Triều Tiên sẽ chinh phục vũ trụ, thám hiểm Mặt trăng
Đợt thử nghiệm động cơ tên lửa mới đây của Triều Tiên cho thấy nước này đã đạt được thành tựu vượt bậc và có đủ khả năng phóng tàu vũ trụ không người lái lên Mặt trăng.
Triều Tiên sẽ sớm làm chủ công nghệ phóng tàu vũ trụ thăm dò Mặt trăng.
Ngày 20.9, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công động cơ tên lửa mới, có khả năng mang vệ tinh. Bình Nhưỡng nhấn mạnh, đây là thế hệ động cơ công suất cao mới được phát triển có lực đẩy lên tới 80 tấn, lớn gấp 3 lần so với các loại động cơ mà Triều Tiên sử dụng trong các vụ phóng tên lửa tầm xa trước đây.
Ông John Schilling, kỹ sư hàng không vũ trụ Mỹ, chuyên nghiên cứu chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên nhận định, động cơ mà Bình Nhưỡng mới thử nghiệm “có công suất rất lớn và mạnh mẽ”, phục vụ phóng các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên đang phát triển như KN-08 và KN-14.
Ngoài ra, động cơ này còn có thể sử dụng cho sứ mệnh khám phá vũ trụ. “Gần đây, Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng tên lửa lên Mặt trăng trong vòng 10 năm tới cũng như đưa vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất. Động cơ này phù hợp với tham vọng phóng tàu vũ trụ không người lái lên Mặt trăng”, ông Schilling nói.
Video đang HOT
“Vẫn còn một chặng đường dài để Bình Nhưỡng sở hữu công nghệ vệ tinh cần thiết. Nhưng hiện tại, Triều Tiên đã tiến một bước gần hơn đến khả năng đưa vệ tinh hoạt động cơ bản trong không gian. Chúng ta nên bắt đầu nghĩ về viễn cảnh Triều Tiên sở hữu năng lực này”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát trung tâm điều khiển vệ tinh vừa mới được thành lập.
Bên cạnh đó, mặc dù động cơ mới được thử nghiệm chưa thể dùng để phóng ICBM song Triều Tiên đã chứng minh họ có khả năng sản xuất loại tên lửa cỡ lớn dùng cả nhiên liệu lỏng và rắn. Chuyên gia Mỹ còn nhấn mạnh Triều Tiên đã cho nâng cấp bãi phóng tên lửa tầm xa Sohae ở khu vực phía tây bắc nước này, nhằm chuẩn bị cho các vụ phóng tên lửa cỡ lớn. Động cơ mới cũng có thể được chuẩn bị để phóng tàu vũ trụ.
“Tàu vũ trụ thường sử dụng nhiều hơn một động cơ ở giai đoạn đầu tiên. Những dấu hiệu nâng cấp tại bãi phóng tên lửa Sohae cho thấy Triều Tiên đã chuẩn bị cho những đợt phóng tàu vũ trụ trang bị 4 động cơ”, ông Shilling phân tích.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành lệnh cấm mọi hoạt động nghiên cứu, phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, vì lo ngại Bình Nhưỡng phát triển tên lửa hạt nhân tầm xa.Về cơ bản tên lửa tầm xa và ICBM có chu trình hoạt động tương tự, chỉ khác ở trọng lượng đầu đạn mang theo.
Theo Đăng Nguyễn – Yonhap (Dân Việt)
Triều Tiên muốn cắm cờ trên Mặt Trăng trong 10 năm tới
Triều Tiên có kế hoạch đưa thêm vệ tinh lên quỹ đạo cho đến năm 2020 và cắm cờ nước này trên Mặt Trăng trong vòng 10 năm tới.
Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh Kwangmyongsong 4 lên quỹ đạo ngày 7/2. Ảnh: KCNA.
"Dù bị Mỹ cùng đồng minh cản trở phát triển không gian, các nhà khoa học Triều Tiên vẫn sẽ chinh phục vũ trụ và cắm quốc kỳ lên Mặt Trăng",AP dẫn lời Hyon Kwang-il, giám đốc phòng nghiên cứu khoa học, Cơ quan Phát triển Không gian Quốc gia Triều Tiên, nói ngày 28/7.
Hyon cho biết Triều Tiên đang thực hiện kế hoạch 5 năm, theo mệnh lệnh từ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tập trung phóng thêm vệ tinh quan sát Trái Đất, có thể là vệ tinh liên lạc, lên quỹ đạo. Các trường đại học Triều Tiên cũng mở rộng chương trình đào tạo khoa học tên lửa.
"Tất cả những việc này là cơ sở để chinh phục Mặt Trăng", Hyon nói, kỳ vọng Triều Tiên sẽ thực hiện được "trong vòng 10 năm". Triều Tiên còn có kế hoạch dài hạn là "thực hiện các chuyến bay có người lái vào vũ trụ, khám phá những hành tinh khác".
Giới chuyên gia nước ngoài nhận định kế hoạch của Triều Tiên là "tham vọng nhưng có thể tưởng tượng được".
"Cố gắng thực hiện một nhiệm vụ Mặt Trăng sớm trong chương trình vũ trụ không phải là điều vô lý", Jonathan McDowell, nhà thiên văn học tại Trung tâm Thiên văn Harvard - Smithsonian, nhận định. "Tôi nghĩ họ khó thành công trong 5 năm tới nhưng có thể họ vẫn nỗ lực".
Triều Tiên đã đạt một số thành công trong chương trình vũ trụ, phát triển được các tên lửa tầm xa ngày càng tinh vi. Triều Tiên ngày 7/2 phóng tên lửa đưa thêm vệ tinh Kwangmyongsong 4 lên quỹ đạo, chỉ một tháng sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố lần đầu thử thành công bom nhiệt hạch. Bình Nhưỡng trước đó có hai vệ tinh trên quỹ đạo là KMS-3-2 và KMS-4.
Như Tâm
Theo VNE
Sắp công bố phát hiện chấn động về Mặt trăng Europa Mặt trăng Europa của sao Mộc, vốn ẩn chứa đại dương nằm bên dưới bề mặt sẽ là chủ đề chính trong cuộc họp báo của NASA vào ngày thứ Hai tới. Phác họa bề mặt vệ tinh Europa của sao Mộc. Theo Sputnik, kính thiên văn vũ trụ Hubble đã tập trung quan sát Mặt trăng Europa kể từ năm 2012, khi...