Triều Tiên công bố loạt ảnh “vũ khí bí mật” đối đầu tập trận Mỹ-Hàn
Vũ khí bí mật được Triều Tiên nghiên cứu từ năm 2012 đã được thử nghiệm từ ngày 21-23/3 vừa qua, truyền thông nước này hôm 24/3 cho biết, trong bối cảnh các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn vẫn liên tiếp diễn ra.
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), một cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí tấn công dưới nước mới đã được tiến hành từ ngày 21-23/3, dựa trên kết quả nghiên cứu từ năm 2012 của Viện nghiên cứu khoa học quốc phòng nước này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trực tiếp giám sát quá trình thử nghiệm. Vũ khí bí mật này từng được giới thiệu tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 8 với tên gọi “thủ công tấn công hạt nhân dưới nước không người lái Haeil (sóng thần)”.
Vũ khí tấn công chiến lược dưới nước mới này được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ trong vùng biển của đối phương và tiêu diệt các nhóm tấn công hải quân cũng như phá hủy các cảng hoạt động chính thông qua việc tạo ra “sóng thần phóng xạ” bằng các vụ nổ dưới nước.
Triều Tiên đồng thời đề cập đến các cuộc tập trận chung “khiêu khích, kéo dài và có chủ ý” cũng như lập trường đối đầu của Mỹ-Hàn, nhấn mạnh điều này đã đẩy tình hình quân sự và chính trị của bán đảo Triều Tiên đến mức nguy hiểm không thể đảo ngược.
Video đang HOT
Theo KCNA, bối cảnh hiện tại với những lo ngại về kịch bản chiến tranh chống lại Triều Tiên buộc nước này phải khẩn trương huy động toàn bộ lực lượng vũ trang nhằm chấm dứt chiến tranh.
Mô tả chi tiết cuộc thử nghiệm, KCNA cho biết “vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước” đã được triển khai ngoài khơi bờ biển huyện Riwon, tỉnh Nam Hamgyong hôm 21/3 và đánh trúng mục tiêu giả định ở vùng biển ngoài khơi vịnh Hongwon chiều 23/3.
Vũ khí này, một thiết bị không người lái, đã di chuyển “theo đường oval và hình số 8 ở độ sâu từ 80 đến 150m ở vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên trong 59 giờ 12 phút.”
Trước đó, ngày 22/3, Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa hành trình chiến lược “được gắn đầu đạn thử nghiệm mô phỏng đầu đạn hạt nhân.”
KCNA nhấn mạnh, việc Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên chỉ đạo cuộc tập trận từ ngày 21-23/3 “nhằm cảnh báo kẻ thù về một cuộc khủng hoảng hạt nhân thực sự và xác minh độ tin cậy của lực lượng vũ khí hạt nhân để tự vệ”.
Chỉ đạo các cuộc thử nghiệm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện “các hành động tấn công” để khiến kẻ thù nhận ra “khả năng răn đe chiến tranh hạt nhân không giới hạn” của Triều Tiên và “cảnh báo nghiêm túc” các đồng minh ngừng các cuộc tập trận chiến tranh “liều lĩnh” của họ.
LHQ kêu gọi xây dựng Bán đảo Triều Tiên thành 'khu vực của hợp tác'
Ngày 20/3, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách khu vực châu Âu, Trung Á và châu Mỹ Miroslav Jenca nhấn mạnh Bán đảo Triều Tiên phải trở thành "một khu vực của hợp tác" chứ không phải nơi để leo thang căng thẳng.
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên, tại Seoul ngày 19/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, nhận định trên được ông Jenca đưa ra tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ sau khi Triều Tiên tiến hành các cuộc tập trận mô phỏng theo kịch bản của một cuộc phản công hạt nhân chiến thuật, trong đó bao gồm cả hoạt động phóng tên lửa đạn đạo.
Động thái của Bình Nhưỡng diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ cũng đang tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Lá chắn tự do, dự kiến kéo dài 11 ngày - cuộc tập trận quy mô lớn nhất giữa hai nước đồng minh trong nhiều năm qua. Triều Tiên luôn coi các cuộc tập trận chung của Hàn Quốc và Mỹ là hoạt động "diễn tập chiến tranh và xâm lược", đồng thời cảnh báo sẽ có sự phản hồi tương ứng.
Binh sĩ Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật tại Paju, phía bắc Seoul, ngày 3/3/2023. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Kịch bản đáp trả này không phải là điều bất ngờ trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng đáng lo ngại là tần suất đang gia tăng các hoạt động quân sự tại đây từ đầu năm tới nay. Hoạt động quân sự cũng như tuyên bố cứng rắn của các bên liên quan khiến dư luận lo ngại về nguy cơ chạy đua vũ trang quy mô lớn, đặt nền an ninh khu vực này trước những rủi ro về xung đột.
Ông Jenca bày tỏ quan ngại về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay. Ông cho rằng sự đoàn kết tại HĐBA LHQ sẽ là yếu tố quan trọng giúp các bên liên quan kiềm chế trong hành động và vượt qua bế tắc ngoại giao.
Cũng tại cuộc họp này, Nga và Trung Quốc đã kêu gọi HĐBA cần tập trung "hạ nhiệt" căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Moskva và Bắc Kinh cũng hối thúc các nước ủy viên HĐBA ủng hộ dự thảo nghị quyết mà hai nước này đề xuất tháng 11/2021, với điều khoản về dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt để thúc đẩy đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên, giảm thiểu các ảnh hưởng đối với người dân quốc gia Đông Bắc Á.
Lãnh đạo Triều Tiên cùng con gái thị sát tập trận mô phỏng phản công hạt nhân Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này đã tiến hành tập trận 2 ngày nhằm củng cố khả năng phản công hạt nhân. Hình ảnh cuộc phóng tên lửa được truyền thông Triều Tiên đưa ra ngày 20.3. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH YONHAP Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20.3 đưa tin CHDCND Triều...