Triều Tiên bị LHQ đề nghị điều tra ‘tội chống lại nhân loại’
Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết cáo buộc Triều Tiên lạm dụng quyền con người và đề nghị điều tra về tội “chống lại loài người”.
Điều tra của LHQ không đề cập tới lãnh đạo Kim Jong-un nhưng cho rằng cấp cao nhất của nước này phải chịu trách nhiệm về lạm dụng quyền con người. Ảnh: AFP
Với số phiếu ủng hộ 111 so với 19 phiếu chống, Ủy ban Nhân quyền của Đại hội đồng LHQ ban hành nghị quyết yêu cầu Hội đồng Bảo an chuyển Triều Tiên lên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) để điều tra, theo AFP.
Nghị quyết được hơn 60 nước dự thảo, dựa trên điều tra của LHQ, gồm báo cáo 400 trang đưa ra hồi đầu năm nay, rằng Triều Tiên lạm dụng quyền con người, không tuân theo các tiêu chuẩn của thế giới.
Việc điều tra kéo dài một năm, ghi lại lời khai từ những người bị lưu đày và từ hệ thống rộng lớn các trại tù khắc nghiệt, giam giữ đến 120.000 người cùng với các trường hợp bị tra tấn, hành quyết và hãm hiếp.
Video đang HOT
Thẩm phán người Australia Michael Kirby, người đứng đầu cuộc điều tra, kết luận những lạm dụng cấu thành tội ác chống lại loài người và người chịu trách nhiệm là lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên.
Triều Tiên lập tức phản ứng gay gắt, đại diện của nước này tại LHQ cảnh báo về những hậu quả có ảnh hưởng sâu rộng với việc bỏ phiếu, và tuyên bố “hiện nay Triều Tiên buộc phải kiềm chế thực hiện thêm các vụ thử hạt nhân”.
“Những người tài trợ và ủng hộ dự thảo nghị quyết sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các hậu quả bởi họ là người phá hủy cơ hội và các điều kiện hợp tác về nhân quyền”, Sin So Ho, đại diện của Triều Tiên tại LHQ nói.
Bình Nhưỡng cũng tuyên bố tuyệt giao đối thoại về cải thiện quyền con người với Liên minh châu Âu, bên dự thảo nên nghị quyết cùng Nhật Bản.
Trước đó, Triều Tiên tìm các cách qua kênh ngoại giao để ngăn nghị quyết nói trên, họp với người chuẩn bị báo cáo về nhân quyền của LHQ và mời người này đến thăm để tận mắt chứng kiến tình hình. Nước này cũng phái quan chức cấp cao Choe Ryong-Hae đến Moscow để thảo luận với Tổng thống Putin của Nga, nước nắm quyền phủ quyết ở HĐBA.
Cả Trung Quốc và Nga đều bỏ phiếu phản đối nghị quyết cùng một số nước khác, cho rằng biện pháp này không công bằng với Triều Tiên.
Nghị quyết nói trên sẽ được gửi tới phiên họp của Đại hội đồng bỏ phiếu trong tháng tới. Tuy nhiên vẫn còn nghi vấn việc HĐBA có theo sát nghị quyết và tìm cách đưa Triều Tiên lên ICC hay không, khi Trung Quốc và Nga dự kiến phản đối điều này.
Khánh Lynh
Theo VNE
Tổng thư ký LHQ: Sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN, sáng 12/11/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp và hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.
Tại cuộc Hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò và những đóng góp rất quan trọng của Liên Hợp Quốc và cá nhân Tổng thư ký trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới. Thủ tướng khẳng định, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và sẽ tham gia làm thành viên có trách nhiệm của nhiều cơ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc, đồng thời tích cực đóng góp vào việc xây dựng các chiến lược, chương trình hành động của Liên Hợp Quốc.
Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào việc thảo luận xây dựng các Mục tiêu phát triển bền quốc vững của Liên Hợp Quốc sau 2015 và lồng ghép các mục tiêu này vào các chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội quốc gia; đồng thời tham gia tích cực vào quá trình thương lượng trong khuôn khổ công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc để đạt được thỏa thuận pháp lý toàn cầu mới vào năm 2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tại Myanmar.
Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được tư vấn chính sách và tài trợ thiết thực của Liên Hợp Quốc trong các lĩnh vực, nhất là giảm nghèo bền vững, phòng chống HIV/AIDS và biến đổi khí hậu; ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên ECOSOC 2016-2018 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021.
Tổng thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Ông Ban Ki-moon cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ sáng kiến Một Liên Hợp Quốc; đánh giá cao việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Tổng thư ký chúc mừng Việt Nam được bầu làm ủy viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và đã có những đóng góp tích vào việc thảo luận xây dựng các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc sau năm 2015. Tổng thư ký bày tỏ mong muốn sớm sang thăm Việt Nam để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Việt Nam.
Về tình hình biển Đông, Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định quan điểm của Liên Hợp Quốc các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở đối thoại, các bên không có hành động gây căng thẳng; hy vọng các hội nghị ở khu vực sẽ là cơ hội để các bên liên quan giải quyết vấn đề trên cơ sở cách tiếp cận hướng tới tương lai và Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ và ủng hộ trong vấn đề này.
P.Thảo
Theo Dantri
Đại diện LHQ: "Có thể ngăn chặn bùng phát Ebola trước năm 2015" Mặc dù vậy, diễn biến dịch bệnh hiện nay vẫn còn khá tồi tệ và cộng đồng quốc tế cần cảnh giác cao độ cho tới khi ca nhiễm cuối cùng được điều trị. Có thể ngăn chặn tình trạng bùng phát dịch bệnh chết người Ebola trước năm 2015. Lời khẳng định này vừa được Điều phối viên của Liên Hợp Quốc...