Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 2 và lớp 6: Vượt khó tạo nền tảng giáo dục

Theo dõi VGT trên

Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 2, lớp 6 trên cả nước bắt tay vào đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội.

Kết quả trong việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 là tiền đề để toàn ngành tiếp tục vững tin triển khai với lớp 2, lớp 6. Chủ động khắc phục khó khăn nhằm thực hiện hiệu quả, tạo nền tảng giáo dục một cách vững chắc là quyết tâm của các trường học trên địa bàn Hà Nội.

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 2 và lớp 6: Vượt khó tạo nền tảng giáo dục - Hình 1

Tập huấn trực tuyến chương trình sách giáo khoa mới lớp 6 cho giáo viên Trường Trung học cơ sở Thăng Long (quận Ba Đình), tháng 6-2021. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Tín hiệu tích cực

Nhìn lại năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đối với lớp 1, có thể thấy, toàn ngành Giáo dục đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, nhất là những ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những lúng túng ban đầu để hoàn thành nhiệm vụ. Một vài “hạt sạn”, như để lỗi trong sách giáo khoa, những trăn trở về chương trình nặng… nhanh chóng được giải quyết, không để ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, nhận được sự đồng thuận của người dân.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Thái Văn Tài cho rằng, tất cả các trường tiểu học trên cả nước đã hoàn thành chương trình đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 bảo đảm theo chuẩn yêu cầu của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành. Học sinh lớp 1 mạnh dạn hơn, dám thể hiện quan điểm và đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ I.

Cùng với các địa phương, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả tốt trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1. Cô giáo Lê Bích Nguyệt, giáo viên lớp 1E, Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) cho biết, trước đây, có khi đến giữa học kỳ I, một số học sinh mới thuộc bảng chữ cái, nhưng khi học sách giáo khoa mới, hầu hết học sinh thuộc bảng chữ cái nhanh hơn và cũng nhanh đọc trôi chảy hơn. Môn toán cũng hấp dẫn học sinh hơn, bởi có các hoạt động trải nghiệm thực tế.

Tương tự, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Đà A (huyện Mê Linh) Lê Văn Long cho hay, năm học 2020-2021, trường có 6 lớp 1 với hơn 200 học sinh. Với sách giáo khoa mới, điểm khác biệt dễ thấy là không khí học tập ở các môn học rất sôi nổi, học sinh hào hứng hơn với việc học.

Còn bà Nguyễn Thị Thảo, phụ huynh học sinh lớp 1, Trường Trung học cơ sở Giáp Bát (quận Hoàng Mai) bày tỏ: “Điều làm tôi phấn khởi và yên tâm là chương trình mới không nặng. Mỗi ngày vào giờ học, kể cả vào thời điểm cuối năm học phải học trực tuyến, các con đều vui vẻ, hào hứng”.

Video đang HOT

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 2 và lớp 6: Vượt khó tạo nền tảng giáo dục - Hình 2

Giáo viên Trường Tiểu học Tân Lập (huyện Đan Phượng) nghiên cứu chương trình sách giáo khoa mới lớp 2, chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022, tháng 6-2021. Ảnh: Đỗ Tâm

Tạo linh hoạt và thuận lợi trong triển khai chương trình mới

Xác định đội ngũ giáo viên là yếu tố cốt lõi, tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuẩn bị mọi mặt để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 2 và lớp 6, năm học 2021-2022. Ngày 16-8, UBND thành phố đã ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022, trong đó quyết định ngày tựu trường sớm nhất của học sinh từ 1-9. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường học đã chủ động, sẵn sàng triển khai phương án dạy học trực tuyến.

Là một trong những giáo viên được phân công dạy lớp 6, cô giáo Nguyễn Thị Lan, Trường Trung học cơ sở Thành Công (quận Ba Đình) chia sẻ: “Chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế dạy học trực tuyến trong khoảng thời gian dài do ảnh hưởng của dịch, đồng thời tiên lượng học sinh lớp 6 năm nay có thể bị mai một kiến thức, vì hai năm học liên tiếp gần đây, việc học ở lớp của các em bị gián đoạn. Tôi và các đồng nghiệp đã chuẩn bị kế hoạch bổ trợ cho học sinh theo hướng dạy học phân hóa, chia nhóm đối tượng để vừa bảo đảm hiệu quả, vừa không ảnh hưởng đến tiến độ chung”.

Còn Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai Nguyễn Đức Lượng thông tin, phòng đã mời các chuyên gia, tác giả viết sách giáo khoa về bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên của các trường, đặc biệt chú ý với những môn học mới ở lớp 6 như môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử và địa lý… Giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 trên địa bàn cũng được tham gia tiết dạy thử nghiệm với một số môn học. Phòng cũng khuyến khích các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường để cùng tháo gỡ những vướng mắc chung, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả.

Liên quan đến nội dung này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, những tín hiệu tích cực trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đối với lớp 1 là nền tảng để các trường tiếp tục triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 2 và lớp 6. Thời gian từ nay tới ngày khai giảng năm học mới 2021-2022 không còn nhiều, Sở đề nghị giáo viên các trường tăng cường trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn để thống nhất kế hoạch sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, không quá ép buộc giáo viên phải chạy theo tiến độ. Đây là điểm mới, tạo sự linh hoạt và thuận lợi hơn cho các trường trong triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

“Sở cũng yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học lớp 2, lớp 6 theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các nhà trường tăng cường rà soát, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí…”, ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải "học lại, học thêm" online

Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT 2018 sẽ áp dụng với lớp 2 và lớp 6. Thời điểm này, khi năm học mới đang cận kề, các thầy cô cũng chạy đua nước rút, tiếp tục tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình mới.

Giáo viên phải tự học thật, kiểm tra thật

Những ngày này, cô Ninh Thị Tình vẫn dành mỗi ngày khoảng 3-4 tiếng để tự học và bồi dưỡng trực tuyến trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS). Thời lượng học như trên hoàn toàn do cô Tình chủ động, ngày nào bận học ít, ngày nào có nhiều thời gian hơn sẽ học nhiều. Bước vào chương trình mới, công việc chuẩn bị của giáo viên cũng nhiều hơn, nhưng năm nay cô Tình lại thấy giảm bớt vất vả khi được chuyển từ tập huấn trực tiếp sang tập huấn trực tuyến.

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải học lại, học thêm online - Hình 1

Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT mới sẽ được đưa vào giảng dạy ở lớp 2, lớp 6, đặt ra nhiều yêu cầu về đổi mới trong phương pháp giảng dạy với giáo viên. (Ảnh minh họa)

Cô Tình chia sẻ, công tác tại điểm trường vùng sâu vùng xa của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), cách trung tâm huyện gần 40km đường đồi núi, giao thông khó khăn, mọi năm, thời điểm này, cô Tình cùng nhiều đồng nghiệp đều phải tự chạy xe máy, xách cặp lồng cơm lên huyện tập huấn trực tiếp hàng ngày. Nhưng năm nay, theo phương pháp mới, giáo viên được tập huấn trực tuyến, được hướng dẫn bởi các giáo viên cốt cán và các giảng viên ĐH sư phạm qua hệ thống LMS của Bộ GD-ĐT.

"Tập huấn tập trung trực tiếp không chỉ vất vả, tốn kém cho giáo viên mà còn kém hiệu quả, hết giờ mọi người đi về, hiệu quả đến đâu khó có thể đo lường. Nhưng theo phương pháp mới, giáo viên đại trà được học online trên hệ thống LMS, có thể linh hoạt thời gian rảnh để học, bất kể cuối tuần hay buổi tối, miễn là hoàn thành các bài được giao. Bằng phương pháp này, mọi khoảng cách, giới hạn cũng được khắc phục", cô Tình nói.

Ra trường công tác gần 20 năm, đến nay những gì được học trước kia cũng đã cũ, cơ hội để được đi dự giờ các trường bạn rất hạn chế, thông qua cộng đồng giáo viên cùng học tập online, chúng tôi được cập nhật thêm rất nhiều phương pháp giảng dạy mới từ giáo viên cốt cán, giảng viên các trường ĐH Sư phạm và cả cách làm hay của đồng nghiệp", cô Tình chia sẻ.

Theo cô Ninh Thị Tình, tập huấn giáo viên theo mô hình trực tuyến đòi hỏi giáo viên cũng phải chủ động, tích cực và đặc biệt là học thật, thi thật, không có chuyện thi theo kiểu chép kín giấy lấy lệ. Kết thúc mỗi modul, giáo viên đều được kiểm tra, nếu chỉ học qua loa, hầu như giáo viên sẽ không thể qua ngưỡng điểm trung bình. Trong khi đó, chương trình tập huấn này yêu cầu, phải đạt chuẩn từng modul, giáo viên mới được chuyển sang học modul tiếp theo.

Giáo viên không học thật khó dạy được chương trình mới

Bám bản được hơn 7 năm, nơi cô Hoàng Thị Điệu công tác là điểm trường Tiểu học Chè Lỳ, nằm trên đỉnh Chè Lỳ A, xã Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng, nơi thiếu nước, thiếu điện, thiếu mạng internet và giáo viên cũng thiếu cả những cơ hội được học hỏi. Hàng năm, giáo viên tại các điểm trường như cô Điệu vẫn được tham gia tập huấn, nhưng lại phải mất cả ngày chạy đường đồi núi, mùa mưa lội bùn dắt xe hàng chục cây số về trung tâm huyện tập huấn. "Nhiều khi về đến nơi đã mệt không còn sức mà học", cô Điệu chia sẻ.

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải học lại, học thêm online - Hình 2

Trường học nơi cô Hoàng Thị Điệu công tác giao thông khó khăn, việc tập huấn trực tuyến phần nào giúp giáo viên vơi bớt vất vả, áp lực.

Năm nay, để chuẩn bị cho chương trình GDPT mới, cô Điệu được tham gia tập huấn các kỹ năng, phương pháp giảng dạy mới theo phương thức trực tuyến. Giáo viên này chia sẻ, điều kiện ở các điểm trường rất khó khăn, mỗi điểm trường chỉ có vài ba thầy cô, mọi người đều ít có cơ hội ra ngoài học hỏi, nên có dự giờ chéo, thì cũng ít có nội dung mới, phương pháp hay để cùng trao đổi. Khi tham gia học trực tuyến, lần đầu cô Điệu được thảo luận và học hỏi, được hướng dẫn từ giáo viên cốt cán, trao đổi cùng hàng chục, hàng trăm đồng nghiệp khác, nhiều phương pháp sư phạm mới được chia sẻ.

"Nếu trước đây giáo viên là trung tâm, cô giảng trò làm theo, thì nay mình học được cách làm sao để biến các em thành trung tâm, các em hoạt động là chính, giáo viên chỉ mang tính hướng dẫn, định hướng cho các em, quan trọng là để các em hào hứng, chủ động hơn khi học. Thời gian qua, khi vừa học vừa áp dụng thực tế, thấy học sinh dân tộc thiểu số mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều", cô Điệu chia sẻ.

Giáo viên này cho biết, đã tốt nghiệp ra trường hơn chục năm, những phương pháp kỹ năng sư phạm được học trước đây đã có phần lạc hậu, cần thay đổi để theo kịp chương trình mới, chuyển từ dạy kiến thức sang hình thành các năng lực thật cho học sinh.

Được chủ động học bất cứ nơi nào, bất cứ đâu một cách thuận tiện nhất, song với những giáo viên như cô Điệu, việc tập huấn cũng gặp những khó khăn nhất định do hạn chế về cơ sở vật chất.

Tại 4 điểm trường Chè Lỳ đều không có wifi, để học trực tuyến, giáo viên phải tự đăng ký mạng 4G trên điện thoại sau đó phát wifi dùng trên máy tính. Mỗi buổi tối học trực tuyến, các thầy cô nội trú lại mang ghế ra sân trường ngồi "hứng sóng, hứng mạng".

Mong muốn duy nhất của những giáo viên này, là mạng wifi về bản để công tác dạy và học của thầy trò được thuận tiện hơn.

Cô Vi Thị Nhung, THCS Châu Thôn, huyện Quế Phong, Nghệ An năm nay đã 50 tuổi, có 27 năm thâm niên dạy Ngữ văn. Cô Nhung cho biết, trong chương trình GDPT mới, chủ yếu phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Với những địa bàn vùng cao, học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiệm vụ trước tiên của giáo viên Ngữ văn là phát triển khả năng ngôn ngữ cho các em. Tham gia tập huấn, cô Nhung được các giáo viên cốt cán và các giảng viên ĐH Sư phạm hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về phương pháp để giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ, giao tiếp.

"Học sinh ở đây đa số là dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, đặc biệt là những học sinh người Mông gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận chương trình mới. Tôi luôn cố gắng giúp học sinh hòa nhập, không còn trở ngại. Vừa tự bồi dưỡng, tự học thêm và vận dụng luôn những phương pháp mới vào quá trình dạy học. Trong hoạt động dạy học, tôi đã học được cách tổ chức các hoạt động nhóm để học sinh em nào cũng được nói, được tham gia, được thể hiện mình. Cách dạy này có nhiều ưu điểm như học sinh nào cũng phải hoạt động, thảo luận, nhưng lại buộc giáo viên phải tìm được phương pháp tối ưu nhất cho từng giáo viên ứng với mỗi vấn đề", cô Nhung cho biết.

Gần năm học mới, ngày nào cô Vi Thị Nhung cũng tranh thủ thời gian, ngồi trước máy tính để học trực tuyến cùng những đồng nghiệp khác, vừa học vừa làm giúp cô có thêm những kinh nghiệm và kỹ năng thực tế./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ phát hiện hơn 150 bộ hài cốt: 'Có nhà đào móng, phải chở 36 chuyến xe tải mới hết'Vụ phát hiện hơn 150 bộ hài cốt: 'Có nhà đào móng, phải chở 36 chuyến xe tải mới hết'
21:27:18 24/11/2024
Sao nữ hàng đầu Vbiz gặp sự cố hi hữu tại sự kiện, sững người khi bị chặn lại trên thảm đỏSao nữ hàng đầu Vbiz gặp sự cố hi hữu tại sự kiện, sững người khi bị chặn lại trên thảm đỏ
19:52:18 24/11/2024
Gần gũi nhau xong vợ lại đòi sang phòng con ngủ, tôi lén theo sau thì chết điếng khi thấy tiếp cảnh bên trongGần gũi nhau xong vợ lại đòi sang phòng con ngủ, tôi lén theo sau thì chết điếng khi thấy tiếp cảnh bên trong
20:25:32 24/11/2024
1 hot girl ngầm công khai chuyện đã sinh con với nam ca sĩ Gen Z nổi tiếng1 hot girl ngầm công khai chuyện đã sinh con với nam ca sĩ Gen Z nổi tiếng
18:26:11 24/11/2024
Tên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào UkraineTên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine
19:21:34 24/11/2024
Lý do khiến bạn đi vệ sinh liên tục sau khi uống nướcLý do khiến bạn đi vệ sinh liên tục sau khi uống nước
16:16:03 24/11/2024
Thiều Bảo Trâm bị tấn công, tiết lộ lý do phải "ở ẩn" vào sinh nhậtThiều Bảo Trâm bị tấn công, tiết lộ lý do phải "ở ẩn" vào sinh nhật
18:15:19 24/11/2024
Bố chồng vừa đọc di chúc phân chia tài sản, chồng tôi đã bật khóc rồi từ chối nhận 500m2 đất cùng 1 tỷ tiền mặtBố chồng vừa đọc di chúc phân chia tài sản, chồng tôi đã bật khóc rồi từ chối nhận 500m2 đất cùng 1 tỷ tiền mặt
20:47:13 24/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ trẻ NSND Công Lý đọ sắc Hà Hồ, Mai Phương Thúy gây thương nhớ

Vợ trẻ NSND Công Lý đọ sắc Hà Hồ, Mai Phương Thúy gây thương nhớ

Sao việt

22:58:50 24/11/2024
Ngọc Hà - bà xã NSND Công Lý chụp ảnh cùng Hà Hồ, nhận mình già hơn đàn chị. Hoa hậu Mai Phương Thúy gây thương nhớ với ảnh sau giảm cân.
Tóm Park Shin Hye đắm đuối nhìn trộm mỹ nam Cha Eun Woo, có phản ứng lật mặt cực nhanh khi bị "bắt quả tang" tại trận

Tóm Park Shin Hye đắm đuối nhìn trộm mỹ nam Cha Eun Woo, có phản ứng lật mặt cực nhanh khi bị "bắt quả tang" tại trận

Sao châu á

22:56:22 24/11/2024
Phản ứng của Park Shin Hye khi gặp gỡ mỹ nam đình đám Cha Eun Woo khiến ông xã nữ diễn viên ở nhà phải lo sốt vó .
Lý do nên thận trọng khi ăn rau sống

Lý do nên thận trọng khi ăn rau sống

Sức khỏe

22:18:06 24/11/2024
Việc điều trị sẽ được cá thể hóa tùy vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh. Với thể bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị thuốc uống đặc trị sán lá gan lớn là Triclabendazole hiệu quả với liều duy nhất.
Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Manila, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi

Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Manila, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi

Thế giới

22:13:10 24/11/2024
Hiện các cơ quan chức năng đang tập trung toàn lực để dập tắt đám cháy và hỗ trợ người dân. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn vẫn đang được điều tra làm rõ.
Karik căng thẳng khi ngựa chiến "bay màu", netizen chia phe tranh cãi vì 1 lý do

Karik căng thẳng khi ngựa chiến "bay màu", netizen chia phe tranh cãi vì 1 lý do

Tv show

22:13:00 24/11/2024
Trong khi Mason Nguyễn chia sẻ những lời nói cuối cùng trước khi ra về, cư dân mạng tóm dính biểu cảm không không vừa ý, thậm chí quạo của Karik.
Tùng Dương hát hit "Giá như" của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow "Người đàn ông hát"

Tùng Dương hát hit "Giá như" của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow "Người đàn ông hát"

Nhạc việt

22:04:59 24/11/2024
Tùng Dương không ngần ngại khi thử sức với bản hit Giá như của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow Người đàn ông hát diễn ra tối 23/11.
HLV Amorim trình làng cầu thủ cao gần 2 mét ở trận ra mắt MU

HLV Amorim trình làng cầu thủ cao gần 2 mét ở trận ra mắt MU

Sao thể thao

22:01:22 24/11/2024
HLV Ruben Amorim gây bất ngờ khi điền tên Godwill Kukonki vào danh sách thi đấu của Manchester United trận gặp Ipswich Town ở vòng 12 Premier League tối 24/11 (giờ Hà Nội).
Tranh cãi hành động ném nón lá của nữ ca sĩ Hàn Quốc đình đám khi trình diễn tại Việt Nam

Tranh cãi hành động ném nón lá của nữ ca sĩ Hàn Quốc đình đám khi trình diễn tại Việt Nam

Nhạc quốc tế

21:53:17 24/11/2024
Cụ thể, một khán giả theo dõi GENfest đã ghi lại khoảnh khắc Hwasa ném nón lá trong màn trình diễn Love My Body, kèm lời phàn nàn nữ ca sĩ không tôn trọng món quà từ người hâm mộ Việt.
Nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi chìm trong biển nước, miền núi sạt lở

Nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi chìm trong biển nước, miền núi sạt lở

Tin nổi bật

21:31:51 24/11/2024
Theo nội dung công điện do lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi ký và phát đi chiều nay, lũ trên các sông Trà Câu, Vệ đang lên và ở mức rất cao.
Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ Hai ngày 25/11: Xử Nữ hướng nội

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ Hai ngày 25/11: Xử Nữ hướng nội

Trắc nghiệm

20:55:47 24/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 25/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Xử Nữ có vẻ dè dặt trong giao tiếp, đặc biệt là trong công việc và tình cảm.
Bạn bè ghen tỵ vì tôi được chồng giàu chiều chuộng hết mực, nào ngờ tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào tim vì sự thật đau lòng

Bạn bè ghen tỵ vì tôi được chồng giàu chiều chuộng hết mực, nào ngờ tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào tim vì sự thật đau lòng

Góc tâm tình

20:43:32 24/11/2024
Tôi lo lắng gọi điện cho anh. Chuông điện thoại vang lên rất lâu anh mới bắt máy. Tôi còn chưa kịp lên tiếng thì anh đã chặn trước, nói rằng công ty có chuyện quan trọng phải giải quyết rồi cúp máy.