Trẻ lớp 1 nguy cơ trầm cảm do học quá tải?
TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho rằng chương trình mới vừa bắt đầu được một tháng, nhiều ý kiến kêu ‘nặng’ là chưa đúng thời điểm và chưa đủ căn cứ, nhưng các bậc phụ huynh vẫn chưa ngừng ‘kêu than’ về chuyện học của học sinh lớp 1.
Chương trình học lớp 1 là chủ đề nhận được nhiều quan tâm trên các diễn đàn giáo dục. Ảnh: chụp màn hình.
Trẻ không thể nhớ hết chữ sau 1 tuần học
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định: “Nhiều phụ huynh “than” chương trình học lớp 1 năm nay nặng, tôi nghĩ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự bố trí chương trình không hợp lý. Khi số tiết Tiếng Việt quá nhiều so với các môn khác, tăng gấp rưỡi so với chương trình cũ, trẻ cảm thấy quá tải do không nhớ hết số âm và vần được học trong tuần cũ đã phải học âm mới, vần mới”.
Theo lý giải của TS Hương, vì áp lực từ phía dư luận, sách giáo khoa đã được thiết kế để học sinh không ghi chép vào đó. Vì không được ghi chép vào sách, các tác giả sách đã phải thiết kế thêm sách bài tập cho các con. Mỗi môn có thêm 1 cuốn sách bài tập. Do đó, số lượng sách của trẻ lớp 1 năm naytăng đột biến.
TS Hương cũng nhận định, không có sự thống nhất giữa các môn học trong các bộ sách. Giáo viên đã phản ánh tình trạng trẻ chưa được học chữ “đ” và “s” trong môn Tiếng Việt nhưng lại được yêu cầu điền chữ “đ” và “s” trong bài tập của môn học khác. Các cuốn sách của các môn học khác nhau trong các bộ sách khác nhau như các “ốc đảo riêng tư” mà không có sự nghiên cứu hài hòa dẫn đến việc giáo viên và học sinh thật sự bấn loạn khi sử dụng.
Video đang HOT
Đặc biệt, số tiết Tiếng Việt lớp 1 tăng lên đột biến, 12 tiết thay vì 8 tiết như chương trình cũ. Điều này nghe có vẻ hợp lý vì các cô giáo có nhiều thời gian hơn để dạy trẻ. Tuy nhiên, trẻ lớp 1 mới bước vào con đường học vấn, có quá nhiều điều bỡ ngỡ cần làm quen.
Lần đầu tiên đến lớp, thay vì 35 phút học như mầm non, các con lại phải ngồi cả ngày trên ghế nhà trường. Với 12 tiết Tiếng Việt, trẻ không thể nhớ hết nổi sau 1 tuần học. Sang đến tuần sau, bài mới, 12 tiết Tiếng Việt mới, trẻ gần như rối loạn khi vần cũ, âm cũ chưa nhớ đã phải học vần mới âm mới. Điều này đã khiến chủ trương giảm tải nhận được hiệu ứng ngược, thành ra là tăng tải.
“Có vài cuốn sách được thiết kế để học sinh học quá nặng ngay từ những tuần lễ đầu tiên. Học sinh vừa học vần xong, chưa thạo, đã phải đọc trơn, viết trơn. Thậm chí có cuốn sách đã hướng dẫn giáo viên dạy chính tả cho trẻ ngay khi trẻ còn chưa thẩm thấu xong quy tắc đánh vần. Rõ ràng, áp lực của môn Tiếng Việt quá lớn. Rất nhiều trẻ đã có biểu hiện quá tải, rối loạn, học trước quên sau”, TS Hương cho biết.
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội.
Không thể loại trừ khả năng sẽ có trẻ bị trầm cảm nặng với chương trình
Chia sẻ lý do vì sao vì sao chương trình mới, đổi mới tưởng giảm tải cho học sinh nhưng lại nặng, TS Hương cho rằng, các tác giả tính là tổng thể sẽ không nặng nhưng sự bố trí không hợp lý, bài học dồn dập lúc mới vào học và giảm dần khi gần cuối năm khiến cho áp lực đầu năm rất nặng nề.
TS Hương cũng lo lắng chia sẻ việc áp dụng chương trình khi chưa thử nghiệm rõ ràng đã để lại vô vàn hệ lụy khiến cả ngành giáo dục rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Các gia đình có con mới vào lớp 1 thật sự phát khóc với các bài học Tiếng Việt quá khó. Giáo viên không biết phải dạy trẻ thế nào khi các cuốn sách không thống nhất. Giáo viên cũng gặp khó khăn lớn khi thời lượng môn Tiếng Việt quá nặng trong 1 tuần, học sinh quá tải, bắt đầu nảy sinh các vấn đề như phá lớp, không nghe lời, ăn vạ…
“Đặc biệt, nếu việc học trở nên quá tải ngay từ lúc mới vào, trẻ có thể gặp các bất ổn về tâm lý. Trẻ có thể sợ học, ghét học, ghét đến trường. Thậm chí có cháu sẽ hoảng loạn khi nghĩ đến việc học, vật vã, khóc lóc đòi nghỉ học, đòi quay trở lại mầm non. Cũng có trẻ sẽ bị quá tải, không nhớ nổi, rối loạn và nhầm lẫn lung tung giữa các chữ, âm, vần. Từ đó, việc học của trẻ sẽ khó khăn hơn nhiều. Chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng sẽ có trẻ bị trầm cảm nặng, gây ra hệ lụy lớn cho sức khỏe tâm thần”, TS Hương nhấn mạnh.
Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập
Có những vấn đề đã nảy sinh khi chương trình phổ thông mới đi vào thực tế. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra bất cập và khoảng cách giữa môn Tiếng Việt với các môn học khác trong chương trình.
Riêng môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã khiến các giáo viên than dạy khổ, học sinh học khó và phụ huynh không khỏi lo. Không khó để bắt gặp trên các diễn đàn giáo dục hình ảnh các trang sách Tiếng Việt được chụp lại, kèm theo nhận xét cụ thể chỉ ra những điểm khó, điểm nặng của chương trình mới.
Sách Tiếng Việt lớp 1 là chủ đề nhận được nhiều quan tâm trên các diễn đàn giáo dục. (Ảnh chụp màn hình)
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ ra những điểm khiến môn Tiếng Việt của chương trình mới là quá tải với học sinh: "Điểm mà các phụ huynh cảm thấy căng thẳng nhất chính là trong 1 tuần các con học 12 tiết Tiếng Việt thay cho 8 tiết như chương trình cũ. Với 12 tiết Tiếng Việt và số vần ít hơn thì có vẻ các con sẽ được giảm tải. Nhưng thực tế, với 12 tiết Tiếng Việt, học sinh không thể tải hết chương trình sau 1 tuần. Hết 1 tuần, các con vẫn quên các âm, các vần đã được học. Trong khi sang tuần mới, các con lại học tiếp các âm mới và vần mới. Đây chính là nguyên nhân khiến việc học trở nên quá tải".
Cũng theo TS Hương, đã có những bất cập giữa các bộ sách, theo đó, có giáo viên phản ánh rằng có những chữ học sinh chưa được học trong môn Tiếng Việt, nhưng các bộ môn khác các em đã phải viết những chữ cái này. Đây là những bất cập, khoảng cách giữa các môn học trong cả chương trình. Điều này gây khó khăn cho cả học sinh và giáo viên.
TS Vũ Thu Hương cho rằng: "Với môn Tiếng Việt đang gặp rất nhiều khó khăn, chúng ta có thể dừng lại và sử dụng chương trình cũ. Còn các môn khác có thể áp dụng chương trình mời. Trong thời gian dừng lại chúng ta có thể chỉnh sửa những bất ổn trong môn Tiếng Việt".
Đến nay, chương trình phổ thông 2018 và SGK lớp 1 mới đã đưa vào dạy và học thực tế được một tháng qua và chính các phụ huynh là người hiểu rõ hơn ai hết những "vất vả" khi cùng con trẻ tập viết, tập đọc.
Giọt nước mắt của học sinh lớp 1 lần đầu bước chân vào ngôi trường mới đầy bỡ ngỡ.
Chưa bàn sâu vào nội dung các bài học hay ý nghĩa những câu chuyện ngụ ngôn được trích dẫn..., vốn cũng đang vấp phải không ít nhận định cho rằng không phù hợp, thì chương trình được kỳ vọng giảm tải song thực chất lại quá nặng cho trẻ vỡ lòng.
Các phụ huynh đang phải "học lại" để kèm con. Tối nào bố mẹ và con cũng phải học cùng nhau hàng tiếng đồng hồ mà vẫn chưa xong bài, vì con cứ nhớ trước quên sau. Nhìn con khóc lóc, đánh vật đến khuya với những nét chữ đầu tiên thì phụ huynh nào cũng phải bức xúc. "Con mới từ môi trường mẫu giáo chuyển lên. Đi học lớp 1 chưa quen còn khóc. Tôi cũng không kỳ vọng con thành "thần đồng" để ngay khi vào vỡ lòng đã phải học nặng thế này"./.
Bộ GD&ĐT: Dạy trẻ lớp 1 đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT, cho rằng nhận định của phụ huynh về chương trình Tiếng Việt 1 nặng là chưa có cơ sở và chưa đúng thời điểm. Chiều 30/9, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2020, bàn luận nhiều vấn đề "nóng" của ngành, trong đó có chương...