Nâng cao năng lực giảng dạy theo phương pháp tiếp cận năng lực cho giáo viên GDNN
Ngày 26/10/2020, phiên khai mạc Khóa tập huấn “Nâng cao năng lực giảng dạy theo phương pháp tiếp cận năng lực” đã được tổ chức tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Quang cảnh phiên khai mạc
Tham dự phiên khai mạc có ông Trần Minh Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ông Chékou Oussouman- Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cùng 50 giáo viên đến từ 19 cơ sở GDNN khu vực phía Bắc
Khóa tập huấn là sự tiếp nối các hoạt động trong chương trình hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, với mục tiêu thông tin đến thầy cô tham dự về các sản phẩm của dự án và giới thiệu sâu rộng hơn việc ứng dụng phương pháp tiếp cận năng lực (PPTCNL) tại cơ sở GDNN. Đây cũng là dịp để các Thầy Cô trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình, thay đổi phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo PPTCNL.
Video đang HOT
Khoá tập huấn diễn ra trong vòng 3 ngày (từ ngày 26 đến 28 tháng 10 năm 2020).
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các học viên tham gia tập huấn
Ngành GD-ĐT TP.HCM xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ban hành văn bản xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 năm 2020.
Các nhà giáo tiêu biểu nhận gỉải thưởng Võ Trường Toản năm 2019. Ảnh minh hoạ P. Nga
Theo đó, đối tượng bình xét là tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.HCM có tâm huyết với nghề, có nhiều cống hiến cho ngành GD-ĐT thành phố, thời gian công tác trong ngành tối thiểu 15 năm.
Có uy tín trong tập thể, được đồng nghiệp tin yêu, tín nhiệm, được phụ huynh, học sinh kính trọng;
Là những người am hiểu về nghề nghiệp, nắm bắt và thực hiện tốt các chủ trương, định hướng của ngành; nhận thức sâu sắc về vai trò của ngành GD-ĐT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Có sáng kiến, giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực ứng dụng CNTT trong chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 5 năm học gần nhất.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, việc xét chọn phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện. Đặc biệt, chú trọng tới nhà giáo thực sự có tâm huyết với nghề, có nhiều cống hiến cho ngành, được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tín nhiệm;
Nhà giáo đang công tác tại vùng, đơn vị có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không mang tính luân phiên.
Được biết, giải thưởng Võ Trường Toản là giải thưởng thường niên, cao quý được ngành GD-ĐT TP.HCM triển khai nhằm tôn vinh những nhà giáo tiêu biểu, là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Hằng năm giải được trao vào dịp lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Với 22 năm phát triển, giải thưởng Võ Trường Toản đã vinh danh 714 thầy, cô giáo tiêu biểu, những tấm gương hết lòng vì đàn em thân yêu, góp phần đào tạo bao lớp công dân trẻ cho thành phố.
Tích cực hỗ trợ giáo viên dạy sách mới Thời điểm này, cùng với các địa phương trên cả nước, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 để áp dụng từ năm học mới 2020-2021. Đây là năm học đầu tiên cả nước thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa...