Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chưa hết khó khăn, vướng mắc
Dù đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới được 3 năm nhưng vấn đề sách giáo khoa, việc thiếu giáo viên và cơ sở vật chất dạy tích hợp…vẫn được cho là ‘chưa thể tháo gỡ một sớm, một chiều’.
Ảnh minh họa.
Nhiều nơi thiếu giáo viên
Tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ( GDPT) 2018 đến năm học 2022 – 2023 do Bộ GD-ĐT tổ chức tại TP HCM, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, năm 2018 Chương trình GDPT mới được ban hành. Từ năm học 2019-2020 việc triển khai chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình GDPT mới bắt đầu với lớp 1, đến năm học 2022 – 2023 chương trình mới đang được triển khai ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10.
Chương trình đã cụ thể hóa việc đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cũng thông tin về một số hạn chế trong quá trình triển khai chương trình GDPT 2018. Cụ thể, Chương trình khi ban hành chưa đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục nên phải tiếp tục ban hành bổ sung trong các năm sau, gây khó khăn cho việc chuẩn bị sách giáo khoa và triển khai thực hiện đối với một số môn học.
Việc biên soạn, thẩm định, phát hành sách giáo khoa còn chậm. Một vài sách giáo khoa môn học còn gây băn khoăn trong dư luận. Việc lựa chọn, cung ứng sách giáo khoa ở một số địa phương còn thiếu sót, hạn chế. Việc biên soạn, thẩm định, đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương của một số địa phương còn chậm muộn, chất lượng một số tài liệu giáo dục địa phương còn hạn chế.
Công tác mua sắm thiết bị dạy học gặp khó khăn; nhiều địa phương, nhà trường thiếu thiết bị dạy học tối thiểu, gặp khó khăn trong tổ chức dạy và học theo yêu cầu của Chương trình, thiếu giáo viên ở các môn học mới ảnh hưởng tới chất lượng triển khai chương trình…
Theo đó, tại các địa phương, vướng mắc chung là thiếu giáo viên, thiếu nguồn tuyển dụng giáo viên, khó khăn triển khai Nghị định 116 của Chính phủ về đặt hàng đào tạo giáo viên, khó khăn do giảm biên chế giáo viên cơ học tại nhiều địa phương.
Giám đốc Sở GD-ĐT thành phố Hải Phòng Bùi Văn Kiệm cho biết, thành phố hiện còn thiếu khoảng 1.350 giáo viên, tình trạng giáo viên nghỉ việc cũng đang diễn ra tại Hải Phòng, khi trong năm qua có 237 giáo viên nghỉ việc, bỏ việc.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau Lê Hoàng Dự cho rằng, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của địa phương là nguồn tuyển giáo viên dạy hai môn Tin học và Tiếng Anh cho học sinh khối 3. Hiện Cà Mau đang thiếu 258 giáo viên Tiếng Anh và Tin học. Bên cạnh đó, Cà Mau cũng đang gặp khó về tài liệu giáo dục địa phương. Tháng 8/2022, Cà Mau đã hoàn thành việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương. Dù đề cương nội dung chi tiết đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nhưng do quy trình thẩm định quá nhiều khâu (từ lấy ý kiến chuyên gia, phòng GD-ĐT, sở ngành, Thường trực UBND tỉnh…) nên đến nay tài liệu chưa đến tay học sinh.
Video đang HOT
Ông Châu Tuấn Hồng – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng cũng chia sẻ về tình trạng thừa, thiếu giáo viên khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 do vướng quy định tuyển dụng. Có nơi chỉ cần tuyển 1 giáo viên nhưng có 10 hồ sơ ứng viên dự tuyển, trong khi nơi khác, nhu cầu tuyển dụng cũng 1 giáo viên nhưng chỉ có 2 hồ sơ ứng tuyển.
Chưa thể tháo gỡ một sớm, một chiều
Đối với giáo viên dạy học các môn tích hợp, Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên Nguyễn Văn Phê cho rằng, dù đã có tập huấn, bồi dưỡng nhưng khó để đảm bảo chất lượng và khó để xã hội yên tâm khi giáo viên dạy môn này đi dạy môn khác.
Một số khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được các địa phương đề cập như: nguồn kinh phí chi cho cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa có hướng dẫn chi tiết cho việc đấu thầu thiết bị dạy học, cần thiết xây dựng bộ mẫu quy chuẩn. Chưa có định mức xây dựng các trường liên cấp; thiếu máy tính học tập cho học sinh; phòng học bộ môn còn thiếu so với yêu cầu…
Với Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài các khó khăn về tuyển về giáo viên, địa phương còn vướng cơ chế khi có tiền nhưng không mua sắm được.
Nửa chặng đường triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện ở các phương diện: Triển khai đúng tiến độ, đúng kế hoạch, đồng bộ trên cả nước, tất cả đã vào cuộc.
Về nhóm việc liên quan tới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, cần làm từng bước và kiên trì. Về thừa, thiếu giáo viên, Bộ trưởng cho biết đây là một cụm vấn đề, nên có thể tạm thời tuyển giáo viên theo chuẩn cũ, sẽ chuẩn hóa vào năm 2030.
Theo Bộ trưởng Sơn, trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018 vẫn còn tình trạng chưa có sự thống nhất trong hiểu về chương trình, mỗi nơi có những sáng tạo, điểm vướng, khó khăn khác nhau. Bộ trưởng yêu cầu, cần tăng cường hơn nữa trao đổi chuyên môn hai chiều giữa Bộ và các Sở GD-ĐT, nhà trường, giáo viên. Các vấn đề về chuyên môn phát sinh phải xử lý ngay.
Có 2 nội dung lớn cần chú trọng hơn nữa là các môn dạy tích hợp, tài liệu giáo dục địa phương. Trong đó, vấn đề dạy môn tích hợp cần xử lý ngay nhưng phải xác định, đây không phải là việc có thể triển khai một sớm một chiều. Tùy theo điều kiện có thể của từng địa phương để đưa môn tích hợp vào giảng dạy, nếu chưa đủ điều kiện thì cứ từng bước triển khai.
Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, thiếu đủ thứ
Thiếu giáo viên, vướng khâu in ấn tài liệu giáo dục địa phương, gặp khó khi mua sắm thiết bị giáo dục...
là tình hình khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2022-2023.
Sáng 13-12, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị đánh giá tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2022-2023.
Trong phiên thảo luận sáng nay của các địa phương tại miền Nam, các đại biểu đề cập nhiều đến vấn đề gặp khó khăn khi triển khai giảng dạy chương trình mới.
Có kinh phí nhưng khó mua sắm thiết bị
Tại hội nghị, đại biểu Sở GD&ĐT các tỉnh cho biết việc mua sắm trang thiết bị không gặp khó khăn về kinh phí nhưng các văn bản về thẩm định giá cũng như lựa chọn đơn vị để thực hiện mua sắm chưa rõ ràng, có sự chồng chéo.
"Tại khoản 2 điều 4 của Thông tư 14 về xây dựng thẩm định, ban hành định mức về kinh tế kỹ thuật và xây dựng phương pháp giá dịch vụ khối giáo dục sử dụng, thẩm quyền ban hành định mức là UBND tỉnh nhưng khoản 2, điều 8 thì quy định Chủ tịch UBND tỉnh. Vậy cuối cùng thẩm quyền là Chủ tịch hay UBND tỉnh. Sở GD&ĐT Cà Mau có gửi 3 văn bản về Bộ GD&ĐT nhưng không nhận được phản hồi" - ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau trình bày.
Tương tự, đại diện Sở GD&ĐT Bình Phước nêu mặc dù HĐND tỉnh đã thông qua phân bổ kinh phí 400 tỉ để mua sắm thiết bị dạy học nhưng các Thông tư 37, 38, 39 cũng như Nghị định 40 quy định về việc này còn có sự chồng chéo nên Sở chưa triển khai mua sắm được.
Thiếu giáo viên dạy chương trình mới
Ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho biết UBND tỉnh rất quan tâm và đầu tư lộ trình đến năm 2025 để phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau phát biểu tại phiên thảo luận sáng nay. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tuy nhiên, tỉnh đang gặp tình trạng thiếu giáo viên. Hiện nay tỉnh còn thiếu 787 giáo viên. Để khắc phục, Sở GD&ĐT chỉ đạo, các quận, huyện TP khẩn trương tuyển dụng biên chế đến tháng 1-2023. Nếu đơn vị nào không thực hiện nghiêm túc, lãnh đạo sẽ bị kiểm điểm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặt hàng các đơn vị đào tạo.
Bên cạnh đó, từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện ở lớp 3 với 2 môn bắt buộc là tin học, ngoại ngữ. Tuy nhiên, tỉnh còn thiếu 258 giáo viên của 2 môn này. Sở cũng chỉ đạo các trường gỡ khó bằng nhiều giải pháp như thỉnh giảng, tăng giờ, thậm chí cử giáo viên cấp 3 xuống dạy tiểu học để đảm bảo 100% học sinh được học bộ môn trên.
Tương tự, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho biết sở gặp khó trong việc tuyển dụng giáo viên thực hiện chương trình mới vì không có nguồn tuyển.
Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại phiên thảo luận sáng nay. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Liên quan đến vấn đề thiếu giáo viên, ông Phạm Ngọc Hải, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh chia sẻ, đến nay ngành GD&ĐT còn thiếu trên 1.100 giáo viên, nhiều nhất ở cấp mầm non. Những vùng khó khăn, biên giới thì lại càng khó tuyển được giáo viên.
Tại tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Phong, Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho biết dù đã thực hiện tuyển dụng nhưng Sở còn thiếu 2.000 giáo viên, một số trường không có kế toán nhiều năm liền.
Tại TP.HCM, dù đã triển khai dạy học ngoại ngữ theo mô hình tự chọn từ năm 1995 nhưng vẫn gặp khó khăn do thiếu giáo viên khi triển khai dạy ngoại ngữ bắt buộc. "Đến nay, Sở còn thiếu 170 giáo viên tin học, ngoại ngữ. Nhiều giải pháp như thỉnh giảng, tăng giờ dạy được áp dụng để đảm bảo học sinh được học" - ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chia sẻ.
Các địa phương gặp khó trong việc tuyển dụng giáo viên tin học và tiếng Anh. Trong ảnh là học sinh Trường Tiểu học Thạnh An trong giờ học tin học. Ảnh: TT
Vướng in ấn tài liệu giáo dục địa phương
Một vấn đề nữa được các Sở đề cập tại phiên thảo luận là việc vướng trong khâu in ấn và phát hành tài liệu giáo dục địa phương. Vì vậy, hiện nay nhiều địa phương vẫn chưa thể triển khai dạy nội dung này trong học kỳ 1. Nhiều nơi đang cho học sinh học qua file PDF.
Ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở GD&ĐT Sóc Trăng cho biết tỉnh đã rất chủ động trong khâu biên soạn nội dung giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, Sở đang vướng trong khâu in ấn tài liệu vì không biết sẽ thực hiện đấu thầu ra sao. "Chúng tôi có trao đổi vấn đề này với Sở Tài chính nhưng không có hướng ra, họp HĐND cũng đề cập nhưng chưa có hướng giải quyết. Vừa rồi, Bộ GD&ĐT có văn bản liên quan nhưng đọc cũng chung chung. Do đó, hiện nay chúng tôi vẫn phải chuyển file PDF để giáo viên dạy cho học sinh" - vị này bày tỏ.
Cũng gặp khó khăn trong vấn đề trên, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất Bộ GD&ĐT có văn bản cho phép các địa phương sử dụng bản quyền đấu giá cho các nhà xuất bản đấu thầu để in ấn, phát hành. Hoặc Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản điều chỉnh lại thông tư biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, tức là xã hội hóa ngay từ lúc đầu việc biên soạn, việc xây dựng khung chương trình sẽ do UBND TP.HCM ban hành. Các nhà xuất bản sẽ biên soạn nội dung trình UBND TP thẩm định, Bộ GD&ĐT phê duyệt. Với cách làm này, việc in ấn tài liệu giáo dục địa phương sẽ không còn vướng nữa.
Ông Hiếu cũng cho biết, qua nắm thông tin trên báo chí, Bộ GD&ĐT đang có kiến nghị với Chính phủ tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên. Theo ông Hiếu, đây là điều nên làm, đặc biệt cần phải tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non và giáo viên ở vùng sâu vùng xa. Nếu được, nên tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non lên 100%, giáo viên tiểu học 50%, giáo viên THCS và THPT 40%.
GV môn Hóa: Đang dạy mà gặp từ tiếng Anh, tôi phải dừng lại để xem cách phát âm Môn Hóa học lớp 10, việc đưa vào phát âm chuẩn tiếng Anh tên các nguyên tố, chất hóa học là thử thách đối với học sinh và giáo viên. Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu được triển khai ở bậc trung học phổ thông đối với lớp 10. Do là năm đầu tiên nên ngoài việc...