Triều Tiên bắt tàu cá Trung Quốc, Bắc Kinh nổi giận
Đại sứ quán Trung Quốc tại CHDCND Triều Tiên đang làm việc về một tàu cá của ngư dân Trung Quốc hiện đang bị giam giữ tại nước này.
Trung Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng phải đảm bảo quyền lợi an toàn và lợi ích hợp pháp của ngư dân. Thông tin này được một cố vấn Trung Quốc về các vấn đề Triều Tiên thống báo trên tờ Tân Hoa Xã vào hôm Chủ Nhật (19/5).
Một tàu cá Trung Quốc hoạt động trên biển
Tham tán Jiang Yaxian cho biết một chiếc thuyền đánh cá xuất phát từ thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, được biết đến như Tàu cá Chung Liêu Ninh số hiệu 25.222. Tàu này đã bị phía Triều Tiên bắt giữ, và Yu Xuejun, chủ tàu, đã gọi đến đại sứ quán Trung Quốc để được giúp đỡ hôm 10/5 vừa qua.
“Khi nhận được cuộc gọi, Đại sứ quán Trung Quốc đã nhanh chóng làm việc với Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao Triều Tiên, yêu cầu phía Triều Tiên phóng thích ngay tàu và ngư dân càng sớm càng tốt”, Jiang cho biết.
Video đang HOT
Đại sứ quán kêu gọi phía Triều Tiên phải đảm bảo hoàn toàn tín mạng cá nhân và tài sản của thủy thủ đoàn Trung Quốc được an toàn cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và đã thông báo cho chủ tàu kết quả của cơ quan đại diện, yêu cầu ông giữ liên lạc với cơ quan này. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng vấn đề này sẽ được giải quyết kịp thời”, ông Jiang nói thêm.
Vụ việc trên xảy ra 1 năm sau khi 29 thuyền viên Trung Quốc cũng bị một số người Triều Tiên bắt cóc và đòi 1,2 triệu nhân dân tệ tiền chuộc. Sau đó các ngư dân này đã được thả tự do mà không phải trả tiền chuộc nhờ Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên hệ với phía Triều Tiên.
Trong những tháng vừa qua, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc, đồng minh duy nhất của nước này, trở nên căng thẳng sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 mà Bắc Kinh “phản đối kịch liệt”.
Năm ngoái, tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) trích lời của người dân thành phố cảng Đại Liên rằng lực lượng canh gác bờ biển Triều Tiên đã từng bắt giữ các tàu cá Trung Quốc và lấy trộm nhiên liệu cũng như những thức khác trên tàu.
Theo vietbao
Nhật Bản quyết định thành lập lực lượng biên phòng Senkaku
Nhật tính đến phương án thành lập ở 2 đảo Miyako và Ishigaki, mỗi đảo một đơn vị biên phòng khoảng 300 quân, đồng thời tại đảo Yonaguni - điểm cực tây của Nhật cũng sẽ được triển khai một đơn vị giám sát duyên hải với quân số khoảng 100 người.
Từ việc nâng cấp lực lượng tự vệ trên biển đến đẩy mạnh xây dựng lực lượng bảo vệ các cụm đảo tây nam, Nhật Bản đã liên tiếp đưa ra các động thái cứng rắn để bảo vệ Senkaku. Theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản ngày 08/03, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Ishiba đã đề xuất ý tưởng xây dựng "Lực lượng biên phòng quốc gia" nhằm cơ động ứng phó với "những hành động xâm phạm biên giới và lãnh hải Nhật Bản của các thế lực bên ngoài".
Theo tin của đài truyền hình Nhật Bản NHK, trong một bài phát biểu tại thành phố đảo Miyako - Okinawa, ông Ishiba nói: "Khi các tổ chức dân sự của Trung Quốc đổ bộ lên đảo Senkaku, nhất định sẽ có lực lượng quân đội của họ đi theo bảo vệ. Trong trường hợp này, lực lượng cảnh sát không đủ khả năng đối phó, thế nhưng khi chúng ta huy động lực lượng tự vệ trên biển thì lại bị xuyên tạc là Nhật Bản chủ động áp dụng các biện pháp quân sự".
Ông nói tiếp: "Để đối phó với tình huống này, thường các nước sẽ thành lập một lực lượng trung dung giữa quân đội và cảnh sát là bộ đội biên phòng. Nhật bản cũng nên xem xét làm điều đó như thế nào". Đài truyền hình NHK cho biết, đề xuất của ông Ishiba là một phương án đã được Bộ Quốc phòng Nhật Bản xem xét từ lâu.
T hời gian qua, lực lượng tuần duyên Nhật đã rất vất vả để ngăn chặn các tàu vi phạm
Senkaku
Tờ "Thời báo Okinawa" cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tính đến phương án thành lập ở 2 đảo Miyako và Ishigaki, mỗi đảo một đơn vị bộ đội biên phòng khoảng 300 quân, đồng thời tại khu vực đảo Yonaguni - điểm cực tây của Nhật cũng sẽ được triển khai một đơn vị giám sát duyên hải với quân số khoảng 100 người.
Để thăm dò phản ứng của các nước láng giềng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định trước hết sẽ thành lập một đơn vị giám sát duyên hải trang bị toàn bộ là vũ khí nhẹ ở đảo Yonaguni, sau đó mới lấy nòng cốt là lực lượng bộ binh để xây dựng các đơn vị bộ đội biên phòng cắm chốt ở các đảo Miyako và Ishigaki.
Cũng trong ngày 08/03, tờ "Sankei Shimbun" của Nhật Bản cho biết, lại có 3 tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Đây là ngày thứ 5 liên tục xuất hiện các tàu hải giám Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp giữa hai nước.
Tờ "Yomiuri Shimbun" cũng đưa tin, lúc hơn 3h chiều 07/03, tàu hải giám Trung Quốc cũng tiến hành "hoạt động tuần tiễu chấp pháp" tại khu vực này, tàu tuần duyên Nhật đã phát tín hiệu cảnh cáo, Bộ Ngoại giao Nhật cũng đã gửi công hàm kháng nghị đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản.
Biên đội tàu Hải giám Trung Quốc
Yomiuri Shimbun cho biết thêm, đây là lần đầu tiên tàu hải giám Trung Quốc công khai tiến hành "hoạt động tuần tiễu chấp pháp" tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Nhật Bản "quốc hữu hóa" quần đảo này. Hãng thông tấn Jiji cũng khẳng định: Đây là âm mưu thông qua hoạt động chấp pháp để tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Ngoài ra, hãng thông tấn Jiji còn tiết lộ, ngày 08/03 vừa qua, Hội đồng nhân dân Thành phố Tokyo đã thông qua quyết định chuyển đổi số tiền 1,5 tỷ yên vốn định dùng để mua Senkaku sang ngân sách đầu tư cơ bản cho quần đảo để dùng cho các sự vụ có liên quan. Khoản tiền này nguyên là do Thị tưởng Tokyo Shintaro Ishihara quyên góp ủng hộ để mua lại Senkaku.
Theo ANTD
Philippines hoãn họp 4 bên về Biển Đông Manila vừa tuyên bố hoãn cuộc họp 4 bên về Biển Đông, vốn dự kiến diễn ra tuần tới, nhưng bác bỏ thông tin cho rằng nguyên nhân là do sức ép từ Bắc Kinh. Cuộc tham vấn về Biển Đông giữa 4 thứ trưởng ngoại giao sẽ không diễn ra vào ngày 12/12 như dự kiến. Ảnh: Aseansociety "Sự kiện sẽ không...