Triển khai chương trình lớp 1 khi rất nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn
Với quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì các địa phương vẫn còn một bộ phận khá lớn giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đạt trình độ chuẩn.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích về việc, năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên triển khai Luật Giáo dục, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (lớp 1), rất nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất dạy hai buổi, nội dung học tập chưa phù hợp với lứa tuổi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng, tiểu học từ trung cấp lên đại học, trung học cơ sở từ cao đẳng lên đại học (Điều 72).
Với quy định mới này, các địa phương vẫn còn một bộ phận khá lớn giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Video đang HOT
Để thực hiện việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 quy định lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cử tri kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện và có các giải pháp để triển khai thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của địa phương theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
Về cơ sở vật chất thì thực hiện yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có Chương trình giáo dục cấp tiểu học thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
Theo đó, cấp tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày với mục tiêu là tạo điều kiện tổ chức cho học sinh các hoạt động vui chơi, trải nghiệm với các kiến thức đã được học để hình thành năng lực. Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục tiểu học có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo thực hiện Chương trình theo lộ trình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 Phê duyệt đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017- 2025.
Về nội dung học tập: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ của học sinh tiểu học; nhằm tạo sự thuận lợi cho việc dạy học của giáo viên, việc học của học sinh và việc quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục của các đơn vị, cơ sở giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019 hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 từ năm học 2020 -2021, trong đó, quy định cụ thể mục đích, yêu cầu, điều kiện tổ chức dạy học, nội dung, thời lượng và kế hoạch dạy học đối với cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, cụ thể:
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần; tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1; tổ chức các hoạt động củng cố để hoàn thành nội dung học tập; các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh…(hoạt động giáo dục khác).
Nhà trường chủ động xác định nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho các nội dung dạy học trên cơ sở thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy định của chương trình, phù hợp đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương.
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học ngoài công lập ở TP.HCM
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND thành phố, đề xuất từ năm 2021-2022, học sinh tiểu học ở trường ngoài công lập được hỗ trợ học phí theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Ngày 24/2, Sở GD&ĐT TP.HCM có văn bản đề xuất UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ học phí cho toàn bộ học sinh tiểu học tại trường tư thục và công lập tự chủ.
Sở đề xuất thực hiện hỗ trợ ngay trong năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ trực tiếp theo số tháng thực học tại các cơ sở giáo dục (tối đa không quá 9 tháng/năm).
Học sinh tiểu học tại trường Tiểu học, THCS, THPT Vạn Hạnh - một trong những trường tư thục tại TP.HCM. Ảnh: THPT Vạn Hạnh.
Đối tượng hỗ trợ gồm học sinh tiểu học cư trú thực tế trên địa bàn TP.HCM (thường trú và tạm trú) học tại cơ sở giáo dục tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư của TP.HCM.
Mức hỗ trợ học phí bằng định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách đối với học sinh tiểu học theo nghị quyết của Hội đồng Nhân dân TP.HCM. Nguồn kinh phí được trích từ ngân sách thành phố.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, chính sách này sẽ giúp giảm áp lực tài chính với các gia đình, từng bước giảm áp lực về sĩ số học sinh ở các trường công lập, giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống trường công.
Chính sách này được thực hiện sẽ khuyến khích những nhà đầu tư có đủ năng lực tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở giáo dục tiểu học ngoài công lập.
Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ bù tiền tổ chức dạy 2 buổi/ngày khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với giáo dục tiểu học.
Luật Giáo dục năm 2019, tại điều 99 khoản 3, quy định: "Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định".
Sẵn sàng phương án bù lấp kiến thức khi trò trở lại trường Đầu tháng 3, nhiều địa phương cho HS trở lại trường sau thời gian nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19. HS Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội) hứng thú với tiết học trực tiếp. Ảnh: TG Bên cạnh biện pháp phòng dịch, các nhà trường đều sẵn sàng phương án bù lấp kiến thức cho HS đồng thời tiếp...