Triều Tiên nói chính sách của Mỹ ‘thù địch’
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Washington xúc phạm phẩm giá lãnh đạo quốc gia khi chỉ trích tình hình nhân quyền nước này.
Giới chức Triều Tiên nhận định những bình luận gần đây từ Tổng thống Mỹ Joe Biden và thành viên chính phủ cho thấy Washington muốn duy trì chính sách thù địch với Bình Nhưỡng. Loạt cảnh báo trả đũa được công bố vài ngày sau khi Nhà Trắng hôm 30/4 thông báo đã hoàn thành quá trình đánh giá chính sách Triều Tiên kéo dài nhiều tháng.
Trong một tuyên bố được dẫn lại trên KCNA , người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cáo buộc Washington xúc phạm phẩm giá lãnh đạo tối cao khi chỉ trích tình hình nhân quyền Triều Tiên. Bình Nhưỡng xem những chỉ trích nhân quyền là động thái khiêu khích, cho thấy Mỹ đang chuẩn bị cho “đối đầu tổng lực” với Triều Tiên.
Kwon Jong-gun, Vụ trưởng Các vấn đề với Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, ngày 2/5 phản pháo bài phát biểu tuần qua của Tổng thống Biden trước quốc hội Mỹ.
Video đang HOT
Ông Biden xem chương trình hạt nhân tại Triều Tiên và Iran là những mối đe dọa cần được giải quyết “bằng ngoại giao và răn đe cứng rắn”. Nhà Trắng ngày 30/4 cũng thông báo mong muốn thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bằng ngoại giao, nhưng sẽ không nhân nhượng quá nhiều trước lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu tại một phiên họp ở Bình Nhưỡng được KCNA công bố ngày 9/4. Ảnh: Reuters.
Kwon chỉ trích cách nhìn nhận của Mỹ về răn đe phòng vệ hạt nhân Triều Tiên là phi lý và xâm phạm quyền tự vệ của nước này. “Tuyên bố thể hiện rõ ý đồ duy trì chính sách thù địch đối với Triều Tiên như cách Mỹ đã làm hơn nửa thế kỷ qua”, ông cáo buộc.
Quan chức ngoại giao Triều Tiên chỉ trích Mỹ che đậy hành động thù địch bằng lá bài ngoại giao. Theo ông, Mỹ thực chất đang đe dọa hạt nhân Triều Tiên. Giới lãnh đạo Bình Nhưỡng “buộc phải thúc đẩy những biện pháp tương xứng và Mỹ rồi sẽ nhận thấy họ đã rơi vào tình cảnh nguy cấp”, ông Kwon cảnh báo.
Ngoài hai quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên, Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un, cũng chỉ trích Seoul làm ngơ trước tình trạng người đào tẩu Triều Tiên thả truyền đơn chống phá Bình Nhưỡng ở biên giới hai nước. Quan chức cấp cao trong đảng Lao động Triều Tiên nói đây là “những khiêu khích nghiêm trọng chống lại nhà nước” và cảnh báo “xem xét hành động đáp trả”.
Năm 2020, Triều Tiên từng cho nổ văn phòng liên lạc liên Triều tại Kaesong để đáp trả những vụ thả truyền đơn chống phá Bình Nhưỡng. Trước động thái này, Kim Yo-jong cũng liên tiếp đưa ra nhiều chỉ trích và cảnh báo đanh thép nhắm vào chính phủ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Hàn Quốc mở lại tour du lịch đến Panmunjom
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young ngày 4/11 đã kêu gọi Triều Tiên khôi phục đường dây liên lạc xuyên biên giới và nối lại hoạt động của văn phòng liên lạc chung để đưa quan hệ liên Triều đang bị đình trệ trở lại quỹ đạo bình thường.
Lễ khai trương Trung tâm hỗ trợ du lịch ở làng đình chiến Panmunjom ngày 4/11/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Phát biểu tại lễ khai trương Trung tâm hỗ trợ du lịch ở làng đình chiến Panmunjom để đánh dấu việc nối lại các tour du lịch đến địa điểm biên giới này sau hơn một năm tạm ngừng do dịch tả lợn châu Phi (ASF) lan rộng, Bộ trưởng Lee In-young nhấn mạnh: "Tôi hy vọng đường dây liên lạc sớm được kết nối. Tôi cũng hy vọng Văn phòng liên lạc Nam - Bắc sẽ được khôi phục nhanh chóng, chắc chắn và sớm đi vào hoạt động trở lại".
Tháng 6 vừa qua, Triều Tiên đã cho nổ Văn phòng liên lạc ở thị trấn biên giới Kaesong (trên lãnh thổ Triều Tiên) để phản đối các hoạt động thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng từ lãnh thổ Hàn Quốc và cắt mọi đường dây liên lạc xuyên biên giới. Bình Nhưỡng cũng không đáp lại lời kêu gọi của Seoul về việc khôi phục hoạt động của các khu vực này.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Lee In-young cũng hối thúc Triều Tiên thực hiện thỏa thuận quân sự đã được hai bên ký kết năm 2018 để cho phép người dân hai nước tự do đi lại trong khu vực làng đình chiến Panmunjom, đồng thời đề xuất nối lại việc tổ chức đoàn tụ các gia đình bị ly tán do Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, việc khai trương Trung tâm hỗ trợ du lịch sẽ giúp hợp lý hóa quy trình đăng ký các tour du lịch đến Panmunjom, đồng thời giúp du khách có cơ hội được tận hưởng "hòa bình" trong khu vực mang tính biểu tượng này theo cách thuận tiện hơn.
Các tour du lịch đến Panmunjom bắt đầu đón khách ngày 4/11 và chính thức hoạt động trở lại từ ngày 6/11 tới. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết đã quyết định nối lại các chuyến tham quan vì không có báo cáo nào về sự bùng phát dịch ASF gần khu vực trong những tháng gần đây. Bộ này cũng cam kết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại các điểm tham quan, bao gồm khử trùng phương tiện và tiến hành kiểm tra nhiệt độ đối với du khách.
Mỹ không tìm kiếm xung đột với Nga-Trung Quốc, giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bằng 'ngoại giao' Theo nhà lãnh đạo Mỹ, Washington không muốn tìm kiếm xung đột và làm leo thang căng thẳng với Nga và Trung Quốc, cũng như ông bày tỏ mong muốn phối hợp cùng các đồng minh giải quyết vấn đề Triều Tiên qua kênh ngoại giao. Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội ở Washington,...