Triển khai chương trình giáo dục phổ thông: Cần chuẩn bị kỹ lưỡng
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện Chương trình đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh (HS) lớp 5, lớp 9, lớp 12 năm học 2019-2020.
Từ đó giúp “nhận diện” chính xác thực tế giáo dục của nhà trường, địa phương, quốc gia; biết được các HS lớp 5, lớp 9 cần bổ sung kiến thức như thế nào để các em có thể tiếp cận ngay với chương trình mới khi lên lớp 6, lớp 10.
Ảnh minh họa.
Chuẩn bị “đầu vào”
Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho HS khi chuyển sang học chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới, nhất là HS lớp 5 sẽ bắt đầu học vào năm học 2021-2022, HS lớp 9 sẽ học từ năm học 2022-2023, ngành giáo dục đã thực hiện nhiều giải pháp.
Video đang HOT
Trong đó, Chương trình Đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12 năm học 2019-2020 có mục tiêu chính là đánh giá năng lực của HS đang học chương trình hiện hành so với chuẩn đầu ra mong đợi của CTGDPT 2018. Chương trình đồng thời nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng kết quả học tập của HS như hệ thống chính sách; các điều kiện giảng dạy – học tập…
Tại Hội nghị Tổng kết chương trình vừa diễn ra tại Hà Nội do Bộ GDĐT tổ chức, Cục Phó Cục Quản lý chất lượng Phạm Quốc Khánh cho biết, chương trình đã tổ chức đánh giá (chọn mẫu ngẫu nhiên) trên gần 57.000 HS của ba khối lớp 5, 9, 12; gần 51.000 phụ huynh HS; hơn 5.200 giáo viên, 1.029 Hiệu trưởng, của 1.029 trường tiểu học, THCS, THPT trên 63 tỉnh thành.
Chương trình được chuẩn bị và triển khai kỹ lưỡng trong 2 năm với quy trình tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, năm 2019 là xây dựng, thử nghiệm và chuẩn bị công cụ khảo sát, đánh giá diện rộng. Năm 2020 thực hiện khảo sát chính thức; phân tích xử lý dữ liệu và báo cáo; khảo sát thử nghiệm 3 môn lớp 12 và xây dựng ngân hàng câu hỏi bổ sung.
Kết quả đánh giá với đối tượng HS cho thấy, CTGDPT 2018 có sự kế thừa và giao thoa tốt với CTGDPT hiện hành. Đa số HS của chương trình hiện nay nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản và vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn quen thuộc, hoặc tương đối phức tạp. HS nữ có kết quả học tập tốt hơn học sinh nam ở hầu hết các môn học, các khối lớp; mức độ đạt chuẩn yêu cầu của CT mới giữa HS các vùng miền có sự khác biệt…
Để triển khai CTGDPT 2018, Bộ GDĐT xác định phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về đánh giá diện rộng nói riêng và hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục nói chung. Tới đây, Bộ sẽ có hướng dẫn các nhà trường tổ chức việc dạy học cho học sinh lớp 5, lớp 9 để có bước chuyển tiếp sang học CTGDPT mới hiệu quả.
Lo ngại từ giáo viên
Về phía nhà trường, chương trình đánh giá cũng chỉ ra những điểm mà từng nhà trường, địa phương, cả nước cần điều chỉnh/bổ sung trong công tác dạy học và quản lý giáo dục để tiến tới thực hiện hiệu quả CTGDPT mới.
Trong đó, một vấn đề được nhiều nhà trường băn khoăn hiện nay là rút kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình ở lớp 1 năm học này, nếu nhà trường và giáo viên tiếp cận sớm hơn với sách giáo khoa (SGK) từ khi thực nghiệm, góp ý bản mẫu đến khi SGK chính thức được phê duyệt thì sẽ có nhiều thời gian để lựa chọn cũng như nhuần nhuyễn nội dung dạy học.
Tuy nhiên, đã gần hết 1 học kỳ của năm lớp 5 nhưng hầu hết giáo viên, phụ huynh và HS vẫn chưa nhìn thấy hình hài các cuốn SGK sẽ dạy trong năm học mới ra sao. Để tránh những sai sót như SGK Tiếng Việt lớp 1 của các bộ sách theo CTGDPT mới như năm học này, theo các chuyên gia cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định, công khai bản mẫu SGK để mọi người dân góp ý.
Theo GS. TS Phạm Tất Dong- Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, theo CTGDPT mới, lớp 6 có thêm 2 môn học tích hợp. Đây là một sự tiến bộ, tiếp cận với xu thế giáo dục của thế giới hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên hiện đang giảng dạy trong các nhà trường trước kia chỉ được đào tạo đơn môn, bây giờ chuyển sang dạy liên môn là điều không hề dễ dàng.
Một giáo viên hiện đang dạy môn Lịch sử cũng băn khoăn nếu như sắp tới được giao nhiệm vụ dạy liên môn này. “Với trách nhiệm của một nhà giáo, chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình để cập nhật tri thức mới, phương pháp mới nhưng phải chịu trách nhiệm truyền đạt cho HS kiến thức của những môn mình chưa được đào tạo chuyên sâu, đây thực sự là một thách thức với cá nhân tôi và nhiều đồng nghiệp. Tôi mong sớm có SGK để nghiên cứu, đề xuất nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, cùng bàn về dạy học tích hợp ra sao cho hiệu quả” – cô giáo này chia sẻ.
Bà Đặng Thị Thu Hà-Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt (Hà Nội) cho rằng đổi mới SGK ở bậc THCS theo hướng tích hợp các môn là đổi mới rất lớn, rất khó. Hiện nhà trường đã cử 3 giáo viên cốt cán đi tập huấn theo chương trình của Sở GDĐT song chưa thực hiện tập huấn trên diện rộng. Với hơn 3.000 HS, bà Hà bày tỏ lo ngại việc áp dụng CTGDPT mới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn những trường ít HS.
Bộ GD-ĐT công bố kết quả đánh giá học sinh lớp 5, 9, 12
Để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018), Bộ GD-ĐT tổ chức đánh giá (chọn mẫu ngẫu nhiên) trên gần 57.000 học sinh của ba khối lớp 5, 9, 12; gần 51.000 phụ huynh học sinh; hơn 5.200 giáo viên, 1.029 Hiệu trưởng, của 1.029 trường tiểu học, THCS, THPT trên 63 tỉnh thành.
Ảnh minh họa.
Tại hội nghị Tổng kết Chương trình đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12 năm học 2019-2020 vừa qua, Cục Phó Cục Quản lý chất lượng Phạm Quốc Khánh cho biết, theo kết quả đánh giá đa số học sinh của chương trình hiện nay nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản và vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn quen thuộc, hoặc tương đối phức tạp.
Học sinh nữ có kết quả học tập tốt hơn học sinh nam ở hầu hết các môn học, các khối lớp; mức độ đạt chuẩn yêu cầu của CT mới giữa học sinh các vùng miền có sự khác biệt...
Để thực hiện hiệu quả CT GDPT mới, chương trình đánh giá khuyến nghị tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của chương trình mới, đổi mới hoạt động quản trị nhà trường. Việc nâng cấp hệ thống học liệu, cơ sở vật chất phục vụ dạy học cần được quan tâm đầu tư hơn, bên cạnh việc xây dựng và thực thi một số biện pháp gắn kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường trong hoạt động hỗ trợ giáo dục học sinh.
Học thêm tự nguyện và dạy thêm ép buộc, ranh giới mong manh Dù cấm hay không cấm thì một bộ phận giáo viên không chỉ ở Đồng Nai mà đa số các địa phương trên cả nước vẫn đang dạy thêm rất bình thường. Ngày 07/12/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai ban hành Công văn số 4150/SGĐT-NV1 về việc tạm dừng tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài...