Triển vọng công nghệ giải mã gen bằng trí tuệ nhân tạo
Giải mã gen có thể giúp xác định nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, đái tháo đường, đột quỵ, béo phì… Thậm chí, bạn có thể kiếm tiền từ bộ gen của mình.
Một cuộc khảo sát phát hiện 50% người dân tại Mỹ sẵn sàng chuyển giao dữ liệu DNA của mình với giá 95 USD. Tuy nhiên, con số thực tế mà bạn có thể kiếm được từ bộ gen của mình là từ 100 – 50.000 USD tùy thuộc vào đặc tính di truyền của bạn.
Bộ mã gen của con người có rất nhiều giá trị
Số tiền này cũng nhiều hơn 50 lần chi phí giải trình tự gen mà bạn phải trả cho các công ty sinh học. Vậy vì sao bộ gen của bạn có giá trị như vậy? Dữ liệu DNA thuộc quyền sở hữu của bạn. Do đó, bạn có thể cho thuê những thông tin này nhiều lần trong suốt cuộc đời, thậm chí cung cấp cho nhiều công ty trong cùng một thời điểm.
Video đang HOT
Theo HIPAA, thông tin y tế của mỗi người phải được đảm bảo tính bí mật và toàn vẹn. Nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe (bao gồm bệnh viện, phòng khám, bảo hiểm, công ty sinh học…) không được phép tiết lộ những thông tin này khi chưa được sự đồng ý của bạn.
Genetica – công nghệ giải mã gen bằng trí tuệ nhân tạo (AI) cho biết, với công ty của mình, hãng sẽ tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn bảo mật HIPAA. Tất cả mẫu thử, dữ liệu gen của người dùng đều được ẩn danh và mã hóa. Đặc biệt, Genetica ứng dụng công nghệ blockchain để phát hành chứng nhận sở hữu số về dữ liệu di truyền cho người dùng đã giải mã gen, trao cho họ toàn quyền nắm giữ thông tin di truyền của chính mình.
Dữ liệu di truyền sẽ tiếp tục giúp các nhà khoa học khám phá ra nguyên nhân, cơ chế bệnh tật cũng như tìm được các phương pháp chữa trị cho nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nhờ đó, cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện.
Ví dụ điển hình về ý nghĩa của dữ liệu sinh học cá nhân với sự phát triển của nền y học chính là tế bào HeLa, xuất phát từ một phụ nữ người Mỹ gốc Phi mang tên Henrietta Lacks. Cô đã hiến tặng những tế bào của mình để phục vụ nghiên cứu y khoa từ năm 1950. Những tế bào này đã được nuôi cấy và sử dụng tại hàng ngàn phòng thí nghiệm trên thế giới, thậm chí được đưa vào vũ trụ.
Chính những tế bào Hela đã giúp các nhà khoa học bào chế thành công vaccine chống bại liệt, thuốc điều trị cúm, phát hiện bệnh lý ung thư cổ tử cung và đặc biệt là giải mã bản đồ gen của con người.
Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu tách rời công nghệ với Mỹ
Đại học hàng đầu Trung Quốc mới đây báo cáo kết quả phân tích rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tách biệt về công nghệ, nhưng thiệt hại của Trung Quốc có thể sẽ lớn hơn.
Theo South China Morning Post, báo cáo dài 7.600 từ được xuất bản trên tài khoản WeChat chính thức của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Trường đại học Bắc Kinh hôm 30.1, và sau đó đã được các phương tiện truyền thông Trung Quốc và các nhà phân tích chia sẻ mạnh mẽ.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt về vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng
Lianhe Zaobao, một tờ báo tiếng Trung ở Singapore, và cơ quan thông tấn của Đài Loan cũng đưa tin về báo cáo do nhóm nghiên cứu do ông Wang Jisi, một học giả nổi tiếng về quan hệ Mỹ - Trung, đứng đầu. Tuy nhiên, báo cáo này đã bị "tác giả xóa" theo một thông báo trên WeChat hôm 4.1. Viện nghiên cứu của Trường đại học Bắc Kinh không đưa ra lý do xóa báo cáo, cũng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Việc công bố và gỡ bỏ báo cáo được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington đang cạnh tranh gay gắt về vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. Báo cáo đã so sánh sự phát triển của Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ hàng không vũ trụ. "Mặc dù chính quyền hiện tại của Mỹ vẫn chưa xác định ranh giới của sự tách rời, nhưng sự đồng thuận nhất định đã được hình thành trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như sản xuất chip và AI. Những ngành vẫn được "liên kết" sẽ chỉ là những ngành có hàm lượng công nghệ thấp hoặc giá trị gia tăng thấp", trích báo cáo.
Báo cáo nhấn mạnh rằng: "Trong tương lai, Trung Quốc có thể thu hẹp khoảng cách với Mỹ trong nhiều lĩnh vực công nghệ hơn. Trung Quốc cũng có thể đạt được khả năng tự cung tự cấp trong một số công nghệ cốt lõi, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ một cách toàn diện".
Khi sự cạnh tranh về công nghệ trở thành yếu tố trung tâm trong cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà nghiên cứu từ cả hai nước đang cố gắng đánh giá tác động của nó. Tháng 12.2021, Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer tại Trường Harvard Kennedy dự báo rằng trong thập niên tới, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ, nếu họ chưa vượt qua, trong các công nghệ nền tảng như AI, 5G, khoa học thông tin lượng tử, chất bán dẫn, công nghệ sinh học và năng lượng xanh.
Trong khi đó, một tổ chức tư vấn của nhà nước Trung Quốc tháng trước đã liệt kê "mục tiêu tách rời chuỗi cung ứng" là một trong 10 rủi ro toàn cầu hàng đầu đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2022, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề được các học giả hàng đầu trong nước nhìn nhận.
Danh sách rủi ro đó được biên soạn bởi Viện Chiến lược Toàn cầu Quốc gia và Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, cả hai đều thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS). Nó tiết lộ rằng các học giả Trung Quốc coi sự tách biệt một phần giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây là mối đe dọa thực tế, khi chính quyền Washington tiếp tục hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ chiến lược như chất bán dẫn tiên tiến.
MoMo muốn 'bình dân hóa' trí tuệ nhân tạo MoMo chính thức giới thiệu Hội đồng AI (AI Committee) quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), để đem công nghệ này đến người dùng gần gũi hơn. Theo đó, AI Committee của MoMo được kỳ vọng sẽ giúp công ty thực thi chiến lược AI-First một cách...