Triệt phá đường dây tiêu thụ tiền giả lớn nhất miền Tây
Thùy mua số lượng lớn tiền giả với tỷ lệ 3/10 (bỏ 300.000 đồng tiền thật mua 1 triệu đồng tiền giả). Tính tới thời điểm bị bắt, Thùy có hàng trăm chuyến buôn tiền giả với số lượng lên tới cả tỷ đồng…
Căn phòng trọ bí ẩn của “bà trùm”
Chiều 1/4, một cán bộ điều tra cơ quan CSĐT công an TP. Cần Thơ cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam các đối tượng Võ Hồng Thắng (40 tuổi, ngụ phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ); Nguyễn Rạng Đông (22 tuổi, ngụ phường Cái Khế, quận Ninh Kiều); Lâm Thị Xuân Thùy (34 tuổi), Nguyễn Văn Long (34 tuổi), Vũ Văn Nùng (47 tuổi, cùng ngụ TP. Cần Thơ); Đào Quang Đông (23 tuổi, ngụ TP.Hà Nội). Đây là các đối tượng nằm trong đường dây tiêu thụ tiền giả lớn nhất từ trước đến nay tại các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Chân dung bà trùm buôn tiền giả Lâm Thị Xuân Thùy.
Chân dung “bà trùm” Lâm Thị Xuân Thùy được dựng lên khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Trao đổi với PV, một cán bộ điều tra cho biết, vào thời điểm giữa tháng 3/2014, cơ quan CSĐT nhận được hàng loạt thông tin về việc có một nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng tiền giả mệnh giá lớn để mua hàng hóa của người dân. Hành vi sử dụng tiền giả của các đối tượng này khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ gặp thiệt hại vô cùng lớn. Ngay khi tiếp nhận tin báo, cơ quan CSĐT liền tung nhiều mũi trinh sát hình sự vào cuộc. Sau nhiều ngày theo dõi, lực lượng trinh sát hình sự phát hiện có một người phụ nữ ngoài 30 tuổi có hành vi sử dụng tiền giả mệnh giá lớn để mua hàng hóa. Ngoài người phụ nữ này, lực lượng trinh sát còn phát hiện một số đối tượng khác.
Nhận định người phụ nữ trên chính là đối tượng cầm đầu, lực lượng trinh sát hình sự liền kiên trì mật phục, theo dõi. Vị cán bộ điều tra trên chia sẻ: “Khoảng vài ngày sau, chúng tôi xác định được phòng trọ của người phụ nữ nằm tại đường Nguyễn Văn Linh (quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Qua công tác xác minh, chúng tôi biết, người phụ nữ này không có việc làm ổn định, nhưng lại kiếm được khá nhiều tiền. Bên cạnh đó, có người dân nhìn thấy trong phòng trọ của Thùy có rất nhiều tiền (không rõ là tiền thật hay tiền giả – PV). Trước những chứng cứ trên, vào ngày 31/3, chúng tôi bất ngờ kiểm tra hành chính phòng trọ của Thùy”.
“Tại đây, chúng tôi nhanh chóng phát hiện có nhiều xấp tiền mệnh giá 200.000 đồng là tiền giả. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phát hiện sáu cọc tiền giả trị giá 120 triệu đồng, giấu trong một thùng carton dùng để đựng trái cây và 18 triệu đồng bỏ trong túi xách. Khi yêu cầu người phụ nữ khai nhận về nguồn gốc số tiền trên, đối tượng run như cầy sấy. Qua biểu hiện bên ngoài, chúng tôi xác định đây là đối tượng lưu hành tiền giả chuyên nghiệp. Tại trụ sở cơ quan CSĐT, thị khai danh tính là Lâm Thị Xuân Thùy”, một lãnh đạo cơ quan CSĐT công an TP.Cần Thơ hé lộ.
Lần theo đường đi của tiền giả
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của PV, tại cơ quan CSĐT, đối tượng Thùy còn khai nhận, thời gian trước đây, thị tìm mua tiền giả với một số “đầu nậu phân phối” loại tiền này tại các tỉnh phía Nam để tiêu thụ với tỷ lệ 6/10 (tức là bỏ 600.000 đồng tiền thật mua một triệu đồng tiền giả. Tuy nhiên, nguồn tiền mua từ đâu có mức lợi nhuận quá thấp nên buộc Thùy phải lùng sục các “đầu nậu” phân phối khác. Sau thời gian tìm kiếm, Thùy bắt được một “đầu nậu” chuyên phân phối loại tiền này tại khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc.
Sau đó, Thùy cùng với Long đi xe khách lên Lạng Sơn. Tại đây, Thùy mua số lượng lớn tiền giả với tỷ lệ 3/10, tức bỏ 300.000 đồng tiền thật mua một triệu đồng tiền giả đưa về các tỉnh miền Tây tiêu thụ. Do lo sợ việc vận chuyển tiền giả sẽ bị lực lượng chức năng phát hiện nên Thùy ngụy trang thành các thùng hàng trái cây vận chuyển vào Nam. Trước ngày bị bắt, Thùy cùng đồng bọn đi hàng chục chuyến để mua lượng tiền giả lên đến hàng tỷ đồng…
Một cán bộ điều tra cơ quan CSĐT cho biết, do mua được nguồn tiền giả có giá rẻ nên đối tượng Thùy cùng đồng bọn đưa về miền Tây và tổ chức bán sỉ cho nhiều “đầu nậu” khác với tỷ lệ 5/10 để kiếm lời. Bên cạnh đó, Thùy và đồng bọn còn trực tiếp đi lưu hành số tiền giả “khủng” này. Để tránh bị người dân, cơ quan chức năng phát hiện, Thùy và đồng bọn không sử dụng tiền giả tại các cây xăng, tiệm vàng… mà nhắm tới các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ dọc tuyến quốc lộ, tỉnh lộ… Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này còn đưa tiền giả về các khu vực nông thôn để tiêu thụ.
Để tìm hiểu rõ hơn các thủ đoạn “buôn tiền giả” của Thùy và đồng bọn, PV tìm đến phòng trọ của Thùy tại đường Nguyễn Văn Linh. Trao đổi với PV, một số người dân ngụ gần phòng trọ của Thùy cho hay: “Trong thời gian Thùy ở trọ tại đây, người dân không hề hay biết Thùy là đối tượng cầm đầu băng nhóm chuyên tiêu thụ tiền giả. Qua quan sát, người dân chỉ phát hiện là người phụ nữ này thường xuyên đi xa và có một số mối quan hệ thân mật với nhiều người đàn ông”.
Theo thông tin mà PV thu thập được, để núp bóng cho hành vi tiêu thụ tiền giả quy mô lớn của mình, Thùy núp bóng bằng nghề bán trái cây ven đường Nguyễn Văn Linh. Đây chính là lý do tại sao Thùy vận chuyển tiền giả bằng các thùng hàng trái cây. Đối tượng Long thì núp bóng là chủ một quán hủ tiếu. Trong khi đó, đối tượng Nùng mặc dù là chủ khách sạn nhưng vẫn tham gia lưu hành tiền giả.
Nghi vấn hệ thống “chân rết” khác đang hoạt động
Một cán bộ điều tra cơ quan CSĐT công an TP.Cần Thơ cho biết, đây là đường dây tiêu thụ tiền giả quy mô lớn tại các tỉnh miền Tây. Cơ quan CSĐT nghi vấn nhóm đối tượng còn tiêu thụ lượng tiền lớn hơn và còn có một số “chân rết” khác đang hoạt động. Cơ quan CSĐT đang mở rộng điều tra, làm rõ vụ án.
Theo Đời sống Pháp luật
Phiên tòa hi hữu bị cáo la hét, đòi 'lột đồ' giữa công đường
Trong khi HĐXX vào hội ý thì tại phiên tòa, bà Thật bỗng nhiên la hét, quỳ xuống rồi nằm vật ra sàn, rồi kéo áo lên cao như muốn cởi ra khiến phiên tòa nhốn nháo.
Cảnh sát bảo vệ phiên tòa phải rất nỗ lực để ngăn cản hành vi quá khích trên. Sau khi hội ý, vị chủ tọa tuyên bố bị cáo có biểu hiện không bình thường về tâm thần nên phiên tòa phải tạm hoãn xét xử để đưa bị cáo đi giám định tâm thần.
Bị cáo Thật khóc thét, kéo áo lên cao rồi nằm dài ra phòng xử
Một vụ án, ba lần hoãn phiên tòa
Sáng 31/3, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Tiền Giang lần thứ ba tổ chức phiên tòa xét xử vụ việc sai phạm xảy ra ở bệnh viện tâm thần Tiền Giang. Ngay từ phần thủ tục, bị cáo Trần Thị Thật (54 tuổi, nguyên Giám đốc bệnh viện tâm thần) đã khóc lóc, kéo áo lên ăn vạ khiến phiên tòa lại bị hoãn để trưng cầu giám định tâm thần cho bị cáo này. Mặc dù trước đó, bộ phận công an chăm sóc sức khỏe cho bị cáo khẳng định "sức khỏe của bà Thật trước phiên tòa bình thường". Viện kiểm sát (VKS) cũng cho rằng không có căn cứ để trưng cầu giám định cho bà Thật.
Theo cáo trạng của VKS, từ 3/2010 đến 6/2010, bà Trần Thị Thật đã chỉ đạo Tô Văn Dũng (31 tuổi, nguyên kế toán) lập 56 ủy nhiệm chi khống tiền từ tài khoản của bệnh viện vào những tài khoản cá nhân ở TP.HCM để tham ô số tiền là 3,14 tỷ đồng. Mỗi lần ngân hàng chuyển tiền, Dũng thông báo cho chủ những tài khoản trên rút tiền rồi lên TP.HCM nhận về chia lại cho bà Thật. Theo đó, bà Thật đã tham ô số tiền lên đến 2,7 tỷ đồng, còn Dũng nhận được 43 triệu đồng. VKS Tiền Giang truy tố bị cáo Thật và Dũng tội "Tham ô tài sản". Trong đó, Thật là chủ mưu, còn Dũng là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
Liên quan trong vụ án này còn có Nguyễn Văn Lĩnh (41 tuổi, nguyên kế toán) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến nhà nước".
Vụ án từng được ấn định xét xử vào ngày 24/2/2014, tuy nhiên, chưa đến ngày xét xử, luật sư của bị can Thật đã trình đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do bị bệnh, không đủ sức khỏe để bào chữa cho bị can trước phiên tòa. Đến ngày 18/3, vụ án được mở lại nhưng khi phiên tòa bắt đầu chưa được bao lâu thì bị cáo Thật có biểu hiện sức khỏe xấu, khóc lóc, lên huyết áp nên tòa đành phải hoãn phiên tòa lần thứ hai.
Tại phiên tòa lần thứ ba vào ngày 31/3, khi Chủ tọa phiên tòa tiến hành kiểm tra căn cước bị cáo Thật thì bà Thật chỉ ngồi yên nhắm mắt, không trả lời bất cứ câu hỏi nào. Trước biểu hiện đó, luật sư của bị cáo cho rằng biểu hiện tâm thần của thân chủ mình rất rõ, đề nghị hoãn phiên tòa để trưng cầu giám định tâm thần cho bị cáo.
Tuy nhiên, bộ phận công an lo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bị cáo cho biết "sức khỏe của bị cáo trước phiên tòa bình thường". VKS cũng cho rằng, trong lúc làm việc trước đó, bị cáo không có biểu hiện tâm thần nên không có căn cứ để phải trưng cầu giám định. Trước thể hiện của bị cáo và lời đề nghị của luật sư, HĐXX đã quyết định lui vào hội ý.
Sau khi tòa tuyên tạm hoãn, bị cáo Thật đi ra xe như thường
La hét, lột quần áo "ăn vạ"
Trong khi HĐXX vào hội ý thì tại phiên tòa, bà Thật bỗng nhiên la hét, quỳ xuống rồi nằm vật ra sàn, rồi kéo áo lên cao như muốn cởi ra khiến phiên tòa trở nên nhốn nháo. Cảnh sát bảo vệ phiên tòa phải rất nỗ lực để ngăn cản hành vi quá khích trên.
Sau khi hội ý, vị chủ tọa tuyên bố bị cáo có biểu hiện không bình thường về tâm thần nên phiên tòa phải tạm hoãn để đưa bị cáo đi giám định tâm thần. Trong khi hai bị cáo Dũng và Lĩnh đứng trước vành móng ngựa thì bà Thật được các công an bảo vệ dìu ngồi lên ghế để nghe tuyên tạm hoãn phiên tòa. Sau lời tuyên bố của HĐXX, bị cáo Thật được các công an bảo vệ dìu ra xe cảnh sát trong tình trạng tỉnh táo, ổn định hơn, không còn biểu hiện của những hành vi quá khích nữa.
Được biết, trước đó vào năm 1997, bà Thật từng "dính" đến một vụ sai phạm nghiêm trọng về tài chính. Khi thanh tra vào cuộc đã phát hiện kế toán trưởng của bệnh viện lúc đó nhận số tiền hoa hồng của một công ty dược trị giá 50 triệu đồng nhưng không nộp lại cho bệnh viện mà đem chia với bà Thật. Vụ việc trên đã được Sở Y tế Tiền Giang chuyển hồ sơ qua công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) điều tra nhưng sau đó đã "chìm xuồng". Người kế toán trưởng kia thì bị thôi việc trong khi bà giám đốc vẫn bình an tại vị.
Vụ án còn hứa hẹn có thể nhiều lần phải hoãn nữa. Một người dự khán khôi hài bình luận: "Phải chăng bà Thật nhiều năm làm giám đốc bệnh viện tâm thần, nên có nhiều "mánh" giả điên?".
Một câu hỏi thú vị khác: Luật có thể xử lý những bị cáo giả điên, trì hoãn phiên tòa, làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng của cơ quan chức năng? Bình luận vấn đề này, ông Dương Văn Tuệ, nguyên Phó Chánh án Tòa án quân sự Quân khu Thủ đô nói: "Tôi cho rằng, quyết định hoãn phiên tòa để trưng cầu giám định pháp y tâm thần cho bị cáo Thật là đúng đắn và cần thiết. Nếu kết luận giám định xác định người phạm tội đang mắc bệnh tâm thần thì căn cứ theo Điều 13 BLHS, người phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự mà được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp người phạm tội có hạn chế về tâm thần nhưng vẫn còn đủ khả năng nhận thức thì sẽ được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, khi khỏi bệnh mới phải chịu trách nhiệm hình sự".
Ông Tuệ nói tiếp: Vấn đề đặt ra là, nếu xác định tình trạng bị cáo hoàn toàn tỉnh táo, bình thường thì hành vi "giả tâm thần" liệu có bị xử lý? Thực tế, tình trạng bị cáo giả tâm thần không hiếm, gây sức ép tâm lý cho tòa án và ảnh hưởng lớn đến tính tôn nghiêm của pháp đình. Tuy pháp luật quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, cản trở hoạt động tố tụng nhưng thực tế từ trước đến nay chưa có trường hợp bị cáo "giả tâm thần" bị xử lý. Thiết nghĩ, đây là "khoảng trống pháp lý" cần sớm được điều chỉnh để đảm bảo tính tôn nghiêm của công đường".
Theo Pháp luật & Thời đại
Đường dây tiêu thụ trên 1 tỷ đồng tiền giả Được chồng giúp sức, Thùy cùng đồng bọn mua tiền giả từ biên giới phía Bắc mang về miền Tây tiêu thụ. Ngày 31/3, Công an TP Cần Thơ bắt tạm giam Võ Hồng Thắng (39 tuổi) và Nguyễn Rạng Tây (22 tuổi), cùng ở quận Ninh Kiều về hành vi Lưu hành tiền giả. Vợ Thắng là Lâm Thị Xuân Thùy (33...