhiều cách thức khác nhau như không cho phép giám sát viên đảng Cộng hòa vào khu vực kiểm phiếu hoặc gửi phiếu bầu qua thư sau ngày 3/11. Tuy nhiên, ông Trump chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào để chứng minh các cáo buộc của mình.
Twitter, Facebook chặn bài đăng tuyên bố chiến thắng sớm Facebook, Twitter tuyên bố sẽ chặn tất cả bài đăng tuyên bố chiến thắng sớm từ các ứng viên tổng thống và chiến dịch tranh cử của họ. Twitter hôm 3/11 cho biết từ đêm bầu cử cho đến lễ nhậm chức, đối với các bài đăng tuyên bố chiến thắng bầu cử sớm, họ sẽ dán nhãn cảnh báo như "các nguồn...