Triều Tiên huy động toàn dân góp nồi, chảo… cho công trình trăm triệu USD
1> Người dân trên khắp nước Triều Tiên được lệnh phải nỗ lực hết sức để đóng góp cho đại lộ Rạng Đông trị giá hàng trăm triệu USD đang được xây dựng.
Báo Daily NK dẫn nguồn tin bên ở tỉnh Pyongan Nam, Triều Tiên ngày 28-6 cho biết người dân được chỉ thị phải nỗ lực hết sức để đóng góp cho đại lộ Rạng Đông – con đường đang được xây ở Bình Nhưỡng, được thiết kế riêng cho các nhà khoa học Triều Tiên.
Chính phủ nước này đã ban hành nhiều chỉ thị khác nhau liên tiếp, trong đó có chỉ thị yêu cầu các hộ gia đình Triều Tiên đóng góp vật dụng gia đình, từ xà phòng đến nồi, chảo để đóng góp cho dự án “đại lộ Rạng Đông” đang xây dựng trị giá hàng trăm triệu USD.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng ở đại lộ Rạng Đông trị giá hàng trăm triệu USD. (Nguồn: UPI)
Không rõ tổng chi phí xây dựng đại lộ Rạng Đông – hay còn gọi là Ryomyong – ở mức bao nhiêu nhưng giai đoạn một xây dựng nó đã được hoàn thành hồi năm 2015 với chi phí lên đến 88,4 triệu USD.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hôm 28-6 đưa tin các đại biểu Quốc hội đã đi thực địa công trình đại lộ Rạng Đông, “chứng kiến tận mắt hình dáng của một con đường mới và hiện đại”. KCNA ca ngợi họ vì đã đóng góp vật chất cho công trình.
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, con đường kể trên sẽ đưa Bình Nhưỡng trở thành “một TP thậm chí còn tráng lệ, nguy nga hơn xưa”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo hãng tin UPI (Mỹ), dự án trên đang thiếu tiền. Vì thế chính quyền đã liên tục ban hành các chỉ thị liên quan đến dự án đại lộ Rạng Đông, trong đó bao gồm cả chỉ thị yêu cầu người dân phải đóng góp các vật dụng gia đình cho dự án từ nồi, chảo, xô, chậu, cuốc, đinh ốc đến bao tay, xà phòng hoặc các vật dụng vệ sinh khác.
Các trường học, nhà máy, công ty, công sở thì được giao nhiệm vụ khi tan học, tan làm phải đi nhặt phế liệu xung quanh nơi hoạt động của mình. Các nhân viên chính phủ cũng được giao nhiệm vụ đi gõ cửa từng nhà để thu xô, chậu…
Tuy nhiên, nguồn tin trên cho hay chỉ thị bắt buộc người dân đóng góp những vật dụng đó đang vấp phải sự chỉ trích từ người dân Triều Tiên.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Ailen xóa bỏ "đóng góp tự nguyện" trong GD
Bộ trưởng Giáo dục Ailen, Richard Bruton, cảnh cáo bất cứ trường nào còn buộc phụ huynh nộp khoản "đóng góp tự nguyện" sẽ bị điều tra.
Cảnh cáo được đưa ra trong bối cảnh nhiều trường bằng cách này hay cách khác ép buộc phụ huynh "đóng góp tự nguyện" - qua đó làm tăng gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình vốn đã phải chi một khoản lớn cho chuyện học hành của con cái dù học trường công miễn phí...
Gánh nặng "tự nguyện"
Một yêu cầu quan trọng của chương trình giáo dục miễn phí - lần đầu tiên được thực hiện vào những năm 1960 - là sự đóng góp phải dựa hoàn toàn vào tự nguyện. Quy định này chỉ áp dụng với trường công, không áp dụng với trường thu học phí.
"Đóng góp tự nguyện về bản chất phải là tự nguyện, nghĩa là học sinh không chịu áp lực dưới bất kì hình thức nào của việc cha mẹ có đóng góp hay không" - Bộ trưởng Bruton nhấn mạnh.
Bộ trưởng Giáo dục cũng cho biết, các trường học sẽ bị cấm thu khoản phí trong giai đoạn tuyển sinh - và quy định này sẽ có hiệu lực từ năm tới. Quy định này nằm trong kế hoạch tổng thể nhằm tạo lập thủ tục tuyển sinh công bằng hơn và minh bạch hơn.
"Đóng góp tự nguyện" đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Ailen. Theo một nghiên cứu cho thấy, 7/10 phụ huynh "buộc" phải đóng góp tự nguyện, trung bình là 112 euro/trẻ. Các trường THCS thu đóng góp phổ biến hơn, có tới 77% trường thực hiện chính sách gây phản ứng dư luận này so với 70% trường tiểu học. Phụ huynh học sinh THCS được yêu cầu đóng góp nhiều hơn (140 euro) so với tiểu học (82 euro).
Giáo dục "miễn phí" vẫn lo
Khoản "đóng góp tự nguyện" khiến những gia đình thu nhập thấp thêm khó khăn bởi lâu nay họ vẫn phải đóng góp một khoản không nhỏ cho chuyện học hành của con cái cho dù hệ thống giáo dục công lập miễn phí.
Mặc dù miễn học phí nhưng gia đình vẫn lo lắng khoản mua đồng phục đắt tiền, sách giáo khoa giá cao... Mùa hè năm 2013, Ủy ban Giáo dục và Bảo vệ Xã hội đã kêu gọi các trường cấp học sinh mặc đồng phục may cầu kì đắt tiền; đồng thời đề xuất chương trình cho thuê sách giáo khoa; và đặc biệt là bãi bỏ các khoản thu tự nguyện.
Một nghiên cứu cho thấy, chi phí đồng phục, sách giáo khoa, bữa trưa, các hoạt động ngoại khoá, các chuyến dã ngoại, đóng góp tự nguyện, vận tải và dụng cụ thể thao - đã ngốn của phụ huynh có con học tiểu học trung bình 816 euro; với HS THCS chi phí trung bình là 1.313 euro/trẻ.
81% phụ huynh được hỏi cảm thấy khoản chi trên là một gánh nặng tài chính lớn, trong khi 32% cho biết rơi vào nợ nần vì khoản chi tiêu này.
Theo nghiên cứu, đồng phục là khoản mục chi tốn kém nhất: Phụ huynh trẻ tiểu học chi trung bình 166 euro/trẻ năm 2015 và phụ huynh HS THCS chi trung bình 258 euro/trẻ cho đồng phục.
Sách giáo khoa là khoản chi tốn kém thứ hai: Phụ huynh trẻ tiểu học chi 106 euro cho sách, còn HS THCS chi 213 euro cho sách năm 2015.
Chi cho bữa trưa đứng thứ ba danh sách khoản mục chi. Chi tro trẻ tiểu học trung bình 116 euro/trẻ năm 2015, với trẻ THCS là 147 euro.
Nói các trường ép buộc "đóng góp tự nguyện" là bởi có một sức ép lớn buộc phụ huynh phải nộp, nhắc nhở đóng góp được "nhắn nhủ" thường xuyên qua học sinh. Thậm chí ở nhiều nơi, học sinh có bố mẹ không đóng góp bị "bêu" tên trước lớp.
Thanh Anh (Theo irishtimes)
Theo_Giáo dục thời đại
Ecuador dốc sức phục hồi đất nước sau trận động đất kinh hoàng Số người thiệt mạng trong trận động đất mạnh 7,8 độ richter ở Ecuador cuối tuần trước đã lên đến con số 580 - Văn phòng Tổng Công tố viên cho biết. Trong số 587 nạn nhân đã có 539 người được xác định. 20 người trong số đó là người nước ngoài, tới từ các nước Anh, Canada, Ý và Đức. Hầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ ra tối hậu thư về hòa bình Nga - Ukraine: Đột phá hay chỉ là ngoại giao?

Pakistan sẵn sàng hợp tác điều tra quốc tế về vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

IMF đánh giá hội nghị mùa Xuân với WB mang tính xây dựng

'Hội đồng Bảo an châu Âu' Giải pháp mới cho khủng hoảng an ninh của EU?

Tổng thống Zelensky muốn Ukraine nhận được hỗ trợ 'kiểu Israel' từ Mỹ

Ông Trump nói Crimea thuộc về Nga

Nỗ lực như "muối bỏ biển" của Ukraine khi tìm cách hút thanh niên nhập ngũ

Những chiến lợi phẩm thúc đẩy bước tiến lớn về công nghệ quân sự

Triều Tiên phá bỏ những đồn đoán khi hạ thủy tàu khu trục cỡ lớn nặng 5.000 tấn

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa

Trung Quốc mạnh tay bơm tiền vào nền kinh tế, chuyện gì đang xảy ra?

Đột phá hay tính toán sai lầm với xe tăng Challenger 3 mới nhất của Anh?
Có thể bạn quan tâm

Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn
Netizen
9 phút trước
Cầu thủ 50 tuổi vẫn đẹp trai hơn Ronaldo, biệt thự có 5 căn giá nghìn tỷ nhưng vẫn đang "suy sụp" vì một điều đáng buồn
Sao thể thao
16 phút trước
Bắt người đi xe máy chặn đầu ô tô, cầm vật nhọn doạ tài xế
Pháp luật
46 phút trước
Trúc Anh (Mắt Biếc) công khai hình ảnh lạ lúc tăng cân: Không thể đi nhanh, khóc vì thay đổi gây sốc của cơ thể
Sao việt
57 phút trước
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
1 giờ trước
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh
Tv show
1 giờ trước
Cậu bé lớp 3 đi lạc ở Hà Nội do muốn đạp xe vào TPHCM xem diễu binh, diễu hành
Tin nổi bật
1 giờ trước
Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống
Sao châu á
1 giờ trước
Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"
Nhạc việt
1 giờ trước
Tranh cãi khán giả bỏ về tại sân khấu Coachella của Jennie, ùa đi xem sao nữ hot nhất lễ hội biểu diễn
Nhạc quốc tế
2 giờ trước