Triều Tiên có thể tự hủy tên lửa đạn đạo sau khi phóng
Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong vụ phóng thử mới nhất có thể bị quân đội nước này chủ động kích nổ vì những mục đích khác nhau.
Một tên lửa Triều Tiên rời bệ phóng. Ảnh: KCNA
Triều Tiên sáng 29/4 phóng thử một quả tên lửa đạn đạo từ địa điểm gần sân bay Pukchang ở tỉnh Nam Pyeongan. Quân đội Hàn Quốc cho hay tên lửa đạt độ cao hơn 70 km và nổ tung chỉ vài phút sau khi được phóng đi rồi rơi xuống khu vực trên đất liền trong lãnh thổ Triều Tiên.
Trong khi nhiều người cho rằng đây là một vụ phóng thất bại nữa của Triều Tiên trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo, nhiều giả thuyết khác được đặt ra để lý giải nguyên nhân quả tên lửa được cho là KN-17 này nổ tung chỉ một thời gian ngắn sau khi phóng.
Tờ Seoul Economy Daily của Hàn Quốc ngày 2/5 nhận định Triều Tiên có thể chủ động kích nổ quả tên lửa đạn đạo tầm trung này vì lo ngại nó có thể bay nhầm sang lãnh thổ Nga. Quả tên lửa được cho là bay về phía đông bắc, nơi Triều Tiên có biên giới trên bộ giáp với Nga.
“Nếu tên lửa đạn đạo bay về phía đông bắc này không tự hủy, nó sẽ rơi xuống một bến cảng hoặc một khu vực thuộc lãnh thổ Nga. Đây chính là lý do Triều Tiên chủ động cho tên lửa tự hủy”, bài viết trên tờ báo này nhận định.
Seoul Economy Daily cũng dẫn nguồn tin giấu tên cho biết hướng phóng của tên lửa Triều Tiên lần này khác hẳn so với những lần phóng trước. Bình Nhưỡng trước đây thường phóng tên lửa theo hướng 89-90 độ về phía đông, khiến tên lửa rơi xuống biển Nhật Bản, nhưng lần này góc bắn của quả tên lửa lại là 49 độ, chếch về phía đông bắc.
Video đang HOT
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Nga xác nhận lực lượng phòng không Nga ở khu vực Viễn Đông được đặt trong tình trạng báo động cao, trong khi quân đội cũng tăng cường kiểm soát không phận sau khi Triều Tiên thực hiện vụ phóng thử tên lửa đạn đạo.
Trong khi đó, các chuyên gia quân sự của National Interest cho rằng giả thuyết Triều Tiên phóng nhầm tên lửa đạn đạo về phía Nga là chưa có căn cứ thuyết phục. Tuy nhiên, họ nhận định rằng quả tên lửa này đã được Triều Tiên ra lệnh tự hủy, chứ không phải phát nổ vì sự cố.
Theo John Schilling, chuyên gia kỹ thuật về chương trình tên lửa của Triều Tiên, việc nước này phóng tên lửa bay qua lãnh thổ từ bờ biển phía tây có thể là hành động cố tình nhằm cho thế giới thấy rằng quả tên lửa có thể rơi xuống vùng biển mà nhóm tàu sân bay tấn công của hải quân Mỹ đang hoạt động.
Tên lửa phóng từ sân bay Pukchang chỉ phát nổ sau khi đạt độ cao tối đa hơn 70 km, cao hơn rất nhiều so với một quả tên lửa gặp sự cố. Các chuyên gia quân sự cho rằng xác suất lỗi kỹ thuật bên trong tên lửa dẫn đến vụ nổ là rất thấp.
“Tầm cao 70 km vượt xa độ cao mà một tên lửa gặp trục trặc có thể đạt tới”, Schilling nhấn mạnh.
Korea Times ngày 2/5 dẫn nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc nhận định Triều Tiên có thể đã chủ động kích nổ tên lửa sau khi thử nghiệm một loại vũ khí mới, có thể là công nghệ đầu đạn hạt nhân.
“Chúng tôi tin rằng vụ nổ vừa qua là sự thử nghiệm để phát triển một loại vũ khí hạt nhân khác với các loại vũ khí hiện có của Triều Tiên. Về lý thuyết, Triều Tiên có thể đã tiến hành thử nghiệm đầu đạn hạt nhân”, kênh truyền hình cáp YTN Hàn Quốc dẫn lời một quan chức chính phủ cho biết.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Triều Tiên có hoạt động bất thường ở bãi thử hạt nhân
Các hình ảnh vệ tinh mới ở bãi thử Punggye-ri cho thấy Triều Tiên đang nối lại các hoạt động, tuy nhiên chưa rõ vụ thử hạt nhân đã xảy ra hay chưa.
Hình ảnh mới ở bãi thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: 38 North
Dường như các công nhân Triều Tiên đã bơm nước ra khỏi một đường hầm, hoạt động được cho là chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân, trong các hình ảnh chụp hôm 25/4, AFP hôm nay dẫn tin từ trang 38 North cho biết.
Một lượng lớn nhân công cũng được thấy xuất hiện ở khu vực này, một số nhóm có thể chơi bóng chuyền.
"Chưa rõ hoạt động này cho thấy vụ thử hạt nhân đã bị hoãn lại, hay bãi thử trong tình trạng chờ hoặc là vụ thử sắp xảy ra", các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, Đại học Johns Hopkins cho biết.
Theo trang web 38 North, những hình ảnh mới nhất là "bất thường và gần như chắc chắn có sự kết hợp giữa âm mưu đánh lạc hướng và tuyên truyền" và là kết quả của truyền thông đưa tin về các hình ảnh chơi bóng chuyền trước đây.
Trong các bức ảnh chụp hôm 19/4 và 21/4, các công nhân cũng được trông thấy chơi bóng chuyền ở doanh trại và hai khu vực khác tại bãi thử.
Triều Tiên đang nhắm tới mục tiêu phát triển năng lực tên lửa tầm xa, có khả năng đánh trúng lãnh thổ Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân. Đến nay nước này đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân, ba trong số này diễn ra trong năm nay.
Punggye-ri là khu phức hợp gồm các đường hầm và hạ tầng dành cho hoạt động thử hạt nhân trên các ngọn núi ở đông bắc Triều Tiên.
Tháng trước các chuyên gia của 38 North cho rằng Punggye-ri đã sẵn sàng để thử hạt nhân, trong bối cảnh các nước lo ngại Bình Nhưỡng có thể hành động trùng với dịp chào mừng ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành và ngày thành lập quân đội Triều Tiên.
Triều Tiên tuần trước phóng tên lửa đạn đạo nhưng thất bại.
Hôm 1/5, Triều Tiên cho biết có thể thử tên lửa "bất cứ lúc nào và ở bất cứ điểm nào" theo yêu cầu của lãnh đạo.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc cảnh báo hậu quả nếu Mỹ động binh với Triều Tiên Quan chức Trung Quốc nói Mỹ cần tính toán cẩn trọng các lựa chọn quân sự với Triều Tiên bởi những hậu quả khó kiểm soát. Bà Phó Oánh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc. Ảnh: People's Daily Một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân chỉ có thể đạt được thông qua thương lượng hòa bình, trong khi...