Triển khai 2 chương trình đánh giá quốc tế vào tháng 4/2024
Hai chương trình đánh giá quốc tế sẽ được triển khai tại Việt Nam vào tháng 4/2024 gồm: Chương trình TALIS và Chương trình SEA-PLM.
Ảnh minh họa/ITN.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022-2023. Một trong những nhiệm vụ được đưa ra là triển khai các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia và quốc tế theo kế hoạch.
Cụ thể, thực hiện khảo sát thử nghiệm vào tháng 4/2023 và chuẩn bị cho khảo sát chính thức vào tháng 4/2024 các chương trình đánh giá quốc tế, gồm: Chương trình Đánh giá quốc tế về dạy và học (TALIS), Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM).
Bộ GD&ĐT yêu cầu sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường thực hiện tốt công tác chuẩn bị về dữ liệu hiệu trưởng, giáo viên và học sinh; chuẩn bị tốt các điều kiện về nguồn lực để tham gia các chương trình đánh giá quốc tế bảo đảm đúng yêu cầu, quy trình kỹ thuật của quốc tế, khu vực và của Việt Nam. Đồng thời, có các phương án ứng phó với tác động của dịch bệnh trong quá trình triển khai.
TALIS là chương trình đánh giá việc dạy và học trong nhà trường phổ thông, được Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nghiên cứu, xây dựng với chu kỳ đánh giá 5 năm/lần. Chương trình TALIS bắt đầu từ năm 2008 tại 24 quốc gia/vùng kinh tế OECD. Đến chu kỳ TALIS 2018, đã có trên 45 quốc gia/vùng kinh tế tham gia, trong đó có Việt Nam. Đối tượng tham gia khảo sát chính thức TALIS là hiệu trưởng và giáo viên.
Chương trình SEA-PLM được hội nghị Hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á tán thành tại hội nghị lần thứ 47, diễn ra vào tháng 3/2013. Đối tượng khảo sát là học sinh đang học lớp 5 ở các trường tiểu học; hiệu trưởng các trường rơi vào mẫu khảo sát; giáo viên đang dạy lớp 5; phụ huynh rơi vào mẫu khảo sát. Việt Nam tham gia khảo sát thử nghiệm SEA-PLM trong năm 2018.
Có giáo viên xin đi dạy hợp đồng, đến khi nhận việc lại 'biệt tăm' vì lương thấp
Ngày 29/8, học sinh mầm non tại Vĩnh Phúc bắt đầu tựu trường, tuy nhiên không khí năm học mới tại các vùng nông thôn vẫn khá trầm lắng.
Không khí tựu trường "trầm lắng"
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Thái - Hiệu trưởng trường mầm non Hội Hợp B (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho biết:
"Số lượng học sinh đi học ngày tựu trường còn rất ít. Do mấy hôm trước mưa bão nên phụ huynh không đưa con đi học sớm. Hiện tại mỗi lớp chỉ có hơn chục em".
Giáo viên trường mầm non Hội Hợp B tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn trước thềm năm học mới. Ảnh: Fanpage nhà trường
Theo cô Thái, năm nay sĩ số của trường là 410 học sinh với 14 lớp học, gồm 23 giáo viên.
"Học sinh ra lớp mặc dù vẫn còn ít nhưng giáo viên thì vẫn phải đến lớp bình thường. Ngoài trông các con, các cô giáo còn phải trang trí lớp học", cô Thái bộc bạch.
Tương tự trường mầm non Hội Hợp B, theo tìm hiểu của phóng viên về thực tế học sinh mầm non tựu trường tại trường mầm non Đống Đa (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), số lượng hiện tại mới chỉ đạt khoảng 50% học sinh.
"Ngày tựu trường (29/8) tuy nhiên phụ huynh ai cũng có tâm lý sau khai giảng mới cho con đi học nên tầm này còn vắng lắm, số lượng đi học rất ít thậm chí nhiều gia đình cũng chỉ đưa con đến địa điểm lớp để biết trường, biết lớp, xong rồi về và chờ sau khai giảng", cô Vũ Thị Loan - Hiệu trưởng trường mầm non Đống Đa chia sẻ.
Được biết, trường mầm non Đống Đa năm nay có 160 học sinh, tuy nhiên tính đến ngày tựu trường mới có khoảng 80 học sinh đi học.
Học sinh trường mầm non Đống Đa. Ảnh: Website nhà trường
Năm nay, học sinh mầm non tại Vĩnh Phúc đến tựu trường trước ngày khai giảng 1 tuần để làm quen với môi trường mới. Theo cô Thái, trong tuần đầu tiên này, học sinh chủ yếu sẽ được rèn đội hình đội ngũ, nề nếp giờ ăn giờ ngủ, cho trẻ làm quen với giáo viên, với bạn, các góc hoạt động trong và ngoài lớp...
"Các con vừa nghỉ ở nhà một thời gian khá dài nên hiện tại cần phải rèn lại nề nếp dần để sớm thích nghi với chế độ sinh hoạt của nhà trường. Ngoài ra còn cho các con tập một số chương trình văn nghệ để chuẩn bị cho ngày khai giảng. Đến ngày 6/9, nhà trường mới bắt đầu triển khai dạy ngày học đầu tiên của kì 1".
Có giáo viên xin đi làm nhưng đến lúc nhận việc lại "biệt tăm"
Hiệu trưởng trường mầm non Hội Hợp B cho biết, hiện tại trường còn thiếu 5 biên chế giáo viên.
"Hiện tại Phòng giáo dục và đào tạo đã có kế hoạch nhưng để bổ sung biên chế phân về cơ sở thì chưa có. Hy vọng trước ngày khai giảng năm học mới đội ngũ giáo viên sẽ được bổ sung đầy đủ để đảm bảo công tác dạy học.
Số lượng giáo viên dự kiến sẽ bổ sung đủ 2 giáo viên/lớp, như vậy thì các cô mới đỡ vất vả".
Cô Thái cũng bày tỏ trăn trở về việc tuyển giáo viên khó khăn: "Công việc của một giáo viên mầm non rất vất vả, các con nhỏ nên phải chăm sóc mọi việc, ngoài ra các cô còn phải trang trí làm đồ chơi.
Công việc vất vả là vậy nhưng lương giáo viên còn thấp nên nhiều người không muốn làm. Năm ngoái có giáo viên xin đi dạy hợp đồng nhưng đến khi nhận việc lại không đi nữa".
Chế độ lương, đãi ngộ thấp cùng đặc thù công việc giáo viên mầm non vất vả nên công tác tuyển dụng giáo viên mầm non tại nhiều địa phương hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa: website trường mầm non Đống Đa
Thiếu giáo viên cũng là thực trạng chung của ngành giáo dục nhiều địa phương. Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, hiệu trưởng trường mầm non Đống Đa cho biết:
"Công tác giáo dục của trường nhận được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo thành phố, giáo dục địa phương. Các bậc phụ huynh cũng hoàn toàn ủng hộ các hoạt động của nhà trường.
Tuy nhiên, vì là đơn vị công lập do đó phải phụ thuộc vào kinh phí nhà nước. Vấn đề thiếu giáo viên cũng là vấn đề rất khó khăn với nhà trường. Mặc dù nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, bổ sung giáo viên tạm thời, nhưng để đảm bảo ổn định và lâu dài cũng là vấn đề nan giải mà nhà trường phải đối mặt".
Hiện tại, trường mầm non Đống Đa đang có 10 giáo viên, dạy 160 học sinh. Theo cô Loan, nhà trường vẫn đang thiếu 8 giáo viên do vậy các cô giáo hiện tại rất vất vả.
"Hiện, Phòng giáo dục và đào tạo đã tham mưu hợp đồng thêm giáo viên để đảm bảo các trường có đủ 2 giáo viên/lớp vào năm học mới này".
Cách ngày khai giảng chỉ còn ít ngày, dù đội ngũ giáo viên còn thiếu, nhưng đội ngũ thầy cô giáo khối ngành mầm non đều thể hiện quyết tâm giảng dạy tốt, đảm bảo cho các em học sinh được đi học và chăm sóc đầy đủ.
"Vào ngày khai giảng, có một đặc thù với khối mầm non là nếu chỉ khai giảng mỗi buổi sáng rồi kết thúc thì sẽ không có học sinh đi vì phụ huynh đã gửi con là gửi cả ngày. Do đó, nếu khai giảng xong tầm 10 giờ sáng xong thì các con không có người đón vì bố mẹ đều đi làm cả rồi.
Vì vậy, nhà trường đang có kế hoạch trông các con cả ngày khai giảng để tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh đi làm, đồng thời cố gắng để có một ngày lễ khai giảng ý nghĩa với các con".
Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Huyến yêu cầu các đơn vị, nhà trường trong tỉnh chuẩn bị cho lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, trong không gian sạch đẹp, đúng các quy định và hướng dẫn. Thời gian, nội dung khai giảng diễn ra trong 60 phút. Các trường tập trung học sinh trước khi đại biểu đến dự không quá 15 phút.
Ninh Bình tăng cường thanh tra các khoản thu chi trong năm học UBND thành phố Ninh Bình đã yêu cầu đơn vị có liên quan , Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm khoản thu chi trong trường học. Ảnh minh họa. Theo đó, đối với Phòng GD&ĐT thành phố yêu cầu: Chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND các phường, xã và các đơn vị có...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

6 tác hại bất ngờ của việc tiêu thụ quá nhiều nghệ
Sức khỏe
10:07:36 17/04/2025
Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga
Du lịch
10:03:15 17/04/2025
Cha tôi, người ở lại đóng máy sau 7 tháng, Ngọc Huyền khóc nức nở
Hậu trường phim
09:35:29 17/04/2025
Sao Việt 17/4: Phan Mạnh Quỳnh kỷ niệm 4 năm cưới, Hari Won nhí nhảnh ở tuổi 40
Sao việt
09:31:59 17/04/2025
Gia đình xin về lo hậu sự, bệnh nhân bất ngờ có phản xạ và hồi sinh
Thế giới
09:22:57 17/04/2025
Choáng ngợp trước tiệc sinh nhật 18 tuổi của Công chúa châu Âu: Không khí cổ tích tràn ngập từ đầu đến chân
Netizen
09:03:22 17/04/2025
Mẹ vợ 40 tuổi ôm tiền bỏ trốn cùng con rể tương lai kém 20 tuổi
Lạ vui
09:00:58 17/04/2025
Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường mặt mộc của Yến Xuân, vóc dáng thật sau sinh mới gây chú ý
Sao thể thao
08:54:41 17/04/2025
Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn
Mọt game
08:31:40 17/04/2025
"Minh tinh bi thảm nhất showbiz" hé lộ tình trạng gia đình Từ Hy Viên: Chồng và em gái ra sao sau 2 tháng mất mát?
Sao châu á
08:25:15 17/04/2025