Triển khai CT lớp 2, lớp 6: Giáo viên hào hứng, tin tưởng vào đổi mới
Giáo viên dự kiến dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 của Hà Nội đã được tiếp cận với các bộ SGK mới. Đặc biệt, các nhà trường và giáo viên sẵn sàng tâm thế bắt nhịp chương trình mới.
Giáo viên chủ động, sáng tạo trong dạy học sinh phát triển năng lực. Ảnh minh họa
Mong sớm có SGK
Mới đây, tại buổi kiểm tra công tác dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chuẩn bị triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6 của Bộ GD&ĐT tại quận Ba Đình (Hà Nội), nhiều nhà trường đã cho thấy tâm thế sẵn sàng đón nhận chương trình, SGK mới.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thủ Lệ Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Đến thời điểm này, từ những tiến bộ của học sinh lớp 1 trong học văn hóa và phát triển năng lực, phẩm chất, giáo viên nhà trường thấy phấn khởi, vững tâm với chương trình mới. PHHS cũng yên tâm với công tác dạy, học của nhà trường. Sau thời gian nghiên cứu các bộ SGK lớp 2, giáo viên mong muốn được tiếp cận sớm SGK mới để triển khai hiệu quả như lớp 1.
Cũng như vậy, cô Vũ Thị Hoa- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Yên cho rằng, việc sớm có SGK sẽ giúp nhà trường và giáo viên có thời gian xây dựng kế hoạch nhà trường và kế hoạch giáo dục cá nhân để không bị lúng túng khi bước vào năm học mới.
Cô Hoa chia sẻ: Năm học trước có 5 bộ SGK, năm nay còn 3 bộ. PHHS có nhiều băn khoăn do tiếp tục thay SGK mới ở lớp 2, song nhà trường và giáo viên đã kịp thời tuyên truyền, động viên để PHSS yên tâm, bởi dạy bộ SGK nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là học sinh đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng theo yêu cầu. Nhà trường chủ trương bố trí những giáo viên cốt cán, giỏi chuyên môn gánh vác những năm đầu tiên thay SGK.
Video đang HOT
Giáo viên nghiên cứu kỹ lưỡng các bộ SGK để đề xuất lựa chọn phù hợp với điều kiện nhà trường.
Cô Nguyễn Thanh Hà- Hiệu trưởng Trường THCS Thăng Long cho biết: Chuẩn bị triển khai chương trình, SGK lớp 6, nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, dự báo những thuận lợi, khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình. Trong năm 2020, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đã hoàn thành chương trình tập huấn mô đun 1,2,3. Trường chủ động thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Cô Hà đề nghị: Thành phố sớm công bố kết quả chọn SGK để các nhà trường chủ động tập huấn giáo viên, tiếp tục bồi dưỡng giáo viên ở các mô đun tiếp theo; tổ chức tập huấn SGK mới trong thời gian sớm nhất để nhà trường tổ chức dạy thử nghiệm trước khi bước vào năm học mới. UBND quận sớm phê duyệt kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học bổ sung cho chương trình lớp 6 mới…
Quan tâm chất lượng đội ngũ
Ông Lê Đức Thuận- Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết: Các trường học trên địa bàn quận đã bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng đảm nhiệm dạy lớp 2, lớp 6 năm 2021-2022 và tiến hành tập huấn. 100% giáo viên đã được đánh giá hoàn thành chương trình tập huấn của Bộ GD&ĐT. UBND quận đã có kế hoạch bố trí kinh phí để thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6.
Ông Thuận đề xuất: Bộ, Sở sớm có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán để phòng GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng đại trà. Quan tâm tháo gỡ khó khăn về thiếu giáo viên ngoại ngữ, tin học, kế toán trường học, nhân viên y tế trường học…
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với Học viện Quản lý giáo dục và Đại học Sư phạm cử cán bộ quản lý cốt cán và giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT. Theo đó, Sở đã tổ chức tập huấn đại trà cho gần 31 nghìn giáo viên tiểu học, hơn 42 nghìn giáo viên THCS và 20 nghìn giáo viên THPT về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông từng bộ môn.
Năm học 2021-2022, 100% giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 tham gia bồi dưỡng hướng dẫn sử dụng SGK các môn học/hoạt động giáo dục (đã được lựa chọn) với hình thức là trực tuyến kết hợp trực tiếp.
“Với việc triển khai chương trình, SGKlớp 6 mới, tâm thế GV nhà trường rất hào hứng, phấn khởi, tin tưởng vào định hướng đổi mới. Nhà trường mong sớm có SGK chính thức để có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu trước khi trực tiếp dạy trên lớp; nhất là với SGK các môn tích hợp, liên môn… Từ đó, trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục và bố trí giáo viên dạy các môn tích hợp”. – Cô Lê Hoàng Châu- Hiệu trưởng THCS Nguyễn Trãi
Triển khai chương trình lớp 2, lớp 6: Chú trọng thực nghiệm sách giáo khoa
Từ kinh nghiệm triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở lớp 1, ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GDĐT quận Tây Hồ, Hà Nội cho rằng cần chú trọng việc dạy thực nghiệm bởi khi triển khai trên thực tế mới nhìn ra được các vấn đề còn tồn tại, hạn chế để sửa đổi.
Quận Tây Hồ dự kiến sẽ triển khai dạy thực nghiệm trên diện rộng, ở tất cả các trường với giáo viên được phân công dạy lớp 2 và lớp 6 năm học sau.
Ảnh minh họa.
Mở rộng thực nghiệm
Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GDĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: Khi nhận được đường link sách giáo khoa (SGK) của lớp 2 và lớp 6 hồi cuối tháng 2, Phòng đã ngay lập tức triển khai xuống các trường để giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022 đọc và nghiên cứu. Hiện nay thầy và trò đã trở lại trường, các cô giáo sẽ vừa dạy học, vừa đảm bảo giãn cách, vừa triển khai tập huấn chương trình GDPT mới của lớp 2 và lớp 6. Dự kiến, khoảng 10/3, phòng GDĐT quận Tây Hồ sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng SGK mới với sự tham gia của các NXB, các tác giả biên soạn sách.
"Quan điểm của Phòng là tập huấn trong thời gian ngắn còn dành thời lượng để các trường triển khai dạy thực nghiệm vào chương trình, SGK luôn với sự góp ý của các chuyên gia"- ông Vũ nhấn mạnh.
Thay vì triển khai tại một vài trường điểm, dự kiến quận Tây Hồ sẽ triển khai dạy thử nghiệm ở tất cả các trường trên địa bàn bởi học sinh mỗi khu vực là khác nhau, SGK được chọn là để sử dụng trên toàn quận. Vì vậy, càng thực nghiệm được trên diện rộng càng có lợi cho việc phát hiện những sai sót nếu có hoặc rút kinh nghiệm khi giảng dạy trong năm học.
Tại TP Hồ Chí Minh, quá trình dạy thử nghiệm SGK cho năm học mới, cụ thể là sách lớp 2 và lớp 6 đã được triển khai từ tháng 1/2021. Trong đó, mỗi quận, huyện sẽ dạy thử một số môn. Đại diện Phòng GDĐT quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh cho biết quận Tân Phú được chọn dạy thử nghiệm 2 môn là đạo đức và tự nhiên xã hội lớp 2 thuộc bộ SGK "Chân trời sáng tạo". Quá trình dạy thử nghiệm là sự tương tác trực tiếp giữa nhóm tác giả bộ SGK và các giáo viên. Ban giám hiệu các trường cũng như phòng GDĐT không góp ý và đưa ra tổng kết gì. Vì mỗi quận, huyện chỉ chọn một số trường và dạy một số môn trong khi quá trình thực nghiệm là dạy tất cả các môn của cùng một bộ sách nên quá trình này chỉ để giáo viên dựa theo SGK xây dựng kế hoạch giảng dạy, SGK chỉ như một công cụ tổ chức bài giảng.
Theo hiệu trưởng các trường được chọn dạy thử nghiệm, quá trình thử nghiệm không phải để đánh giá hay đưa ra kết luận gì về SGK mà mục đích để giáo viên làm quen với phương pháp dạy cũng như chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ quốc gia về hỗ trợ đổi mới GDPT, cho rằng thực nghiệm SGK mới càng lâu, diện càng rộng thì càng tốt, tránh được mọi sai sót và cơ hội có được bộ sách chất lượng tốt là khả thi. Từ tháng 9/2020 đã thẩm định xong vòng 1 sách lớp 2 và lớp 6, vì vậy nên triển khai dạy thực nghiệm rộng rãi ít nhất được 8 tháng, cho tới tháng 5/2021, trước khi in và ban hành chính thức cho năm học 2021 - 2022. Với cách làm "gối vụ" như thế này thì tất cả sách trước khi ban hành dạy đại trà đều được thực nghiệm một cách có bài bản.
Về SGK, quận Tây Hồ xác định đây chỉ là một trong những tài liệu dạy học, quan trọng nhất là chương trình và phương pháp dạy học đã được tập huấn từ trước nên dù sau này, thành phố Hà Nội quyết định chọn SGK nào để giảng dạy thì giáo viên cũng đều có thể yên tâm giảng dạy. Thậm chí, giáo viên có thể tham khảo thêm các SGK khác đã được Bộ GDĐT phê duyệt để làm phong phú ngữ liệu dạy học cũng như tăng tính sinh động của tiết học.
Công khai quá trình thực nghiệm
Tính đến thời điểm này, Bộ GDĐT vẫn chưa công bố quá trình thực nghiệm các bộ SGK mới thế nào, trong khi thời gian đến năm học mới không còn nhiều. Trước đây, khi chương trình phổ thông năm 2000 triển khai, quá trình dạy thực nghiệm phải tiến hành gần 2 năm. Đối với SGK lớp 1 đã có những sai sót trong sách Tiếng Việt của hầu hết các bộ sách được phê duyệt và triển khai giảng dạy cho thấy tầm quan trọng của việc dạy thực nghiệm đối với SGK nói riêng cũng như bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu- Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, việc thực nghiệm đối với bất cứ một công trình khoa học nào trước khi đưa vào thực tế là rất quan trọng. Đầu tiên là tiến hành thực nghiệm khoa học trong phòng thí nghiệm, sau đó đến thực nghiệm ứng dụng (trên phạm vi hẹp rồi rộng hơn có ngẫu nhiên, so sánh) đến khi đủ độ an toàn mới đưa vào áp dụng đại trà. Đối với SGK, chỉ qua quá trình dạy thực tế mới phát hiện ra những sai sót, chính giáo viên sẽ đóng góp ý kiến về chương trình. Nhà xuất bản sẽ ghi nhận những ý kiến đó, chỉnh sửa lần cuối trước khi áp dụng vào việc dạy.
"Các bản mẫu SGK lớp 1 vừa qua được quy định dạy thử nghiệm 10% số tiết học của mỗi môn học, sau khi được Hội đồng Thẩm định thông qua là áp dụng đại trà. Như vậy đã bỏ qua giai đoạn thực nghiệm ứng dụng, tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh vấn đề bất cập và khó chỉnh sửa khi đã ứng dụng trên diện rộng"- GS Nguyễn Lân Hiếu nêu.
Thời gian không còn nhiều nhưng theo các chuyên gia, quá trình thực nghiệm SGK lớp 2 và lớp 6 không thể vì thế mà gấp gáp, vội vàng. Đây phải là quá trình khoa học và công khai cho dư luận được biết. Việc dạy thử nghiệm cũng phải tiến hành ở các quận, huyện; các trường có điều kiện khác nhau mới có thể đánh giá khách quan, công tâm.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Tinh thần đổi mới GD đã đến với giáo viên, học sinh Ngày 25/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác dạy học lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chuẩn bị triển khai Chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc. Phát huy...