Trẻ lớp 1 tại Nhật Bản học những gì?
Bên cạnh các bài học văn hóa, học sinh lớp 1 ở Nhật Bản được dạy thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống.
Tại Nhật Bản, năm học mới bắt đầu vào đầu tháng 4. Trẻ vào lớp 1 được học 8 môn, bao gồm: Tiếng Nhật, Số học, Nghiên cứu xã hội, Âm nhạc, Nghệ thuật và thủ công, Đạo đức, Thể dục và Hoạt động đặc biệt. Một giờ học thông thường kéo dài 45 phút, 15 phút giải lao.
Đối với môn Tiếng Nhật, học sinh được học bảng chữ cái Hiragana, Katakana và Kanji (còn gọi là Nhật ngữ Hán tự). Theo MEXT, học sinh có thể học Hiragana và Katakana trước khi vào lớp 1.
Riêng Kanji, học sinh phải tuân theo chương trình dạy bài bản tại trường. Trong 6 năm tiểu học, các em phải học hết 1.026 chữ Kanji, chia làm 6 cấp độ cho 6 lớp: 80 chữ cho lớp 1, 160 chữ cho lớp 2, 200 chữ cho lớp 3, 197 cho lớp 4, 197 chữ cho lớp 5 và 192 chữ cho lớp 6. Học sinh lớp 1 cần học hết 80 chữ Kanji trong năm học đầu tiên.
Các nhà giáo dục Nhật Bản quan niệm làm toán chính là kỹ năng xã hội cần thiết, mọi học sinh cần phải nắm được. Vì thế, chương trình Số học lớp 1 được xây dựng một cách khoa học, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các khái niệm trong lĩnh vực này. Theo Future School, học sinh lớp 1 được học tổng cộng 23 bài về số đếm, phép tính cơ bản, thời gian, độ dài và khối lượng.
Môn Nghiên cứu xã hội được đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 1947. Mục đích là làm cho học sinh hiểu về đời sống xã hội, khuyến khích việc tìm hiểu, quan tâm lịch sử quốc gia. Đồng thời, môn học giúp các em nâng cao nhận thức cơ bản về việc trở thành công dân tốt trong xã hội mới. Thông thường, môn Nghiên cứu xã hội dành cho học sinh lớp 1 có thời lượng khoảng 102 giờ/năm học.
Video đang HOT
Môn Nghệ thuật và thủ công giúp học sinh nâng cao khả năng sáng tạo và sự khéo léo. Ở lớp 1, học sinh được dạy cách vẽ tranh bằng màu sáp và làm các món đồ thủ công cơ bản.
Âm nhạc là phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở trường tiểu học. Môn học bao gồm ca hát và biểu diễn nhạc cụ. Từ lớp 1, trẻ học các giai điệu và hòa âm đơn giản trên bàn phím và các nhạc cụ bộ hơi phổ thông. Học sinh cũng được hướng dẫn cách đọc phổ nhạc cơ bản.
Mục tiêu của môn Giáo dục thể chất ở trường tiểu học là giúp trẻ học cách vui chơi và vận động thể chất, tăng cường sức mạnh và tính kiên trì, đồng thời phát triển kỹ năng thể thao. Thông thường, môn Thể dục dành cho học sinh lớp 1 có thời lượng khoảng 102 giờ/năm học.
Dù chỉ chiếm 1 tiết học mỗi tuần, môn Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục Nhật Bản. Học sinh được dạy các bài về tầm quan trọng của trật tự, tinh thần hợp tác, khiêm tốn, chịu khó, chăm chỉ. Môn Đạo đức ở Nhật Bản không có sách giáo khoa. Thay vào đó, giáo viên sử dụng hình ảnh, video từ chương trình truyền hình.
Môn Hoạt động đặc biệt chiếm khoảng 10% chương trình. Các em lớp 1 học một tiết mỗi tuần, bao gồm tham gia sự kiện toàn trường như lễ hội thể thao và văn hóa, đi dã ngoại, họp lớp, họp hội đồng học sinh và tham gia hoạt động câu lạc bộ. Tại Nhật Bản, môn học này được lồng ghép chặt chẽ hơn với chương trình giảng dạy chính thức, thu hút sự tham gia của học sinh.
9X xinh xắn, học giỏi của ĐH Bách khoa Hà Nội
Hoàng Lê Diệu Hường sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học. 9X mong sớm biến lý thuyết thành những sản phẩm hữu ích.
Hoàng Lê Diệu Hường (SN 1997) là sinh viên năm cuối, ngành Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Thành tích của Hường khiến nhiều "cánh mày râu", chiếm số đông của ngôi trường đào tạo kỹ sư này, thán phục: GPA 3.64/4; IELTS 7.0; TOEIC 845/900; nhận học bổng tài năng từ trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cô gái sinh năm 1997 cũng đạt nhiều giải thưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học như: Giải thưởng cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ, giải nhất cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học, thiết kế phần cứng LSI tổ chức tại Nhật Bản, giải nhì cuộc thi thiết kế sản phẩm điện tử Best Project...
Sinh ra trong gia đình có mẹ làm giáo viên dạy Toán, Hường có niềm đam mê với con số, phép tính. Nữ sinh tập trung ôn luyện khối A1, thi vào ngành Điện tử - Viễn thông, ĐH Bách Khoa và trúng tuyển nguyện vọng 1 với số điểm cao.
Bước vào môi trường kỹ thuật, dù khối kiến thức tự nhiên khá nặng nhưng nữ sinh không gặp nhiều khó khăn. Có năng khiếu với môn toán, Hường vượt qua các môn học khá nhẹ nhàng.
"Con gái học kỹ thuật tưởng khổ mà lại rất thú vị. Con gái có ưu điểm là chăm chỉ cẩn thận hơn nên việc học thường dễ dàng hơn con trai", Hường nói.
Nhờ cách học hiệu quả, Hường có nhiều thời gian tham gia các hoạt động Đoàn hội. Nữ sinh là gương mặt cốt cán trong nhiều hoạt động như: Tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện, thành viên câu lạc bộ nghiên cứu khoa học viện Điện tử - Viễn thông và đội truyền thông.
Đam mê nghiên cứu, Hường dành nhiều thời gian trong những năm đầu đại học tập trung làm sản phẩm, tham dự các cuộc thi khoa học. Một trong những đề tài nữ sinh tự hào là "Cải thiện chất lượng truyền video qua mạng", hợp tác giữa trường ĐH Bách Khoa và Đại học Aizu, Nhật Bản.
Nhận thấy việc học tập, làm việc qua Internet ngày càng phổ biến, đặc biệt trong đợt dịch Covid-19, học sinh phải học online, chất lượng đường truyền không tốt, Hường mong muốn làm ra sản phẩm hỗ trợ tốt việc tương tác trong không gian ảo.
Thuộc vào số ít nữ sinh trong trường nhưng Hường không bao giờ cảm thấy cô đơn vì có nhóm bạn thân thiết. Kỷ niệm khiến cô gái nhớ mãi đó là nhóm bạn dành sự bất ngờ khi quay tặng MV bài hát công phu để chúc mừng sinh nhật. Khoảng thời gian học tập tại Bách Khoa để lại cho nữ sinh nhiều kỷ niệm ý nghĩa.
Nói về dự định, Hường cho biết sắp tới sẽ tập trung hoàn thành đồ án tốt nghiệp, sau đó tiếp tục học lên bậc thạc sỹ. 9X hy vọng được làm việc trong công ty kỹ thuật, biến lý thuyết khoa học thành những sản phẩm hữu hình, có ích cho xã hội và đất nước.
Bà mẹ Nhật sinh 5 con trong 8 năm, tốt nghiệp thạc sĩ ở Harvard Trong 8 năm, Honami Yoshida lần lượt sinh 5 con, đồng thời tốt nghiệp thạc sĩ tại ĐH Harvard (Mỹ) và xuất bản cuốn sách kể về hành trình của mình. Honami Yoshida sinh năm 1974 trong một gia đình có 3 chị em, cha mẹ đều làm bác sĩ. Cô từng sống ở Mỹ 2 năm khi cha mẹ làm việc tại...