“Tréo ngoe” trong quy định chọn sách giáo khoa
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp báo theo đó có 32 sách giáo khoa (SGK) của 8 môn học được phê duyệt trong danh mục SGK lớp 1 sử dụng tại các trường phổ thông từ năm học tới. Đây là các bước triển khai chủ trương “một chương trình, nhiều bộ SGK” của Quốc hội nhằm đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà.
Theo như công bố 24 trong số 32 bản thảo SGK lớp 1 vừa được phê duyệt để sử dụng trong năm học mới là của NXB Giáo dục Việt Nam. Thị phần của Nhà xuất bản Giáo dục vẫn chiếm đa phần nên nhiều phụ huynh cho rằng mục tiêu Quốc hội đặt ra là đa dạng sách, chống độc quyền dường như chưa thực hiện triệt để. Chất lượng và giá SGK vì thế khó lòng mà tốt, rẻ như kỳ vọng.
Theo đó tại điều 32 Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định: “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT” đã dấy lên sự lo ngại trong các gia đình có em đang đi học. Liệu mỗi tỉnh học một bộ SGK thì sau này thi vào các trường đại học có vênh nhau không? Liệu Nhà xuất bản Giáo dục vẫn “độc quyền” thì giá SGK năm sau có tăng hay không?
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Nhưng ngay sau đó, trong phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sáng 26/11 lại yêu cầu Chính phủ thực hiện theo Nghị quyết 88. Mà trong Nghị quyết 88 của Quốc hội ban hành năm 2014, quy định về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT”. Các trường sẽ thành lập hội đồng tuyển chọn, người đứng đầu là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; thành viên hội đồng là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đứng lớp và đại diện cha mẹ học sinh.
Như vậy SGK lớp 1 năm học tới không phải “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK” như Bộ GD&ĐT vừa họp báo công bố mà là “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK”. Trong ngày 20/11 năm nay, khá nhiều phụ huynh, giáo viên bàn tán xôn xao trước thông tin: Việc chọn SGK lớp 1 năm học 2020 – 2021 sẽ do các trường học quyết định; đến năm học sau, thẩm quyền lựa chọn này mới thuộc về UBND các tỉnh.
Sở dĩ có sự “tréo ngoe” này là do phải sau ngày 1/7/2019 Luật Giáo dục 2019 mới có hiệu lực thi hành. Nghĩa là Chính phủ không thể giao Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2019 áp dụng điều 32 trước khi luật này chính thức được áp dụng. Để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong quy định pháp luật, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác.
Như vậy có thể xảy ra những tình huống như: Hội đồng trường chọn sách lớp 1 là bộ sách A, lên lớp 2 tỉnh chọn bộ sách B. Thực ra để tránh điều này khi thiết kế Luật Giáo dục cần quy định rõ trong điều khoản thi hành, điều khoản chuyển tiếp. Chí ít cần được quy định bằng một quy định của Quốc hội ban hành kèm theo Luật để hướng dẫn thi hành, đáng tiếc điều này lại không xảy ra.
Video đang HOT
Như vậy, trong tháng 12 theo thẩm quyền thì Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư lựa chọn SGK theo tinh thần Luật Giáo dục 2019 đồng thời cũng ban hành thông tư thứ 2 theo tinh thần Nghị quyết 88, chỉ áp dụng đối với lớp 1 và chỉ có hiệu lực thi hành đến hết tháng 6/2020.
Vẫn biết các bộ SGK được thiết kế theo chuẩn quốc gia, đảm bảo tính kế thừa và chuyển tiếp nhưng đây vẫn là những sai sót không đáng có.
Theo kinhtedothi
Các trường tự chọn sách giáo khoa có đảm bảo thống nhất về kiến thức, chất lượng học sinh?
Năm học 2020- 2021 tới đây, các trường được tự chọn SGK dạy học nhưng phải đảm bảo tính phù hợp, thống nhất và chất lượng đánh giá học sinh.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa thống nhất thông qua "các cơ sở giáo dục, trực tiếp là hiệu trưởng có thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) để sử dụng, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh". Ngày 22/11 Bộ GD&ĐT từng đưa thông tin trong buổi họp báo công bố SG, theo Luật giáo dục sửa đổi UBND cấp tỉnh được quyền lựa chọn SGK.
Dù ai chọn sách cũng không được xáo trộn chương trình học
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 26/11 Bộ GD&ĐT trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xin ý kiến đẩy sớm thời gian thực hiện theo Luật giáo dục sửa đổi từ ngày 1/1/2020, nhằm đảm bảo tính thống trong lựa chọn SGK cho chương trình phổ thông mới.
Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc ban hành thông tư theo điểm C khoản 1 Điều 32 (UBND tỉnh có quyền lựa chọn SGK) của Luật sửa đổi chưa phù hợp với hiệu lực thi hành của Luật Giáo dục (sửa đổi) vào thời điểm hiện hành.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.
Do vậy, việc chọn SGK lớp 1 năm học tới vẫn sẽ thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. Nhưng Bộ GD&ĐT không bị động vì vẫn đang trong quá trình xây dựng song song cả hai dự thảo, thông tư quy định chọn SGK. Một dự thảo thực hiện theo Nghị quyết 88, một dự thảo thực hiện theo Luật giáo dục (sửa đổi).
Ông Thành khẳng định, Bộ GD&ĐT có tính toán đến các phương án dự trù từ trước. Việc công bố dự thảo thông tư quy định chọn SGK lớp 1 (theo Nghị quyết 88) để xin ý kiến góp ý vẫn theo đúng tiến độ đề ra để kịp cho việc chuẩn bị "thay sách" từ năm học 2020 - 2021.
Chỉ có điều, thông tư này khi ban hành sẽ chỉ có hiệu lực từ 1/1/2020 đến hết tháng 30/6/2020. Vì từ 1/7/2020, Luật giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành thì việc chọn SGK khi ấy sẽ giao cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm; Bộ GD&ĐT sẽ ban hành một thông tư mới căn cứ theo quy định này trong Luật sửa đổi.
Cụ thể hơn, ông Thành cho biết, dự kiến trong thông tư hướng dẫn tới đây, Hội đồng chọn SGK cấp cơ sở giáo dục bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu của cơ sở giáo dục, các thành viên còn lại là hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên của các bộ môn...
Khi để các cơ sở giáo dục có quyền chọn SGK lớp 1 thì trong cùng một quận/huyện, mỗi trường tiểu học sẽ có hiện tượng chọn nhiều loại SGK khác nhau để dạy học. Tuy nhiên, theo ông Thành, dù giao cho các nhà trường chọn SGK, nhưng Phòng và Sở GD&ĐT các địa phương vẫn phải có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo, tổng hợp số lượng, loại SGK được chọn.
Đặc biệt, trước băn khoăn của dư luận khi cùng trong một huyện/tỉnh lại có nhiều bộ SGK được đưa vào dạy, liệu sẽ có độ chênh lệch về mặt kiến thức giữa học sinh các trường với nhau?
Ông Thành chỉ ra rằng, Bộ GD&ĐT đã tính toán trước các phương án, khi có nhiều SGK thì việc đánh giá thi cử sẽ bám sát theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình, chứ không theo bất cứ một SGK nào.
Người học là chính, SGK là phụ
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể cho biết, phương án để cơ sở các trường hay UBND tỉnh lựa chọn SGK đều hợp lý, cơ bản nhất là hướng tới đảm bảo đúng tiến độ in ấn, phát hành và bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho chương trình giảng dạy từ năm học 2020- 2021.
Việc ban hành thông tư theo tinh thần Nghị quyết 88 giao quyền lựa chọn SGK cho các trường có hiệu lực trong 6 tháng đầu năm 2020 và từ năm sau sẽ quay lại đúng lộ trình của Luật Giáo dục sửa đổi. Dù là đơn vị nào được chọn sách trong những năm sau năm học 2020-2021 đều phải tuân thủ nguyên tắc kế thừa và chuyển tiếp, tuyệt đối không được thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến học sinh, trừ khi chính trường đó muốn thay đổi.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể.
GS Thuyết nhấn mạnh, trong chương trình mới không tuyệt đối hóa bất kỳ phương pháp nào hay cấm giáo viên không được tham khảo và giảng dạy các phương pháp tiến bộ mới. Hướng tới nhiệm vụ chủ chốt là tổ chức hoạt động cho học sinh, đảm bảo đạt tiêu chí đánh giá sau khi kết thúc mỗi chương trình học. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp phải đi kèm với đổi mới kiểm tra, đánh giá.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc kiểm tra hiện mới chỉ đòi hỏi kỹ năng giải bài tập, chưa đòi hỏi học sinh phải vận dụng, thực hành kiến thức. Áp lực của thi cử khiến cho các giáo viên dạy học sinh theo hướng áp đặt thiếu sáng tạo.
Cụ thể, các đề bài kiểm tra sẽ không trích dẫn từ SGK, dù bất kỳ cách làm nào, dẫn đến kết quả đúng vẫn sẽ được tính điểm. Đây là tính mở trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhằm đảm bảo nếu học sinh chuyển trường hoặc vì một lý do nào đó không được học liên tục một bộ hoặc một cuốn SGK vẫn không ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
Đây cũng là điểm mới được điều chỉnh tối ưu trong chương trình phổ thông mới tới đây theo hướng chủ động, sáng tạo, tư duy phản biện, SGK chỉ là phụ đạo cho người học.
Vị GS này cho rằng, dù đổi mới thế nào thì tiêu đánh giá vẫn phải bám sát tinh thần khung chương trình đã ban hành của phổ thông mới. Chúng ta không chỉ phân loại học sinh, mà còn phải xác định mức độ đáp ứng được các yếu tố cần đạt trong chương trình. Từ đó, điều chỉnh cách dạy và chương trình để cho học sinh học tốt hơn. Nói theo toán học thì là xác định tọa độ của học sinh trên sơ đồ phát triển.
Theo VTC
Giao hiệu trưởng chọn sách giáo khoa: chọn xong có phải đổi theo luật mới? Luật giáo dục năm 2019 sẽ có hiệu lực vào tháng 7-2020. Việc hướng dẫn chọn sách giáo khoa theo luật lúc này liệu có gây xáo trộn khi trước đó sách đã được hiệu trưởng chọn xong? Học sinh Trường tiểu học Trần Khánh Dư (Q. 1, TP.HCM) dùng sách giáo khoa Khoa học lớp 4 - Ảnh: TỰ TRUNG Việc chọn...