Trẻ thị thành học trồng lúa nước
Với tổng diện tích gần 20.000m2 nằm trong Khu công viên Khánh Hội, quận 4, TP.Hồ Chí Minh, KizCiti là sân chơi hiện đại kết hợp giáo dục và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng xã hội cần thiết
Đây là sân chơi hướng nghiệp dành cho các bạn nhỏ từ 3 – 15 tuổi. Mô phỏng thế giới công việc của người lớn trong một phiên bản thành phố thu nhỏ, KizCiti có quảng trường trung tâm, sân bay, nhà máy sản xuất, bệnh viện, trung tâm thời trang, trường đua, sân golf…
Trẻ được thoả thích vui chơi và làm quen với nghề như phi công, bác sĩ, kỹ sư, thợ làm bánh, công nhân nhà máy sữa, người mẫu thời trang, cảnh sát chữa cháy, họa sĩ… Đặc biệt, điểm nhấn của “thành phố hướng nghiệp” này là Dự án Vườn Nông nghiệp của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS).
Ngoài khu vực đồng lúa với nhiều giai đoạn từ ủ mầm, làm đất, cấy lúa, lúa làm đòng cho tới thu hoạch, dự án còn có một nhà máy xay xát lúa gạo hoàn chỉnh với đầy đủ các thiết bị cho một dây chuyền sản xuất từ lúa tươi sang gạo đóng gói.
Các em nhỏ trong trang phục nông dân làm đồng
Kỹ sư nông nghiệp Đặng Mạnh Khương là người được AGPPS giao phụ trách dự án cho biết, Vườn Nông nghiệp sẽ giúp các bạn nhỏ ở thành phố hiểu hơn về đời sống nông nghiệp, nhất là quy trình sản xuất lúa nước. Tham gia trò chơi, các em nhỏ sẽ được hóa thân làm nông dân, cảm nhận được sự vất vả của công việc đồng áng và biết quý trọng hạt gạo.
Các “nông dân nhí” có thể đăng ký tham gia trồng lúa qua nhiều giai đoạn, được chăm sóc thửa ruộng của mình lúc làm đất, ủ mầm, gieo cấy đến khi thu hoạch và đưa vào nhà máy xay xát trong suốt mấy tháng hè. “Tập làm nông dân, các bạn nhỏ được “trả lương” và dùng những đồng tiền (một loại coupon sử dụng trong KizCiti) này để tích lũy, tiếp tục tham gia các lần chơi sau” – kỹ sư Khương nói.
Video đang HOT
Chị Mỹ Hà – nhà ở quận Tân Bình, đưa con trai sang đây làm nông dân hào hứng: “Thấy mấy đứa nhỏ thích thú làm nông dân, nhiều phụ huynh như tôi cũng ước gì mình được trẻ lại để có một ngày làm nông dân cho thỏa nỗi nhớ đồng quê”.
Đưa tay quệt mồ hôi trên mặt, Đào Thanh Huy – 9 tuổi nhà ở quận 3 nói: “Trước đây, cháu ăn cơm hay bỏ thừa. Nhưng giờ làm nông dân, thấy muốn tạo ra hạt gạo rất là vất vả, nên sẽ không bỏ thừa nữa. Cháu hứa với mẹ sẽ ngoan thì mỗi tuần mẹ đều cho vào đây. Cháu muốn tận tay chăm sóc cây lúa cho tới ngày ra được hạt gạo”.
Theo dân việt
Học trò ước trường học không bạo lực, nhiều sân chơi
Mong có sân chơi rộng hơn, trường học an toàn, không bạo lực học đường, việc học được giảm tải... những mong ước bình dị của thầy trò khi bước vào năm học mới.
Cùng với các trường học khắp cả nước, sáng nay 5/9, nhiều trường tại TPHCM đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2012 - 2013. Trong niềm vui đến trường, thầy trò tại thành phố mang tên Bác có những ước muốn rất đơn giản, gần gũi với đời sống học đường cùng hy vọng ước mong đó sẽ được thực hiện.
Em Nguyễn Thùy Trang, HS lớp 3/9, Trường tiểu học Kim Đồng (Q. Gò Vấp) chia sẻ lượng bài vở hiện nay ở bậc tiểu học là vừa sức, HS có nhiều thời gian để vui chơi. Riêng bản thân em muốn được học nhiều hơn môn Tin học và Thể dục.
Em Thùy Trang (phải) mong sân trường rộng thêm để được chạy nhảy, vui chơi thoải mái hơn.
Điều em Trang chưa hài lòng là sân trường hiện nay quá chật chội, giờ giải lao nhiều học trò phải ngồi trong lớp hay, ghế đá, hàng lang chứ không có chỗ để chạy nhảy. "Giờ chơi mà đi xuống sân trường chơi sẽ đụng phải nhau ngay, em đã bị mấy lần rồi. Em muốn sân trường của chúng em rộng hơn để sau mỗi giờ học được vui chơi thật thoải mái".
Là học trò đầu cấp của ngôi trường cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng chú tiểu Quang Huy (HS lớp 6A3 Trường THCS Cầu Kiệu, Q. Phú Nhuận) không mong ước đến một ngôi trường khang trang, rộng rãi hơn mà hy vọng tình cảm thầy cô, bạn bè sẽ đưa đến cho mình cảm giác "nhỏ nhưng ấm cúng".
Chú tiểu Quang Huy mong cổng trường hết kẹt xe để ra vào thuận tiện và an toàn.
Do ngôi trường không có cổng thông thoáng mà nằm sát mặt đường, HS khi tan trường thường xuyên bị kẹt xe, phải chờ rất lâu. Thế nên chú tiểu này mong lối ra vào ở cổng trường sẽ rộng hơn, ách tắc trước cổng được giải quyết để HS được an toàn khi ra vào.
Trúc Quỳnh, HS lớp 10A8, Trường THPT Võ Thị Sáu, Q. Bình Thạnh có rất nhiều khát vọng trong năm học đầu cấp của mình. Em tha thiết mong chương trình học sớm được giảm tải, phương pháp giáo dục sẽ thay đổi theo hướng giảm lý thuyết, tăng cường thực hành. Nhất là các hoạt động ngoại khóa như đi thực tế, làm việc ở phòng thí nghiệm với các môn khoa học... để giúp việc học bớt áp lực mà lại hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Trúc Quỳnh rất bức xúc và có phần lo lắng trước nhiều vấn nạn hiện nay trong đời sống học trò mà nổi cộm là nạn bạo lực học đường và tình trạng học trò mù mờ về kiến thức giới tính, kiến thức sức khỏe sinh sản.
Nữ sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM trong niềm vui khai trường.
"Chúng em cần được tuyên truyền, giáo dục nhiều hơn để bản thân không là thủ phạm cũng không là nạn nhân của bạo lực học đường. Em ước một ngôi trường không có bạo lực về cả thể xác lẫn tinh thần.Trường học cũng cần tăng cường việc giáo dục giới tính cho HSvì bước vào tuổi này, trước nhiều thay đổi về tâm sinh lý chúng em rất cần được định hướng", Trúc Quỳnh thẳng thắn.
Đối với cô Huỳnh Thị Bực, hiệu trưởng Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt - ngôi trường được mệnh danh là "trường tiểu học cao nhất nước", năm học mới mang theo nỗi lo toan về sự an toàn của học trò. Ngôi trường không có sân chơi, nhỏ hẹp cao 7 tầng với lối cầu thang lên xuống hai người đi cũng phải tránh nhau. Hàng ngày, thầy cô phải kiêm thêm nhiệm vụ dắt các em lên xuống để đảm bảo an toàn. Mọi sinh hoạt như lễ khai giảng, chào cờ, tập thể dục... đều diễn ra trên sân thượng.
Hy vọng sẽ có trường mới an toàn hơn đã theo thầy trò trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5) 16 năm nay.
"Đã 16 năm nay, trường chờ đợi được xây dựng mới nhưng không biết chờ đến bao giờ. Năm học nào thầy trò cũng động viên nhau là chúng ta sắp có trường mới, để không phải vừa dạy - học vừa lo thom thóp lo đủ thứ", cô Bực tâm tư.
Trường nghèo, biết rằng HS phải chịu nhiều thiệt thòi nên đội ngũ giáo viên của trường luôn nhắc nhở nhau cố gắng bù đắp cho học trò bằng tình cảm và trách nhiệm dạy học của mình. Đó cũng là điều họ trang bị cho mình khi bước vào một năm học mới với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
"Cũng như bao người mẹ khác, hôm nay đưa con đến trường, tôi đã trao vào tay cô giáo cả gia tài của tôi, cả tâm hồn và trái tim của tôi. Mong các cô hãy chăm sóc tâm hồn cháu, để tôi đón về một đứa trẻ biết yêu thương và trân trọng tri thức, biết ham học và biết san sẻ với bạn bè, biết kính trên nhường dưới và luôn biết cách xử sự lịch sự trong cuộc sống". - chị Nguyễn Bích Thanh, phụ huynh HS Trường Mầm non Vàng Anh (Q.5, TPHMC)
"Học sinh chính là động lực lớn nhất để GV làm việc hết mình, dù các em ngoan hay chưa ngoan cũng rất cần được yêu thương và dạy dỗ bằng cả trái tim. Tuy nhiên, vì là một trường ở vùng ven, đông HS, cơ sở vật chất hạn chế, điều kiện kinh tế của phụ huynh không ổn định khiến HS chịu nhiều thiệt thòi trong học tập. Vừa rồi, lớp tôi dạy rất buồn khi phải chia tay một HS vì gia đình em quá khó khăn nên em không thể tiếp tục học trên TP mà phải về quê. Vì thế, tôi mong xã hội quan tâm hơn đến những trường nghèo, có đông con em lao động để các em được học hành bằng bạn bằng bè". - cô Phạm Thị Thùy, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Kịp, quận Tân Bình - GV xuất sắc TPHCM năm học 2011-2012
Hoài Nam
Theo dân trí
Đầu năm học, nỗi lo trường tạm, lớp mượn Bước vào năm học mới, Nghệ An vẫn đang có 1.961 phòng học tạm và 253 phòng học mượn. Đồng nghĩa với đó là hàng nghìn em học sinh đang phải học tập trong điều kiện cơ sở vật chất yếu kém, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Đường vào Trường Mầm non Võ Liệt điểm trường chợ Rộ (Thanh Chương,...