Triển khai dạy học chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới: “Chìa khóa” nằm ở phương pháp của giáo viên
Qua 2 tháng triển khai, Bộ SGK lớp 1 mới được lựa chọn giảng dạy tại tất cả các trường TH trên địa bàn tỉnh nhận được đánh giá tích cực, nhưng cũng gây không ít khó khăn. Để bắt nhịp chương trình SGK mới, đòi hỏi các GV phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy.
Tiết học Tiếng Việt của HS lớp 1/5 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.
LO HS KHÓ BẮT NHỊP
Theo cô Trần Thị Hồng Liên, GV Trường TH Lý Tự Trọng (TP. Vũng Tàu) cho biết, nếu như những năm học trước đây, trước khi thực học, HS lớp 1 sẽ có khoảng 1-2 tuần để làm quen với môi trường mới, học nề nếp, tư thế ngồi học, cầm bút, các nét cơ bản thì năm học này, HS phải vào ngay việc học kiến thức. Điều này khiến cho cả HS và GV đều phải rất nỗ lực để bắt nhịp. “Tôi cho rằng, tuần chuẩn bị đối với HS lớp 1 vô cùng quan trọng. Ngành giáo dục nên duy trì tuần học này để tạo đà cho các em bước vào năm học mới nhẹ nhàng hơn”, cô Hồng Liên nói.
Cô Đào Thị Thu Phong, GV chủ nhiệm lớp 1/2, Trường TH Bùi Thị Xuân (TP. Vũng Tàu) thì nhận định, với môn Tiếng Việt, chương trình cũ có hệ thống âm, tiếng khóa, từ khóa, quy trình giảng dạy cụ thể hơn. Trong khi đó, chương trình, SGK lớp 1 mới lại dạy học theo các chủ điểm, không có quy trình cụ thể mà chỉ giới thiệu âm, vần, cấu tạo tiếng, nhiều bài có số lượng âm, vần nhiều, câu luyện đọc dài. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của chương trình mới, cuối học kỳ 1, HS đã phải đọc thông, viết thạo. Trong khi đó, trước đây, ở cùng thời điểm, các em chỉ cần đọc hiểu ở mức độ đơn giản.
Đồng quan điểm với cô Thu Phong, cô Nguyễn Thanh Dung, GV chủ nhiệm lớp 1/5, Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (TX. Phú Mỹ) phân tích thêm: “Theo chương trình cũ, đến hết tuần 24, HS mới học hết phần âm, vần, trong khi đó, với chương trình mới, HS phải hoàn thành nội dung này sớm hơn khoảng 1 tháng.
THIẾU GV, TRANG THIẾT BỊ
Bên cạnh đó, các nhà trường cũng đề cập đến những khó khăn về sĩ số lớp, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học chương trình mới. Cô Nguyễn Thị Lệ, Phó Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, khó khăn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 là tình trạng thiếu GV và sĩ số HS trên lớp cao.
Hiện nay, Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai thiếu khoảng 7 GV, nhân viên do chưa tuyển dụng được và GV nghỉ thai sản. Một số môn năng khiếu như Mỹ thuật, Giáo dục thể chất không có GV bộ môn nên GV chủ nhiệm phải kiêm nhiệm. Cùng với đó, sĩ số HS lớp 1 khá cao (khoảng 40-42 HS/lớp), ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Cô Nguyễn Thị Lệ cũng cho biết thêm, quy định không giao bài tập về nhà cho HS cũng khiến GV khá vất vả vì một số HS tiếp thu chậm chưa thể hoàn thành bài tập ngay trên lớp.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thanh Dung, GV chủ nhiệm lớp 1/5, Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai cho hay, thời điểm này, các nhà trường chưa được trang bị thiết bị giáo dục lớp 1, màn hình cảm ứng phục vụ cho dạy và học. GV phải tận dụng thiết bị giáo dục cũ là tự làm thêm đồ dùng dạy học nhưng mới chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu giảng dạy. Nếu được trang bị đầy đủ phương tiện, việc giảng dạy sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.
HS lớp 1 Trường TH Bùi Thị Xuân (TP. Vũng Tàu) trong một tiết học.
ĐÒI HỎI GV PHẢI LINH HOẠT
Theo các nhà trường, để có thể thích ứng tốt chương trình mới, mỗi GV phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, ứng dụng đồng thời nhiều kỹ năng, phương pháp giảng dạy tích cực.
Cô Đào Thị Thu Phong, GV Trường TH Bùi Thị Xuân dẫn chứng, mỗi bài học, GV phải có sự chuẩn bị chu đáo, tham khảo nhiều ngữ liệu, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hiện nay, mỗi bộ SGK còn có thêm phần học liệu điện tử, GV có thể tham khảo, vận dụng để tiết học sinh động hơn. Bên cạnh đó, GV có thể linh hoạt tạo ra các hoạt động liên quan tới chủ đề của mỗi bài cho HS thực hiện (đơn cử như làm lồng đèn, bày mâm ngũ quả hay trang trí lớp học…) để các tiết học trở nên sôi nổi, cuốn hút.
Trong năm học đầu tiên thực hiện chương trình, SGK lớp 1 mới, cô Nguyễn Thanh Dung, GV Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, mỗi GV vừa giảng dạy vừa tự tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật những kiến thức mới. Một số nội dung trong SGK, nếu GV nhận thấy chưa phù hợp có thể chủ động điều chỉnh hoặc bàn bạc, tham khảo ý kiến tổ chuyên môn để có giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Với những bài có nội dung kiến thức tương đối nặng, GV có thể phân phối lại kế hoạch học tập, “san bớt” sang các tiết ôn tập và buổi học thứ 2 trong ngày để giảng dạy, củng cố kiến thức cho HS.
BÀ TRẦN THỊ NGỌC CHÂU, GIÁM ĐỐC SỞ GD-ĐT: Các trường phải chủ động điều chỉnh kế hoạch giảng dạy
Để thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa lớp 1, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giáo dục theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải cho HS. Việc triển khai thực hiện chương trình mới phải được xây dựng theo hướng mở; giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho HS.
Bên cạnh đó, các trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực người học. Các nhà trường cần đề ra giải pháp hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong học tập bằng nhiều hình thức: phụ đạo, tinh giản một số nội dung… để giúp các em biết đọc, viết, tính toán và có khả năng học tập tiếp ở các lớp trên; tránh trường hợp chạy theo thành tích để HS “ngồi nhầm lớp”.
Cô Thạch Kim Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường TH Lý Tự Trọng cho rằng, song song với các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, GV chủ nhiệm, GV bộ môn luôn luôn gần gũi, tạo điều kiện cho HS chia sẻ cảm nhận bản thân, tự đánh giá, nhận xét kết quả của mình. Ban Giám hiệu nhà trường và GV chủ nhiệm cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của từng em để gia đình đồng hành, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục HS.
Cô Nguyễn Thị Lệ, Phó Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai cho biết thêm: “Để triển khai hiệu quả chương trình SGK lớp 1, hiện nay, nhà trường đã tổ chức các tiết dạy dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình, đối tượng HS cụ thể, chứ không lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không bắt buộc HS phải hoàn thành tất cả các nội dung trong SGK. Nhà trường cũng đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn hỗ trợ GV trong giảng dạy”.
Giảng dạy SGK lớp 1 tại vùng cao: Thầy trò hào hứng đón nhận
Những ngày đầu tiếp cận với sách giáo khoa (SGK) lớp 1, thầy trò nhiều trường ở TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) hứng khởi với nhiều nét mới.
Các trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên nghiên cứu SGK, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp.
Kênh hình, chữ rõ ràng, màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của các em học sinh. Với đội ngũ giáo viên, do có nhiều thời gian nghiên cứu chương trình, sách và vận dụng bài giảng phù hợp, hiệu quả... nên vững tâm ngay từ giờ đầu lên lớp.
Hào hứng học tập
Cô Trần Thị Ngọc Hồi, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1, Trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ (TP Điện Biên Phủ) cho biết: "Tôi thấy bộ sách Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống được các trường trên địa bàn lựa chọn có nhiều ưu việt. Kênh hình được thiết kế sinh động, gần gũi, thiết thực với học sinh. Nội dung mỗi bài học được thể hiện rõ ràng. SGK của giáo viên cũng được hướng dẫn chi tiết. Dù chưa hết tuần đầu của năm học mới, tôi thấy học sinh hào hứng, phấn khởi. Các em tiếp thu bài tốt. Cá nhân tôi cũng mong muốn và hy vọng bộ SGK này sẽ mang lại hiệu quả đặc biệt cho học sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống".
So sánh với bộ SGK từng giảng dạy, cô Hồi nhận thấy SGK mới với lượng kiến thức vừa đủ kèm theo hình ảnh minh họa sinh động giúp học sinh dễ vận dụng, liên hệ hơn.
"Ở môn Toán, tôi thấy giảm tải hơn so với chương trình cũ. Trong SGK Toán, học sinh đang làm quen con số nên rất hào hứng, phấn khởi. Ví dụ, nhìn vào tranh, ảnh, các bài toán, mặc dù chưa học đến nhưng những hình ảnh sẵn có, bằng trí tưởng tượng của mình, các em có thể vận dụng được ngay", cô Hồi chia sẻ thêm.
Cô Lưu Thị Tuyết, giáo viên Trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ (TP Điện Biên Phủ) cũng cho rằng: Từ hình ảnh thiết kế sẵn, học sinh có thể tiếp thu bài nhanh và hiệu quả ngay cả khi các em chưa biết đọc hay đánh vần.
"Học sinh được tiếp cận với SGK mới chưa nhiều, song qua theo dõi, tôi thấy cơ bản các em đều hứng thú học tập. SGK mới được thiết kế to hơn, hình ảnh, màu sắc đẹp nên thu hút, lôi cuốn, kích thích tính tò mò của học sinh. Giờ ra chơi, học sinh ngồi nhóm đôi, nhóm ba bàn tán về hình ảnh có trong sách. Những ngày đầu nhận thấy học sinh vui và tự tin khi tiếp cận sách, tôi tin các em sẽ tiếp thu tốt bài giảng, nội dung chương trình", cô Lưu Thị Tuyết cho biết.
Giáo viên vùng cao không lúng túng khi giảng dạy SGK mới.
Giảm tải kiến thức
So sánh với chương trình trước, cô Tuyết phân tích: Lượng kiến thức được phân bổ ở Chương trình SGK mới có sự giảm tải đáng kể, phù hợp với học sinh vùng cao. "Bản thân được tiếp xúc với chương trình công nghệ giáo dục, tôi thấy chương trình mới này đã giảm căng thẳng cho HS rất nhiều. Tuần đầu, học sinh được làm quen với nề nếp, đồ dùng học tập, các nét cơ bản, chữ số. Đây là mức kiến thức vừa đủ, phù hợp với học sinh ở vùng khó khăn hơn", cô Lưu Thị Tuyết cho biết thêm.
Tại hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đội ngũ giáo viên khối lớp 1 đều được Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu sách mới và áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp.
"Nhà trường cùng tổ chuyên môn đã lựa chọn được bộ SGK phù hợp với đặc điểm tại địa phương. Giáo viên tìm hiểu kỹ nội dung cuốn sách, nắm bắt được những vấn đề cơ bản về nội dung, cấu trúc của mỗi cuốn ngay từ khâu lựa chọn ban đầu. Trước khai giảng, chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên dạy mẫu một số tiết để thống nhất phương pháp giảng dạy. Đầu năm học, nhà trường cũng chỉ đạo giáo viên tiếp tục thống nhất nội dung tiết dạy. Do được chuẩn bị kỹ lưỡng nên giáo viên không lúng túng khi giảng dạy SGK mới", cô Lê Thị Nga - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ chia sẻ.
Cũng theo cô Nga, giáo viên lớp 1 được ưu tiên không phải tham gia một số buổi lao động tập thể. Các cô dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu nội dung SGK. Nhiều giáo viên ở các khối lớp khác đã được tăng cường hỗ trợ giáo viên khối lớp 1 như: Nhận đồ dùng, nhận sách vở, lớp học chuẩn bị mọi điều kiện trước khi bước vào năm học mới.
"Việc đưa SGK mới vào giảng dạy cũng là cả vấn đề đối với chúng tôi. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về mọi mặt nên việc giảng dạy của giáo viên có nhiều thuận lợi. Học sinh ở vùng sâu, vùng xa, khả năng tiếp cận kiến thức, phân tích, liên hệ qua hình ảnh sẽ không được nhanh nhạy như các cháu ở những vùng thuận lợi. Tuy vậy, ghi nhận sau những ngày đầu năm học, các cháu hào hứng với bộ SGK mới". - Ông Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa (Điện Biên)
Giao quyền cho giáo viên chủ động điều chỉnh ngữ liệu trong sách giáo khoa lớp 1 Sở GD- ĐT TP.HCM giao quyền tự chủ cho giáo viên, chủ động thực hiện chương trình, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế các ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo khoa lớp 1. TP.HCM giao quyền tự chủ cho giáo viên, chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo...