Trẻ mang điện thoại vào lớp, có gì mà ngại?
Vì sao ngành Giáo dục lại đề ra quy định cho học sinh sử dụng điện thoại? Nó có dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học nào không?
Điện thoại thông minh chính là thiết bị giúp học sinh tiếp cận giáo dục hiện đại (Ảnh minh họa)
Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành, trong đó quy định nhiều cấp học cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên, vừa mới ra đời đã vướng phải luồng tranh luận.
Không ít phụ huynh ra sức phản đối vì lo sợ quy định này gây tác động tiêu cực, con em mình sẽ rơi vào đà nghiện điện thoại…
Thực tế lâu nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn có thói quen, với con em mình, cái gì không quản được thì cấm. Trong số những người phản đối cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học, hầu hết đang xuất phát từ nỗi lo, cảm xúc cá nhân, còn đã mấy ai bình tĩnh lại để suy ngẫm: Vì sao ngành Giáo dục lại đề ra quy định như vậy? Nó có dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học nào không?
Không thể phủ nhận, điện thoại hiện đã trở thành công cụ giải trí phổ biến cho trẻ em trong các gia đình Việt. Thống kê cho thấy, số điện thoại di động được sử dụng tại Việt Nam hiện đang là 150 triệu thiết bị, gần gấp rưỡi tổng dân số; Trung bình người Việt Nam dành tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet…
Vì thế, chúng ta cần phải xác định đứa trẻ không thể tuyệt giao với công nghệ trong thời đại hiện nay. Vậy thay vì cấm, tại sao không tận dụng những thiết bị đang có để hướng cho con mình cảm thấy hứng thú với việc học tập hơn?
Video đang HOT
Hiện nay, các công ty công nghệ giáo dục cho ra khoảng hơn 4.000 ứng dụng qua điện thoại để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. 2/3 trong số ứng dụng đó là miễn phí, tại sao lại không tận dụng?
Về mặt tâm lý giáo dục, tỷ lệ trẻ tiếp thu qua đọc là rất ít, chủ yếu kiến thức các em nhận được qua nghe nhìn thực tế. Để bắt kịp với quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đang diễn ra mau lẹ, buộc các nhà trường phải dùng thiết bị hiện đại như máy tính, công nghệ thực tế ảo với kính VR… Thế nhưng, liệu rằng có phải trường nào, học sinh nào cũng có điều kiện để mua được thiết bị hiện đại đó hay không?
Trong khi chiếc điện thoại chính là thiết bị phổ biến nhất, giúp học sinh đảm bảo bình đẳng nhất về cơ hội tiếp cận giáo dục hiện đại. Không cần trang bị đắt tiền, chỉ cần một tấm bìa carton kết hợp với chiếc điện thoại thông minh, học sinh cũng có thể tự tay làm được kính VR để trải nghiệm trực tiếp hình ảnh 3D.
Hiện, có rất nhiều ứng dụng trong giảng dạy buộc trẻ mang điện thoại tới lớp phải truy cập vào để học. Khi đó, cô giáo vừa giảng bài, vừa quan sát được hành vi học sinh. Trường hợp trò làm việc riêng, chơi game, không tương tác với bài giảng, ngay lập tức phần mềm sẽ hiện lên cảnh báo trên màn hình.
Công nghệ là công cụ giúp trẻ học nhanh, tốt hơn, tránh bị lạc hậu so với guồng phát triển chung và tăng sức cạnh tranh về đầu ra. Tuy nhiên, để làm được điều này, bản thân người lớn bao gồm thầy cô và cha mẹ phải tự tăng cường năng lực công nghệ để dạy trẻ kỹ năng an toàn mạng, định hướng cách sử dụng thiết bị trong học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhà quản lý giáo dục cũng cần tăng cường phát triển các phần mềm giúp cha mẹ và nhà trường quản lý thời gian thực của con.
Giống như chơi bóng đá, cầu thủ xuất sắc là người biết hướng đón trước trái bóng để dẫn dắt ghi bàn. Tương tự trong nền giáo dục, chúng ta phải đón đầu xu thế chuyển đổi số để tăng cường cơ hội cho người học trải nghiệm.
Chúng ta suốt ngày nhắc tới công nghệ 4.0 nhưng chất lượng dạy và học ở nhiều nơi vẫn ở thời kỳ thế kỷ 18 – 19, người học vẫn bị giới hạn trong 4 bức tường, không có sự kết nối thì đầu ra làm sao có thể cạnh tranh với thế giới?
Cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Chỉ là vui phút chốc!
"Điện thoại di động chỉ là một phương tiện bổ trợ cho việc học, do đó việc đưa vào sử dụng trong giờ học tôi e không phù hợp ngay cả trong nhà trường thông minh".
Dư luận xẻ đôi ý kiến khi bàn về Điều 37 của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, song tựu trung lại, có nhóm ủng hộ và có nhóm phản đối việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, phục vụ cho học tập với sự đồng ý của giáo viên.
Là nhà giáo, tôi có mấy ý kiến sau:
Thứ nhất, dự nhiều cuộc họp triển khai công việc, chỉ gồm cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, thế nhưng đang nghe báo cáo thì không ít người dự họp sử dụng điện thoại di động.
Giám đốc của tôi có lúc nhắc nhở nghiêm khắc: "Đồng chí nào dùng điện thoại di động thì mời ra ngoài". Chỉ được lúc đó, những cuộc họp sau vẫn "chứng nào tật ấy", những đôi mắt vẫn dán vào màn hình điện thoại di động. Tôi biết có trường chính trị, trong giờ học của học viên các lớp trung cấp, cao cấp lý luận (đối tượng đi học thuộc diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý), để học viên tập trung, nhà trường phải dùng thiết bị phá sóng điện thoại di động. Qua báo chí tôi biết, ở một Quốc hội nước ngoài, trong lúc họp có nghị sỹ dùng điện thoại di động xem ảnh... sex!
Người lớn lúc họp, học chưa có thói quen tốt sử dụng điện thoại di động, giờ yêu cầu đối với học sinh, liệu rằng có khả thi?
Thứ hai, tôi có người quen, anh hiện có con đang theo học một trường quốc tế tại Hà Nội. Anh cho tôi biết lớp con anh học, học sinh không được sử dụng điện thoại di động mà chỉ sử dụng máy tính cá nhân, cấu hình cao, để phục vụ hoạt động học tập cá nhân, nhóm.
Trong giờ học, chẳng cháu nào ngó ngàng tới điện thoại di động. Học phí trường này thuộc vào hàng "khủng" nhưng anh chị rất ưng ý. Anh nói với tôi sẽ cho cháu học tại đây cho đến khi tốt nghiệp THPT.
Thứ ba, học sinh phổ thông tại Nhật Bản, tôi biết có trường chỉ cho học sinh dùng điện thoại "cục gạch", nhưng máy tính thì xịn! Giờ học, các em làm việc trên máy tính cùng thầy cô và các bạn. Kỷ luật học đường ở Nhật Bản nổi tiếng nghiêm khắc. Những trường tôi biết, họ không hề cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, dẫu là phục vụ cho học tập.
Thứ tư, học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, trước tiên, cần xem các em dùng vào mục đích gì? Dạy học đã lâu, tôi băn khoăn, với sách giáo khoa hiện hành, thiết bị hiện có trong phòng học (máy tính giáo viên, máy chiếu, tivi) và với thầy cô - chưa đủ hay sao mà còn cho học sinh sử dụng điện thoại di động? Không biết học sinh học được gì thêm khi các em đồng thời được phép "lướt smartphone"?
Kiểm soát học sinh dùng điện thoại trong giờ học có đúng mục đích hay không phải có thiết bị công nghệ và con người. Có như thế mới chặn được việc học sinh đang học nhưng do có điện thoại trên tay, các em vào Facebook, vào các chương trình giải trí.
Giáo viên sẽ kiểm soát như thế nào nếu lớp học có số học sinh từ 40 đến 50 em? Cấp THPT có khó quản lý nhưng dễ hơn nhiều so với sự hiếu động của học sinh THCS, tiểu học. Không khéo thầy cô "cháy giáo án" chỉ vì dừng lại nhắc, kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích. Tôi hình dung, có không ít thầy cô bó tay, và sẽ có thầy cô thôi thì... miễn là xong được bài dạy. Cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng với việc có giáo viên ở trường nọ (dạy trực tiếp, học sinh không dùng điện thoại di động) lặng lẽ ghi bảng suốt mấy tháng trời.
Một hiệu trưởng chia sẻ với báo Vietnamnet rằng "Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư", cũng là hiệu trưởng, tôi băn khoăn nhận định đó có chủ quan không?
Thứ năm, cho phép học sinh sử dụng điện thoại khi các em cùng nhau làm chuyên đề, dự án học tập, lúc tham gia hoạt động dã ngoại, trải nghiệm. Trong giờ học, học sinh dùng điện thoại di động phụ thuộc vào việc các em học môn gì, bài học nào, mà việc dùng điện thoại di động giúp các em thêm nguồn tư liệu. Với mục đích đó, sẽ không nhiều tiết học chính khóa học sinh cần dùng điện thoại di động đâu!
Thứ sáu, nếu kiểm tra bằng hình thức trực tuyến, các em dùng điện thoại hay máy tính tùy tình hình cụ thể, do yêu cầu của giáo viên, đáp ứng về cơ sở vật chất của trường, gia đình. Trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, trường tôi có tổ chức dạy học, kiểm tra bằng phần mềm SHub Classroom, học sinh của trường có em làm bài trên điện thoại, có em làm bài trên máy tính.
Điện thoại di động chỉ là một phương tiện bổ trợ cho việc học, đưa vào trong giờ học tôi e không phù hợp ngay cả trong nhà trường thông minh. Tự học, năng động, hiểu, tư duy - với học sinh phổ thông cần dựa trên nền tảng của ước mơ, chuyên cần, hợp tác, hoạt động trải nghiệm. Dùng điện thoại di động trong giờ học, chỉ là vui phút chốc!
Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Có phải 'thả gà ra để đuổi'? Sau thông tin Bộ GD&ĐT cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng các em sẽ sa đà vào mê trận thông tin trên mạng xã hội, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ từ người lớn dễ dẫn đến hậu quả khó lường. Báo TG&VN xin trích đăng quan...