Trí thức trẻ: mê thể thao, say học hỏi – Kỳ 2: Thầy phó hiệu trưởng 8X mê tập gym
Luôn tràn đầy năng lượng sống, trở thành lãnh đạo của một trường đại học kiêm chủ tịch Hội Nghiên cứu – giảng dạy tiếng Anh TP.HCM ở tuổi 35, nhưng tự nhận bản thân có quá khứ “trung bình về mọi mặt”…
Thầy Đỗ Hữu Nguyên Lộc luyện tập thể thao – một hoạt động thường ngày – Ảnh: GIA HOÀNG
Đó là câu chuyện của tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế tài chính TP.HCM.
Trước mỗi nấc thang, tôi buộc bản thân phải tự trau dồi các nhóm kỹ năng và tư duy khác nhau để phù hợp với những thử thách mới.
TS ĐỖ HỮU NGUYÊN LỘC
Tham vọng tạo nên sự khác biệt
Từ thời niên thiếu, Nguyên Lộc đã nhận ra bản thân là một thiếu niên trung bình về mọi mặt, từ hoàn cảnh gia đình, học lực đến thành tích ngoại khóa, thể thao…
“Xuyên suốt thời phổ thông, tôi đều học ở các trường thường, có vị trí khiêm tốn trong lớp. Đậu vào Đại học Sư phạm TP.HCM, trở thành trưởng khoa rồi phó hiệu trưởng một trường đại học, chủ tịch này nọ… là điều tôi chưa từng mơ tới”, anh nhớ lại.
Nếu có một điều gì đó gọi là khác so với bạn bè thì Nguyên Lộc cho rằng đó là tham vọng, dám nghĩ dám làm của mình.
Anh có xu hướng luôn đặt những mục tiêu cao hơn so với năng lực bản thân và nỗ lực tối đa để hướng đến. Đến hiện tại, Nguyên Lộc vẫn nghĩ bản thân có quá nhiều thứ phải học hỏi mỗi ngày.
“Đôi khi những điều tưởng chừng rất đời thường lại dẫn đến sự khát khao, thay đổi mạnh mẽ. Chẳng hạn thời phổ thông, do học không giỏi nên tôi được gia đình thuê gia sư kèm.
Lúc đó, gia sư là một thần tượng thật sự vì họ có thể giải được những bài tập mà tôi không cách nào giải được. Tôi khát khao trở thành họ”, Nguyên Lộc hồi tưởng.
Video đang HOT
Mơ ước đó lớn đến mức ngay khi biết tin trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm TP.HCM, việc đầu tiên anh làm không phải là báo tin cho gia đình, mà là chạy ngay đến một trung tâm luyện thi để… đăng ký trở thành gia sư!
Các nấc thang ước mơ và khao khát cứ thế được “nâng cấp”, để anh dần từ một học sinh trung bình thành sinh viên sư phạm, rồi trở thành gia sư, giảng viên, đến vị trí lãnh đạo khoa, trường…
Chia sẻ chi tiết về một trong những thử thách đồng thời trải nghiệm thất bại nhưng ý nghĩa nhất, Nguyên Lộc nói: “Đó là thời điểm tôi tốt nghiệp thạc sĩ từ Mỹ về.
Do kết quả học tập tốt và có một số thành tích đáng kể hoạt động ngoại khóa, tôi được mời làm lãnh đạo khoa tại một trường cao đẳng ở TP.HCM. Thật lòng nhìn lại, tôi thấy kinh nghiệm điều hành và quản trị lúc đó gần như zero”.
Dẫu vậy, tuổi 26 với sự chủ quan về lượng kiến thức học được từ Mỹ, anh tự tin vận hành khoa với đội ngũ thầy cô phần lớn có tuổi và nhiều thâm niên hơn hẳn mình, các nhà điều hành khách sạn – nhà hàng chuyên nghiệp… để rồi nhanh chóng nhận ra bản thân như một cậu bé non nớt, hiếu chiến trước mọi thứ. Anh nhanh chóng ra đi trong ê chề và hoài nghi nhiều thứ.
“Lúc đó tôi xác định có hai lựa chọn: tiếp tục nghi ngờ hoặc chấp nhận mình đã thất bại để học lại từ đầu”, Nguyên Lộc bộc bạch.
Dành nhiều thời gian suy nghĩ, anh nhận ra bản thân còn quá nhiều điều cần phải học, giữa kiến thức hàn lâm và kinh nghiệm thực tiễn là một khoảng cách không nhỏ.
Một điều quan trọng nữa là không thể phủ nhận yếu tố “nhập gia tùy tục” và văn hóa công sở tại mỗi quốc gia là khác nhau. Và anh tích cóp kinh nghiệm, học thêm kỹ năng… rồi đứng dậy, đi tiếp.
15 năm tập luyện thể thao
Dẫu là lãnh đạo của một trường đại học, trang Facebook của Nguyên Lộc lại rất trẻ trung với hình ảnh thường thấy là quần jean, áo thun hoặc những khoảnh khắc anh đang tập thể dục. Mỗi dòng tâm trạng của anh là hàng trăm lượt like (thích), phần lớn của sinh viên.
“Hình ảnh giảng viên, giới nghiên cứu luôn được mọi người gắn với những “mọt sách” nhạt nhẽo trong giao tiếp lẫn bề ngoài. Từ khi còn là sinh viên trường sư phạm, tôi đã rất băn khoăn về điều này và dành thời gian tìm hiểu nhiều về tác động của ngoại hình lên thành công nghề nghiệp”, anh chia sẻ.
Theo Nguyên Lộc, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự chỉn chu trong trang phục, hấp dẫn trong hình thể có tác động tích cực lên sự nghiệp của mọi người.
Chẳng hạn nghiên cứu của Đại học Texas at Austin (Hoa Kỳ) năm 2009, đã chỉ ra những ứng viên có cùng năng lực nhưng ngoại hình tốt thường có thu nhập cao hơn, và trong một số môi trường nhất định sẽ dễ thăng tiến hơn.
Không chỉ giúp cân đối vóc dáng, giúp tự tin trong giao tiếp, thể thao còn giúp rèn luyện sức mạnh và sức bền, giúp anh bền bỉ hơn trong công việc cả thể chất lẫn tinh thần.
“Một nghiên cứu khác của Đại học Oxford (Anh) năm 2020 kết luận, việc luyện tập thể thao thường xuyên mang lại cảm giác hạnh phúc tương tự như được tăng lương hằng năm.
Cá nhân tôi thấy việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp tâm trạng luôn ở trạng thái cân bằng, tích cực. Vậy tại sao chúng ta không dành được 30-60 phút mỗi ngày cho những điều có quá nhiều lợi ích như vậy?”, Nguyên Lộc chia sẻ góc nhìn.
Và đó là lý do anh duy trì thói quen tập luyện thể thao suốt 15 năm qua, từ lúc còn ngồi ghế giảng đường. “Do công việc hiện rất nhiều nên cường độ và thời gian tập gym có giảm, nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì thói quen này mỗi ngày để đi được đường dài”, anh cho biết.
Con nghỉ học dài tránh dịch Covid-19, bố mẹ chọn giải pháp gia sư online
Sợ con quên hết kiến thức do nghỉ học quá lâu trong mùa dịch bệnh Covid-19, nhưng lại lo lắng khi gia sư đến nhà dạy học, nhiều phụ huynh đã chọn cách cho con học online với gia sư.
Anh Mai Ngọc Tân, giáo viên Trung tâm bồi dưỡng kiến thức Trạng Nguyên (TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) cho biết, gần 2 tháng nay, anh chuyển sang dạy online sau khi Trung tâm được yêu cầu đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19.
Nam giáo viên cho biết, công việc gia sư online vẫn giống như dạy trực tiếp tại nhà, học sinh được bố mẹ trang bị cho điện thoại thông minh hoặc máy vi tính. Giáo viên và học sinh sẽ tương tác qua màn hình, với thời gian như các tiết học bình thường.
Công việc gia sư online mùa dịch đang được nhiều trung tâm triển khai
"Do thời gian nghỉ học dài quá, nhiều gia đình đành phải chọn phương án này để đảm bảo con em mình không quên kiến thức mà vẫn hạn chế tiếp xúc với người khác. Công việc này đòi hỏi cả thầy và trò phải "làm bạn" với chiếc điện thoại trong khoảng 1,5 tiếng đồng hồ", anh Tân nói và cho biết thêm, học phí dạy online cũng tương tự như dạy trực tiếp tại nhà.
Chị Bùi Thị Bích Trâm, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức Hướng Dương (TP. Gia Nghĩa) cho biết, từ đầu mùa dịch Covid-19 tới nay, có hàng chục phụ huynh liên hệ với Trung tâm để tổ chức dạy online.
"Phụ huynh mong muốn làm sao duy trì được thời gian học của các cháu như bình thường, đồng thời củng cố, ôn tập kiến thức đã học. Nghỉ học lâu quá, nhiều phụ huynh cũng lo ngại con em mình sẽ mất kiến thức khi quay lại trường", chị Trâm cho hay.
Tuy nhiên, cũng theo người quản lý của Trung tâm này, nhu cầu của phụ huynh là cao, song số giáo viên không đáp ứng đủ.
Nghỉ học chống dịch, nhiều gia đình chọn cách thuê gia sư online cho con
"Hiện nay chúng tôi đang có khoảng 20 học viên đang theo học các lớp online. Dựa trên đề nghị của phụ huynh và của chính những học viên này, chúng tôi mở lớp miễn phí nhằm ôn luyện kiến thức cho các em. Tất cả các em này đều xác định xét tuyển vào các trường đại học nên rất có ý thức trong việc học", chị Bích Trâm nói.
Theo tìm hiểu, từ đầu mùa dịch tới nay, nhiều phụ huynh tại TP. Gia Nghĩa cũng liên hệ với các trung tâm gia sư, dạy kèm trên địa bàn để dạy online cho con em mình. Nhiều phụ huynh còn đề xuất tăng buổi, tăng giờ học online, như là cách để "quản" con trong mùa dịch.
Con tự học nhưng không hiệu quả, nhiều phụ huynh phải tìm gia sư online cho con trong mùa dịch Covid-19.
Chị Phí Thị Nguyệt, phụ huynh học sinh lớp 10 tại TP. Gia Nghĩa cho biết, trước đây con chị theo học các bài giảng trên một đài truyền hình, nhưng không hiểu gì. Sau đó, chị cùng một số phụ huynh khác tìm đến trung tâm gia sư để tìm giáo viên dạy online.
"Học online là lựa chọn "bất đắc dĩ" trong thời điểm này. Tuy nhiên, vì sợ con quên kiến thức nên buộc phải nhờ thầy dạy bài qua điện thoại. Các cháu học theo nhóm 3, 4 người nên việc học cũng rất vui vẻ, khá là hiệu quả. Cháu nói là vẫn hiểu bài như dạy học trực tiếp", chị Nguyệt nói.
Tương tự, chị Tô Thị Hồng Loan (ngụ phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, hiện chị đang cho hai cháu học lớp 3 và lớp 5 học hình thức online để các cháu không quên kiến thức đã học. Mỗi tuần các con chị học 3 buổi, mỗi buổi từ 30 phút đến 1 giờ.
"Ban đầu các cháu còn bỡ ngỡ chưa quen nên gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, sau khi được các giáo viên hướng dẫn nhiệt tình các cháu bắt đầu quen dần. Tôi cho các cháu học online môn tiếng Anh vì môn học này không có sự trau dồi sẽ nhanh quên và mất khả năng phản xạ nên tôi thấy đây là hình thức học tập phù hợp".
Chị Võ Thị Cẩm Diệu, Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ Superkids (TP. Buôn Ma Thuột) cho biết, từ khi nghỉ học tập trung, phụ huynh học sinh có đề nghị trung tâm mở lớp học online hoặc giới thiệu giáo viên dạy online. Vì các em nhỏ ở tiểu học việc tiếp cận với kỹ thuật còn hạn chế nên hầu hết đơn vị chỉ triển khai ở các cấp lớn cấp 2 và chủ yếu là học sinh cấp 3.
"Dạy có khó khăn tiếp cận công nghệ thông tin nhất là vào các buổi đầu, chưa qua lớp online nên khó tiếp thu hơn. Các buổi học, học sinh sẽ tự học là chính, cô giáo luyện nói, luyện giao tiếp và ôn luyện lại kiến thức thức đã học", chị Diệu cho hay.
Dương Phong - Thúy Diễm
Kinh tế buồn mùa dịch, "gia sư online" là cách người trẻ tự chuyển dịch để thích nghi với tình hình hiện tại Khi việc dạy học offline bị gián đoạn vì dịch Covid-19 thì giải pháp gia sư online là điều mà các bạn trẻ thường nghĩ đến. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài vùng chịu thiệt hại. Học sinh, giáo viên không thể...