Triết lý ‘Không Có Gì Mãi Mãi’ của nhà sáng lập Huawei
Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi luôn tin Huawei sống sót nhờ chăm chỉ làm việc, đổi mới công nghệ, lường trước các nguy cơ và hiểu rằng không ai có thể đứng trên đỉnh cao mãi mãi.
Hơn ai hết, ông Nhậm hiểu được sự khắc nghiệt của cuộc sống, của thị trường. Ông từng nói cả đời ông đều không thuận lợi, từng trải qua quá nhiều khó khăn nên càng trở nên cứng rắn hơn.
Không có thành công mãi mãi
Viễn thông vốn là một thị trường khốc liệt và khó đoán. Những năm đầu của thế kỷ 21, các hãng viễn thông châu Âu được coi là bất khả chiến bại, trong khi sự hiện diện của Huawei ở phương Tây còn rất mờ nhạt. Tuy nhiên sau đó, gió đổi chiều. Nhiều hãng làm ăn yếu kém và thua lỗ, phải sa thải hàng nghìn nhân viên. Trong khi đó, một số liên minh được lập ra nhằm cứu vãn tình hình cũng luôn chao đảo, trải qua hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác, buộc phải cắt giảm nhiều việc làm và mất dần sức mạnh cạnh tranh.
Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ tới Nhậm Chính Phi. Ông nhận thấy cần xây dựng cho nhân viên ý thức về khủng hoảng, nhận thức được nguy cơ từ trước khi nguy cơ thật sự xuất hiện để có sẵn phương án ứng phó.
“Mọi người có bao giờ nghĩ đến việc một ngày kia, doanh số bán hàng đi xuống, lợi nhuận trượt dốc đến mức phá sản, khi đó chúng ta phải làm gì không? Có ai từng nghĩ tới chưa? Nếu quá ít người nghĩ về điều đó, có lẽ ngày đó sẽ đến nhanh thôi. Trong thời bình nghĩ đến khủng hoảng không phải lời nói suông”, ông Nhậm chia sẻ với nhân viên.
Hãng công nghệ lớn của Trung Quốc phát triển mạnh nhiều năm qua nhờ sự quyết liệt trong hành động, mà các nhân viên trong công ty gọi là “văn hóa sói”. Trên tường một phòng nghiên cứu tại trụ sở của Huawei ở Thâm Quyến có đoạn thư pháp: “Hy sinh là sự nghiệp cao cả nhất, chiến thắng là đóng góp vĩ đại nhất của người lính”.
Nhờ ý thức luôn sẵn sàng đón nhận nguy cơ, Huawei đã có sẵn các phương án dự phòng. Họ đã huy động hàng nghìn nhà phát triển làm việc theo ba ca mỗi ngày ở các văn phòng Thượng Hải, Thẩm Quyến và Tây An, với mục tiêu thoát khỏi sự phụ thuộc vào phần mềm, hệ điều hành và vi xử lý của nhà cung cấp khác.
Video đang HOT
Ông Nhậm Chính Phi trong cuộc gặp gỡ báo chí ngày 20/8/2019 tại trụ sở của Huawei.
Nhậm Chính Phi cho biết công ty đã bước vào “tình trạng chiến tranh”, hối thúc nhân viên “tiến về phía trước, quét sạch những thứ trên đường đi với tinh thần máu lửa”. Tờ Bloomberg mô tả: “Bước qua cánh cổng vào khuôn viên trụ sở Huawei ở phía nam Trung Quốc, bạn sẽ thấy một không khí sôi sục. Những chiếc xe màu xanh neon chạy như con thoi chở nhân viên di chuyển giữa các văn phòng. Những bóng đèn huỳnh quang thắp sáng suốt đêm. Căng-tin hoạt động tới gần nửa đêm”.
Chính vì thế, sau hơn một năm vướng phải lệnh cấm, Huawei không rơi vào khủng hoảng như dự đoán của một số nhà phân tích. Dù bị ảnh hưởng và tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại, hãng vẫn đạt được doanh thu 671,3 tỷ nhân dân tệ (98,57 tỷ USD) trong 9 tháng đầu năm 2020, tăng 10% so với mức 610,8 tỷ nhân dân tệ cùng kỳ năm ngoái.
Tự mãn là nguồn gốc của sự sụp đổ
Ông Nhậm Chính Phi từng nhấn mạnh, đứng trước bất cứ thành công hay thất bại nào cũng đều phải bình tĩnh. “Chúng ta đã đạt được một số thành tích nhất định. Trước những lời khen đầy thiện chí từ cả trong và ngoài nước, liệu chúng ta có trở nên tự mãn, trong tập thể liệu có nảy sinh thói xấu? Chúng ta ngày càng phát triển, đối thủ cạnh tranh cũng ngày càng mạnh, cuộc chiến sẽ thêm phần cam go. Cần chuẩn bị cho những gian nan lâu dài ngay từ trong ý thức”, ông nói.
Ngay sau khi thành lập, Huawei thông qua chương trình cổ phần của nhân viên. Tuy nhiên, ông Nhậm từng giải thích với nhân viên về lý do hãng không có kế hoạch IPO. Theo ông, sự dư thừa và tự mãn làm hỏng cá nhân và tổ chức. Nhiều công ty hứa hẹn về một tương lai tươi sáng khi lên sàn, nhưng rồi vấp phải những vấn đề như nhân viên giàu lên quá nhanh khiến họ ngừng nỗ lực, tinh thần làm việc trì trệ. Một số bán cổ phần và thiết lập hoạt động riêng, sau đó lôi kéo người của công ty cũ.
Một trong những điều nhà sáng lập Huawei lo ngại là nhân viên hài lòng với hiện tại, ngại đối mặt với những nguy cơ và khó khăn.
“Nhìn từ tình hình chung, Huawei vẫn trong điều kiện tốt, nhưng tiếng chuông đóng cửa đã vang lên. Nếu tiếp tục ảo tưởng công ty là thiên đường, chúng ta không thể tiếp tục tồn tại. Bởi chẳng ai dám đảm bảo trên chiến trường thị trường này, chúng ta sẽ mãi mãi chiến thắng”, ông nói.
Khủng hoảng cũng là cơ hội
Nói về lệnh cấm từ chính phủ Mỹ trên tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc, ông Nhậm khẳng định: “Chúng tôi hy sinh lợi ích cá nhân và gia đình để tiến tới một lý tưởng, đó là đứng đầu thế giới. Để đạt được lý tưởng này, chắc chắn sẽ có xung đột, chỉ là sớm hay muộn mà thôi”.
Ông thậm chí cho rằng việc này đã góp phần quảng bá cho Huawei: “5G không được nhiều người bình thường biết đến. Song giờ đây, những nhân vật lớn đều nói về 5G. Chúng tôi đang dần có tầm ảnh hưởng hơn, nhận được nhiều hợp đồng hơn”.
Đầu tháng 7/2019, Financial Times cũng trích lời nhà sáng lập Huawei: “Dưới áp lực từ bên ngoài, chúng tôi trở nên đoàn kết hơn bao giờ hết”.
Khi đối mặt với các thách thức, ưu tiên hàng đầu của Huawei là khuyến khích nhân viên đóng góp, ưu tiên thứ hai là lựa chọn và phát huy tài năng để thêm “dòng máu mới” trong công ty, cắt giảm nhân viên dư thừa, cắt giảm công việc lặp đi lặp lại và chuyển các nhà quản lý sang các vị trí khác theo yêu cầu.
Ông Nhậm trong một lần trả lời phỏng vấn với báo chí Đức.
“Huawei sẽ không sụp đổ, chúng tôi vẫn tràn đầy sinh khí. Áp lực có thể đã cho chúng tôi nhiều động lực hơn, thúc đẩy chúng tôi làm việc chăm chỉ hơn. Một người nổi tiếng nói rằng pháo đài là nơi nội bộ dễ dàng thả lỏng nhất. Nhưng áp lực bên ngoài sẽ khiến nội thất của pháo đài trở nên kiên cố hơn, chắc chắn hơn, làm sao có thể sụp đổ được”, ông Nhậm chia sẻ trên CNN.
Trong mắt vị chủ tịch 75 tuổi của Huawei, áp lực từ cuộc chiến công nghệ chỉ là diễn biến mới nhất trong một chuỗi các bài kiểm tra sức chịu đựng của ông và công ty. “Trong ba thập kỷ, Huawei đã phải đối mặt nhiều đau khổ và không có niềm vui. Nỗi đau của mỗi tập lại khác nhau” – ông Nhậm nói.
Dù thách thức vẫn còn, ban lãnh đạo Huawei nhiều lần khẳng định họ đang đi đúng hướng, tiếp tục đầu tư cho R&D và “sẽ bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới sau khi những điều tồi tệ nhất ở phía sau”.
Nhà sáng lập Huawei: 'Mỹ đang muốn giết chúng tôi'
Ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ là muốn giết thương hiệu này.
Đó là chia sẻ của ông trong lễ chia tay các nhân viên Honor. Theo Reuters , Nhậm Chính Phi cho rằng việc phải bán thương hiệu con Honor là do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nhà sáng lập Huawei cho biết việc phải bán thương hiệu Honor đến từ lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Các làn sóng trừng phạt nghiêm khắc của Mỹ đối với Huawei khiến chúng tôi hiểu rằng, một số chính trị gia Mỹ muốn tiêu diệt chúng tôi, chứ không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh", người sáng lập Huawei nói.
Thông điệp của ông Nhậm cho biết, mặc dù Huawei có thể đối mặt khó khăn nhưng họ không muốn mạo hiểm đánh cược "hàng triệu" nhân viên Honor.
"Chúng tôi không cần kéo những người vô tội xuống nước chỉ vì những thứ chúng tôi phải chịu", ông Nhậm nói thêm.
Theo nguồn tin của Reuters, các đối thủ của Huawei đã tăng cường sản xuất smartphone vì dự đoán rằng thị phần Huawei trong thời gian tới sẽ giảm.
Theo TrendForce , thị phần của Huawei trên thị trường smartphone toàn cầu dự kiến giảm còn 4% vào năm 2021. Sau khi thoái vốn khỏi Honor, doanh số smartphone của Huawei sẽ giảm nhiều hơn nữa.
Ông Nhậm Chính Phi: 'Honor hãy đánh bại Huawei' Nhà sáng lập Huawei tin Honor đủ khả năng đánh bại công ty mẹ sau khi được bán lại và hoạt động độc lập. "Hãy trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Huawei, vượt qua Huawei và thậm chí sử dụng việc đánh bại Huawei làm động lực cho các bạn", ông Nhậm Chính Phi nói trong bữa tiệc chia tay...