Triệu chứng ngộ độc thực phẩm? Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm?
Ngộ độc thực phẩm thường không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm. Vậy triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Các bệnh do ăn thực phẩm gây ra thường được gọi là ngộ độc thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị hư hỏng, ô nhiễm hoặc độc hại. Những triệu chứng cơ bản và phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm thường là buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khá phổ biến. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 6 người nước này sẽ có một người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng khác nhau của ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm. Khoảng thời gian để các triệu chứng ngộ độc thực phẩm xuất hiện cũng tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm, thường dao động từ 1h đến 28 ngày. Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm sẽ có ít nhất 3 trong số những triệu chứng sau:
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc nôn
- Ăn mất ngon
- Sốt nhẹ
- Cơ thể mệt mỏi, mất sức
- Đau đầu
Một số triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể đe dọa tới tính mạng:
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
- Sốt cao hơn 38,5 độ
Video đang HOT
- Khó nhìn hoặc khó nói
- Mất nước nghiêm trọng, ví dụ như khô miệng, ít nước tiểu
- Nước tiểu có máu
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Dưới đây là 3 nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thực phẩm:
1. Vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất. Những loại vi khuẩn như E. coli, Listeria và Salmonellacome là những vi khuẩn chủ yếu gây nên các vụ ngộ độc thực phẩm.
Theo CDC, Salmonellacome là thủ phạm lớn nhất gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại Mỹ. Ước tính mỗi năm tại Mỹ, có khoảng 1 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm, trong đó có khoảng 20.000 trường hợp nghiêm trọng phải nhập viện.
Ngoài ra, Campylobacter và C. botulinum (botulism) là 2 loại vi khuẩn ít được nhắc tới nhưng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đáng sợ.
2. Ký sinh trùng
Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không phổ biến như ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra, nhưng ký sinh trùng lây lan qua thực phẩm vẫn rất nguy hiểm.
Toxoplasma là ký sinh trùng thường gặp nhất trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Ký sinh trùng có thể sống trong đường tiêu hóa của bạn mà không bị phát hiện trong nhiều năm. Những người có hệ miễn dịch yếu và phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tác dụng phụ nghiêm trọng nếu ký sinh trùng ở trong ruột một thời gian dài.
3. Virus
Virus là một trong những nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thực phẩm. Mỗi năm, có khoảng 19 triệu trường hợp ngộ độc gây nên bởi nhiễm norovirus, còn được gọi là virus Norwalk. Trong những trường hợp hiếm hoi, nó có thể gây tử vong.
Một số virus khác như sapovirus, rotavirus và astrovirus cũng gây ra những triệu chứng tương tự nhưng ít phổ biến hơn. Virus viêm gan A là một trong số những tình trạng nghiêm trọng có thể lây truyền qua thực phẩm.
Vì sao thực phẩm bị ô nhiễm?
Các mầm bệnh có thể được tìm thấy trên hầu hết các loại thực phẩm mà con người ăn. Tuy nhiên, nhiệt độ từ việc nấu nướng có thể tiêu diệt mầm bệnh. Do đó, thực phẩm tươi sống thường có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao hơn thực phẩm đã qua chế biến, nấu nướng, đun sôi.
Đôi khi, thực phẩm có thể bị ô nhiễm khi tiếp xúc với sinh vật trong phân. Điều này xảy ra khi người chế biến thức ăn hoặc người sử dụng thực phẩm không rửa tay trước khi nấu nướng hoặc ăn.
Thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa rất dễ bị ô nhiễm. Ngoài ra, nước cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm.
Đối tượng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Bất cứ ai cũng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê, gần như mỗi người đều có thể bị ngộ độc thực phẩm ít nhất một lần trong đời.
Tuy nhiên, vẫn có những đối tượng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn người khác. Đó là những người có hệ thống miễn dịch kém, người mắc bệnh tự miễn dịch bởi họ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và biến chứng cao hơn.
Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ ngộ độc thực phẩm bởi cơ thể phải đối phó với nhiều sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất và hệ tuần hoàn trong thai kỳ. Ngoài ra, trẻ em và người cao tuổi cũng có nguy cơ cao hơn bị ngộ độc thực phẩm vì hệ thống miễn dịch chưa đáp ứng kịp, dễ bị nôn mửa và tiêu chảy.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm?
Ngộ độc thực phẩm thường có thể điều trị ngay tại nhà và có thể khỏi hẳn trong vòng 3-5 ngày. Chỉ một số trường hợp nghiêm trọng mới cần đưa tới bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng nhất là giữ nước cho cơ thể. Đồ uống giàu chất điện giải, nước ép trái cây hay nước dừa là những lựa chọn rất tốt để bổ sung nước, khôi phục carbohydrate và giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn.
Hãy tránh chất caffeine vì nó gây kích ứng đường tiêu hóa. Các loại trà khử caffein với các loại thảo mộc làm dịu như hoa cúc, bạc hà và bồ công anh có thể làm dịu cơn đau dạ dày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như Imodium và Pepto-Bismol giúp kiểm soát tiêu chảy và giảm buồn nôn. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Nghỉ ngơi thật nhiều cũng giúp người bị ngộ độc thực phẩm cảm thấy tốt hơn.
Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, bệnh nhân có thể truyền tĩnh mạch tại bệnh viện.
Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là xử lý thực phẩm an toàn trước khi ăn và tránh những thực phẩm không an toàn cho sức khỏe.
Một số thực phẩm có khả năng gây ngộ độc do cách thức sản xuất và chế biến. Thịt, gia cầm, trứng và động vật có vỏ (ốc, sò, hàu, nghêu…) có thể chứa các tác nhân truyền nhiễm trong khi nấu. Nếu những thực phẩm này được ăn ở dạng thô, không được chế biến đúng cách, không được xử lý sạch sẽ thì có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
Một số loại thực phẩm khác có nguy cơ gây nên ngộ độc thực phẩm như: Sushi và các sản phẩm làm từ đồ sống, thịt nguội hoặc xúc xích không được nấu chín, sữa chưa tiệt trùng, phô mai, nước trái cây, trái cây và rau quả chưa rửa sạch.
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn hãy đảm bảo luôn rửa tay sạch trước khi nấu hoặc ăn uống; lưu trữ thực phẩm đúng cách; nấu chín thịt và trứng; vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nấu nướng; rửa sạch rau củ quả trước khi sử dụng.
4 loại thực phẩm phải cẩn thận khi chế biến để tránh ngộ độc
Ngộ độc thực phẩm gây ra các triệu chứng điển hình như ói mửa, mệt mỏi, sốt, đau thắt dạ dày. Ăn thực phẩm chưa nấu chín là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, theo Eatthis.
Ăn phải cá ngừ ươn có thể bị ngộ độc thực phẩm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đối với những thực phẩm sau, cần phải chế biến kỹ để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, theo Eatthis.
1. Thịt đỏ
Thịt tươi hoặc thịt chưa chín hẳn là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn như Salmonella, E. coli và Listeria phát triển. Các loại thịt đỏ này có thể là thịt heo, thịt bò, thịt cừu...
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, người ăn cần làm chín thịt đỏ trước khi ăn, đặc biệt là khi nướng trong các bữa tiệc như BBQ, theo Eatthis.
2. Cá ngừ
Không chỉ cá ngừ mà một số loại cá biển khác như cá thu, cá cơm, cá trích, cá cam đều chứa hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, nếu không được bảo quản đúng cách thì thịt của những loại cá này sẽ bị ươn.
Khi đó, vi khuẩn scombrotoxin sẽ sản sinh ra độc tố histamine. Độc tố histamine khi đi vào cơ thể gây ngứa da, nổi mẩn đỏ, khó thở, nôn mửa, theo Eatthis.
3. Thịt gia cầm
Thịt gà có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Thịt gà chế biến không kỹ sẽ còn sống, nếu ăn phải có thể gây nhiễm khuẩn Salmonella. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, mất nước...
Để đảm bảo thịt gà an toàn, Viện Tiểu đường và Bệnh Tiêu hóa và Thận Quốc gia (Mỹ) khuyến cáo thịt gà phải được nấu chín cho đến khi nhiệt độ bên trong các thớ thịt đạt ít nhất 74 độ C.
4. Hàu
Hàu nổi tiếng là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe tình dục. Điều này là do hàu có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng kẽm sinh học cao, vốn có vai trò quan trọng giúp điều hòa hoóc môn sinh dục nam testosterone.
Bên cạnh đó, nhiều con hàu cũng chứa vi khuẩn Vibrio vulnificus. Nhiễm vi khuẩn loại này có thể gây sốt, nôn mửa và tiêu chảy, theo Eatthis.
Cách xử lý một số tai nạn thường gặp dịp Tết Ngộ độc thực phẩm, tai nạn giao thông, tai nạn do pháo nổ... là những tai nạn thường gặp dịp Tết đến xuân về. Để có một mùa xuân an vui, BS. Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã có những chia sẻ, khuyến cáo để mọi người có thể tự phòng tránh những tai...