Trẻ mắc rối loạn tic tăng sau dịch COVID-19
Sau dịch COVID-19, trẻ mắc rối loạn tic tăng do ít vận động, sử dụng thiết bị điện tử nhiều.
Bệnh nhi NBM (bốn tuổi, ngụ TP.HCM) bị giật cơ mắt, nháy mắt liên tục, được người nhà đưa đến khám ở chuyên khoa mắt (BV Nhi đồng 1). Bác sĩ (BS) khám tật khúc xạ, các chỉ số đều bình thường, sau đó tư vấn bé đến khám tại chuyên khoa thần kinh.
Đi khám mắt phát hiện… rối loạn tic
Tại phòng khám thần kinh, bé vẫn nói chuyện, tiếp xúc bình thường. Khai thác bệnh sử ghi nhận bé chưa từng mắc các bệnh về thần kinh, gia đình cũng không ai có tiền sử bệnh này. Do cha mẹ đi làm nên bé ở nhà với ông bà, xem điện thoại nhiều.
BS chẩn đoán bé mắc tic nên điều trị bằng biện pháp hạn chế xem điện thoại, tivi. Theo dõi một tuần, tái khám thấy bé không đáp ứng tốt, các tật giật cơ nặng hơn nên BS cho dùng thuốc từ liều thấp đến liều cao khoảng sáu tháng.
Bác sĩ Lý Hiển Khánh thăm khám cho bệnh nhi tại khoa Nhiễm – Thần kinh Bv Nhi đồng 1.
Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Bệnh nhi LTBT (năm tuổi, ngụ Long An) đang điều trị tại khoa Ngoại thần kinh (BV Nhi đồng Thành phố) với chẩn đoán rối loạn tic cấp. Bé tâm sự với BS cha mẹ bận rộn nên ít có thời gian chơi cùng con, bé hay bị em trai kế cắn, ăn hiếp. Gần đây, bé có thêm cảm giác lo lắng khi mẹ sắp sinh em nữa.
Khai thác bệnh sử cho thấy cách đây ba tuần, sau khi chuyển trường, bé thỉnh thoảng xuất hiện cơn nhăn mũi tại nhà. Hai tuần sau, xuất hiện thêm nhún vai, gập cổ tay, gập vai, mỗi cơn kéo dài khoảng 10-30 giây, sau đó tự hết. Bé vẫn được tái khám đều với chuyên gia tâm lý để các BS hỗ trợ tâm lý, can thiệp hành vi.
Video đang HOT
Bệnh tăng gấp đôi trước dịch COVID-19
BS CKI Lý Hiển Khánh, khoa Nhiễm – Thần kinh (BV Nhi đồng 1), cho biết trung bình mỗi ngày phòng khám tiếp nhận khoảng bảy ca mắc rối loạn tic, riêng tháng vừa qua tiếp nhận 200 ca.
“Sau dịch COVID-19, bệnh nhi đến khám do mắc tic tăng gấp đôi so với trước. Đáng chú ý, hầu hết có sử dụng thiết bị điện tử rất sớm vì trong thời gian nghỉ dịch trẻ ít vận động, tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ mắc tic tăng” – BS Khánh nhận định.
Tại BV Nhi đồng Thành phố, BS CKII Nguyễn Duy Khải, Trưởng khoa Ngoại – Thần kinh, chia sẻ mỗi ngày khoa tiếp nhận 5-7 trẻ mắc rối loạn tic. Đặc biệt, sau dịch COVID-19 và kỳ nghỉ hè vừa qua, số bệnh nhi mắc bệnh này đến khám tăng.
Theo BS Khải, nguyên nhân chính của rối loạn tic chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường, mất cân bằng hóa chất trong não, căng thẳng, áp lực…
BS CKII Hồ Tôn Thiên Nga, Phó Trưởng khoa Sức khỏe trẻ em BV Nhi đồng Thành phố, cho biết thêm rối loạn tic thường khởi phát ở lứa tuổi 5-7. Sau đó tần suất và mức độ nặng thường tăng dần trong khoảng 8-12 tuổi và sẽ cải thiện đáng kể khi gần hết tuổi teen. Ở một số trẻ, rối loạn tic sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn nhưng cũng có một số bị dai dẳng và nghiêm trọng đến tuổi trưởng thành.
Có thể biến chứng nặng
Theo BS Nga, ước tính 86% trẻ rối loạn tic được chẩn đoán thêm ít nhất một bệnh về tâm thần, hành vi hay phát triển. Các bệnh đồng phát này có thể gây thêm khiếm khuyết và phiền hà nhiều hơn cả các rối loạn tic.
Các bệnh trạng đồng phát của rối loạn tic thường gặp nhất là rối loạn tăng động/giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các vấn đề về hành vi hay cách cư xử, lo lắng hay sợ hãi thái quá; gặp khó khăn trong đọc – viết hoặc xử lý thông tin mà không liên quan đến trí tuệ, gặp khó khăn trong phát triển các kỹ năng xã hội.
BS Khánh cho biết thêm nếu trẻ mắc tic, BS thường xét các yếu tố nguy cơ để có những biện pháp thay đổi về lối sống, hành vi. Nếu trẻ tiếp xúc với game nhiều sẽ phải hạn chế và cho tập thể dục thể thao nhiều hơn, dần dần bệnh sẽ ổn. Nếu những biện pháp trên không đáp ứng, trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc. Với trường hợp biến chứng nặng có thể phải dùng thuốc khoảng 5-6 tháng.
“Sau điều trị, rối loạn tic vẫn có thể tái phát, nhẹ hoặc nặng tùy trường hợp nếu như trẻ không được kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Có khoảng 10% các trẻ mắc tic sẽ biến chứng nặng, cần nhập viện điều trị bằng thuốc” – BS Khánh giải thích.
Có cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 5 không?
Theo các chuyên gia về y tế, việc tiêm vắc xin mũi 5 phòng COVID-19 phụ thuộc vào biến chủng, nguy cơ lây lan tiềm ẩn của dịch COVID-19.
Thời điểm hiện nay có cần tiêm mũi 5 và nếu có thì ai cần?
Người dân TP.HCM tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại trạm y tế phường - Ảnh: THU HIẾN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thạc sĩ Đỗ Cao Vân Anh - phó trưởng bộ môn nhiễm, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - cho biết việc nên tiêm vắc xin mũi 5 hay không phụ thuộc mức độ tiềm ẩn của dịch, biến chủng của vi rút COVID-19.
Tại Việt Nam hiện nay dịch COVID-19 đã giảm về mức thấp, mỗi ngày chỉ vài trăm ca mắc mới, biến chủng Omicron chiếm chủ yếu, biến chủng Delta rải rác, do vậy chúng ta nên khuyến cáo tiêm mũi 4 cho những người có yếu tố nguy cơ, người già, có bệnh nền.
"Việc tiêm vắc xin mũi 5 phụ thuộc vào biến chủng nguy cơ xảy ra dịch nhiều hay ít thì chúng ta mới quyết định được chiến lược chủng ngừa ra sao, vắc xin phòng COVID-19 luôn thay đổi", thạc sĩ Vân Anh cho biết.
Theo bà Vân Anh, hiện tại Trung Quốc đang bùng dịch COVID-19, nguồn lây gần Việt Nam do giao lưu đi lại giữa hai nước, vì vậy phải chú ý các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, tỉ lệ bao phủ vắc xin tại Việt Nam cao, các vắc xin COVID-19 được sử dụng là vắc xin thế hệ mới, do vậy khả năng đáp ứng miễn dịch cao.
Bà Vân Anh cũng khuyến cáo người dân hạn chế đi lại những khu vực có dịch COVID-19 đang xảy ra, đeo khẩu trang ở những nơi đông người.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM - cho biết hiện nay không cần thống kê số ca nhiễm COVID-19 vì thực sự không cần thiết. Những trường hợp mắc COVID-19 đa số đều rất nhẹ, khi tiêm ba mũi đã có đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể. Nếu tiêm mũi 5 phải có loại vắc xin chuyên dành cho biến chủng Omicron.
Theo báo cáo Bộ Y tế, hiện nay tại Việt Nam đang tiến hành bảy nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ, đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng COVID-19.
Dù chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức về miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin, nhưng Bộ Y tế cho hay có thể dựa trên kết quả nghiên cứu của thế giới. Hiệu quả của vắc xin sau tiêm mũi 3 ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện và tử vong đạt 86% (ở tháng thứ nhất sau tiêm).
Sau tiêm mũi 4 giúp tăng khả năng ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện, tử vong từ 9-28%.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 100% đối tượng có nguy cơ cao (cả liều cơ bản và các liều tiêm nhắc), sau đó mở rộng tiêm cho các đối tượng ưu tiên thấp hơn để giảm thiểu bệnh nặng và tử vong do COVID-19 vẫn là chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn bình thường mới.
Trẻ mắc hội chứng Tic vì xem điện thoại nhiều, bác sĩ khuyến cáo gì? Không ít trẻ nhỏ đến bệnh viện vì các dấu hiệu giật miệng, giật tay chân, lắc cổ... mất kiểm soát. Phụ huynh lo con bị động kinh nhưng thực tế, trẻ mắc hội chứng Tic do dùng điện thoại, máy tính quá nhiều. Rối loạn Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện các biểu hiện bất thường và lặp...