Trị ho dứt điểm cho bé bằng lá húng chanh
Tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh, sát khuẩn với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy, mẹ hãy thử áp dụng lá húng chanh để trị ho dứt điểm cho con.
Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc, được trồng rộng rãi khắp nơi. Lá húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trị ho.
Theo Đông y, húng chanh tính ấm, vị cay thơn, hơi chua, thơm mùi chanh, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Húng chanh kết hợp với quất, đường phèn… thường dùng làm thuốc chữa ho trẻ em, bệnh đường hô hấp, viêm họng.
Sau đây là một số bài thuốc trị ho cho bé từ húng chanh hiệu quả trong mùa lạnh:
Chữa ho đờm thông thường:
Nguyên liệu: 15-16 lá húng chanh, 4-5 quả chất xanh, đường phèn.
Đường phèn.
Video đang HOT
Lá húng chanh, quất, đường phèn hấp cách thủy để trị ho cho con. Ảnh minh họa.
Húng chanh hấp đường phèn để trị ho cho con. Ảnh minh họa.
Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.
Chữa ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng:
Nguyên liệu: Lá húng chanh tươi 20g (rửa sạch, thái nhỏ), đường phèn 20g.
Cách làm:
- Cách 1: Giã dập lá húng chanh, sau đó trộn với 10ml nước sôi để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
Cách 2: Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng, mút lấy nước. Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong 3-5 ngày.
(Dùng cho trẻ trên 2 tuổi)
Cảm sốt, không ra mồ hôi: Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g , cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.
Hoặc Lá Húng chanh tươi 40 – 60g, rửa sạch, băm nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng vào vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. (Cách này chỉ cho trẻ trên 12 tuổi)
Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng: Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo Doisongphapluat
8 dấu hiệu của trẻ chậm phát triển mẹ phải biết
Con sinh ra đủ tháng đủ ngày nhưng 5 tháng chưa lẫy, 8 tháng vẫn chưa biết ngóc đầu...có thể là dấu hiệu chậm phát triển.
Thông thường, trẻ sinh non hoặc trong quá trình sinh bị thiếu oxy, vàng da, xuất huyết hộp sọ hay suy dinh dưỡng bào thai dễ có khả năng bị chậm phát triển hơn so với các em bé khác. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trẻ sinh đủ tháng đủ ngày nhưng 5 tháng chưa lẫy, 8 tháng vẫn chưa biết ngóc đầu, mẹ cũng cần cân nhắc đưa bé đi khám để được tư vấn.
Trẻ chậm phát triển thể chất không có gì là "khủng khiếp", cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nếu chẩn đoán sớm, thông qua điều trị vật lý, bé vẫn có thể bắt kịp các bạn cùng tuổi.
8 dấu hiệu của trẻ chậm phát triển mà mẹ cần quan sát con, đó là
Theo Khampha
Cho con bú, mẹ lợi đủ đường! Những lợi ích tuyệt vời từ việc nuôi con bằng sữa mẹ dưới đây chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực cho hành trình "bò sữa" của mẹ. Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ thường được đề cập đến với con trẻ mà quên đi những lợi ích tuyệt vời với chính người mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ...