Sau đại dịch COVID-19, bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng
Sốt xuất huyết ở trẻ em đang có dấu hiệu bùng phát, tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Trong đó, có nhiều ca bệnh diễn biến nặng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhi sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ( TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong giai đoạn diễn biến căng thẳng của đại dịch COVID-19 và việc dành nhiều nguồn lực cho đại dịch này, công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết, gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian qua, bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, tốc độ lây lan nhanh và tỉ lệ tái nhiễm cao.
Ông Nguyễn Vũ Trung, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết như vậy tại hội thảo “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue vì sức khỏe cộng đồng”, tổ chức vào ngày 23-9, tại TP.HCM.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 211.388 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 87 trường hợp tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết và số ca tử vong đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Tỉ lệ lớn các trường hợp mắc sốt xuất huyết xảy ra ở các tỉnh thành phía Nam, bao gồm cả TP.HCM. Đồng thời số lượng các ca mắc ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc cũng đang liên tục tăng lên.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết năm 2020 – 2021, tình hình dịch sốt xuất huyết giảm hơn so với những năm trước đó, do thực hiện giãn cách xã hội và các công tác phòng chống dịch COVID-19 như tuyên truyền 5K, chích ngừa…
Video đang HOT
Tuy nhiên, năm 2022 ghi nhận số ca mắc mới tăng cao so với hai năm trước, trong đó số ca sốt xuất huyết nhập viện và số ca nặng cũng tăng cao.
Ông Nguyễn Vũ Trung khuyến cáo: “Sốt xuất huyết dengue do bốn tuýp huyết thanh của virus dengue gây ra. Nhiễm vi rút dengue thứ phát có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn.
Nói cách khác, những lần nhiễm vi rút về sau sẽ khiến người bệnh có thể diễn biến nặng hơn so với lần nhiễm trước đó.
Tuy nhiên, việc sốt xuất huyết có diễn biến nặng hơn hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị có kịp thời và đúng phác đồ hay không.
Vì vậy, công tác phòng chống sốt xuất huyết cần thường xuyên, lâu dài và rất cần sự chung tay góp sức của người dân, cộng đồng và xã hội”.
Nhiều trẻ sốt xuất huyết gặp biến chứng nặng, 'động đâu cũng chảy máu'
"Chăm một bé sốt xuất huyết nặng bằng ba bé bị sốc nhiễm trùng, tìm đường ven cũng rất khó vì trẻ bị phù lên, đụng kim vào là chảy máu", bác sĩ Võ Thành Luân nói.
Bác sĩ Võ Thành Luân, Phó trưởng khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM kiểm tra giường bệnh của một cậu bé rất kháu khỉnh, cơ thể chằng chịt dây nhợ, đầu ngón tay bầm tím. Bệnh nhi 8 tuổi, đang lọc máu, thở máy.
"Đụng đến đâu chảy máu đến đấy"
Một tuần trước, cậu bé được cấp cứu tại một bệnh viện thuộc TP Thủ Đức trong tình trạng sốc, mạch và huyết áp không đo được. Vì trẻ có cơ địa béo phì nên dự báo còn diễn tiến xấu hơn. Sau 13 giờ điều trị, bệnh nhi vào sốc lần 2, suy hô hấp và ngay lập tức được chuyển viện.
Lên đến Bệnh viện Nhi đồng 2, em sốc nặng, vẫn không đo được mạch và huyết áp, tiến triển rất nhanh sang suy đa tạng, hôn mê gan. Các bác sĩ khẩn trương lọc máu, thay huyết tương để cứu sống đứa trẻ.
Bệnh nhi sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Vậy nhưng nay đã là ngày thứ 6, nhưng chức năng gan thận vẫn chưa chuyển biến. "Tiên lượng những ca như thế này rất xấu", bác sĩ Luân nói.
Bàn tay, cánh tay, cổ chân cậu bé đầy vết thâm tím và máu đông đọng lại, dấu vết của những lần lấy ven truyền dịch hoặc lấy máu xét nghiệm. Hình ảnh này đã quen thuộc đến ám ảnh với các y bác sĩ tại Khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19.
Bác sĩ Võ Thành Luân cho biết, phần lớn trẻ mắc sốt xuất huyết nặng phải thở máy, bù dịch, truyền máu, chế phẩm máu liên tục. "Chỉ một ca sốt xuất huyết nặng nhập viện buổi tối nghĩa là cả đêm thức trắng truyền dịch cho trẻ. Anh em phải đi nhận hồng cầu, tiểu cầu, plasma liên tục đến tận sáng hôm sau. Đỉnh điểm hồi đầu tháng 8, chúng tôi có 4 ca sốt xuất huyết rất nặng cùng lúc thở máy và lọc máu".
Tại Khoa Hồi sức Nhiễm - COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, có 11 trẻ sốt xuất huyết nặng đang điều trị, khoảng 80% là trẻ béo phì. Khi bù dịch nhiều, cơ thể trẻ có thể phù lên như trái bóng. Một đứa trẻ 50kg có thể tăng lên 70kg.
Powered by GliaStudio
close
Bác sĩ Luân lý giải, sốt xuất huyết gây thất thoát huyết tương qua thành mạch. Mạch máu tổn thương giống như ống nước bị thủng lỗ chỗ, khiến nước chảy ra ngoài, bên trong lại thiếu. Trẻ phải được bù dịch cho đến khi mạch máu hồi phục. Việc này có thể kéo dài đến 3-4 ngày nếu trẻ sốc kéo dài, suy gan thận.
Thêm vào đó, kim đụng vào đâu trẻ cũng bị chảy máu tại chỗ, phồng lên một cục máu, từ vai, tay, bẹn đều bầm. Điều dưỡng muốn tìm được ven truyền sẽ rất khó khăn. "Điều dưỡng cực nhọc nhất vì chăm sóc 1 ca sốt xuất huyết nặng bằng 3 ca sốc nhiễm trùng", bác sĩ Luân bày tỏ.
Teo cơ, hoảng loạn, phục hồi khó khăn
Nếu suôn sẻ, trẻ sốt xuất huyết nặng có thể hồi phục sau 7 ngày điều trị. Tuy nhiên, khi trẻ nhập viện muộn, biến chứng suy đa tạng, thời gian điều trị có khi dài đến vài tháng. Câu chuyện phục hồi sau đó rất gian nan với bệnh nhi, phụ huynh và y bác sĩ.
Trong giai đoạn điều trị hồi sức tích cực, trẻ được nuôi dinh dưỡng bằng ống nên khi phục hồi, đường ruột phải làm quen lại từ đầu. Do nằm lâu, trẻ bị teo cơ. Cơ hô hấp, cơ vận động đều yếu nên việc cai máy thở, đi lại rất khó khăn. Thêm vào đó, trẻ bị sợ hãi, tâm lý lo lắng.
PGS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, một cậu bé 8 tuổi đã rất hoảng loạn khi phải cai máy thở. Bệnh nhi nằm hồi sức suốt 3 tháng vì sốc xuất huyết nặng, suy tạng, phải lọc máu, thay huyết tương.
Trẻ thoát chết nhưng các bác sĩ phải kiên trì giúp em cai máy nhiều lần. "Mỗi khi chuẩn bị cai máy, bé lại hoảng loạn, hụt thở, không cho ai đụng vào. Chúng tôi phải mời chuyên viên tâm lý cùng gia đình động viên, tâm sự mỗi ngày, mãi mới thành công", bác sĩ Quang nói.
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn tiếp nhận nhiều ca nặng từ một số tỉnh thành chuyển đến. Sốt xuất huyết chủ yếu chuyển nặng ở người già, thai phụ, trẻ béo phì, người có bệnh nền. Tính đến lúc này, TP ghi nhận 18 trường hợp tử vong trong năm 2022.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước có 190.005 ca mắc, 72 ca tử vong do sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng gấp 4 lần, số tử vong tăng 53 trường hợp.
Cẩn trọng mắc sốt xuất huyết khi bị COVID-19 Trong bối cảnh số người mắc COVID-19 vẫn cao như hiện nay, mọi gia đình càng phải cẩn trọng với nguy cơ vừa bị sốt xuất huyết vừa bị mắc COVID-19. Hàng năm, cuối tháng 3 đến tháng 5, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết phải nhập viện tăng cao, nhất là ở phía Nam. Trong bối cảnh số người mắc COVID-19...