Trễ kinh một tháng thử que vẫn 1 vạch, 9X đi sinh 26 tuần nghẹn đắng không được ôm con
Trễ kinh một tháng thử que vẫn một vạch, chị Nguyễn Hà Trang cứ nghĩ chắc lịch sinh hoạt của mình không điều độ nên bị rối loạn. Mãi đến khi đi siêu âm chị vỡ òa khi biết mình có thai.
21 tuổi chuẩn bị tốt nghiệp ngành điều dưỡng của Đại học Y khoa Vinh – Nghệ An, chị Nguyễn Hà Trang (22 tuổi, Nghệ An) quyết định kết hôn. Lúc ấy nhiều người bảo chị “chưa học xong đã vội lấy chồng làm gì?”, chị chỉ biết mỉm cười trả lời rằng “đôi khi cái duyên nó đến cũng đâu biết được”.
Đến nay, sau hơn 1 năm kết hôn, ngẫm lại chị thấy có 2 cái duyên đến với mình thật tình cờ giống như chuyện kết hôn khi còn khá trẻ, đó là duyên con cái và cái duyên con sinh non 26 tuần chỉ lặng 9 lạng, bị tim bẩm sinh nhưng đã vượt qua mọi khó khăn để ở bên bố mẹ.
Bé Trâm Anh sinh non ở tuần thứ 26 chỉ nặng 9 lạng.
Trễ kinh 1 tháng thử que vẫn 1 vạch
Chị Trang cho biết, hồi chị mang bầu con gái đầu lòng – bé Trâm Anh lạ lắm bởi trễ kinh hơn 1 tháng mà chị thử mãi que cũng chỉ lên một vạch. Mỗi lần nhìn thấy như vậy chị lại buồn và nghĩ chắc do trực đêm nhiều, lịch sinh hoạt không điều độ nên bị rối loạn.
Tuy nhiên, trong buổi trưa chồng nấu món lòng lợn, chị ăn gần hết nhưng lại bị nôn ra hết, sợ vợ có vấn đề nên chồng đã khuyên chị chiều đi khám, siêu âm xem sao. Sáng hôm sau đi siêu âm chị bất ngờ khi bác sĩ thông báo thai làm tổ được hơn 5 tuần. Chị vỡ òa trong hạnh phúc bởi chị đã chuẩn bị tinh thần làm mẹ từ lâu rồi và giờ đây chị đã được toại nguyện.
“Mình gọi cho chồng liền sau đó, anh cũng mừng lắm, bảo chờ anh về rồi vợ chồng thông báo cho bố mẹ”, chị Hà Trang nhớ lại.
Hạnh phúc khi biết tin mình mang thai nhưng cũng là lúc chị Hà Trang phải đối diện với những cơn nghén dữ dội. 3 tháng đầu chị nghén đến nỗi chẳng ăn uống được gì cả và bị sụt hẳn 3kg. May mắn thai phát triển bình thường, có tim thai. Mãi đến khi sang tháng thứ 4 chị mới không bị nghén nữa nên không phải lo lắng nhiều. Hơn nữa, khoảng thời gian đó chị về nhà bố mẹ đẻ để thuận tiện cho việc thực tập, có bố mẹ đỡ đần, động viên nên chị không lo lắng nhiều, thoải mái tâm lý nhất trong thai kỳ.
Video đang HOT
Mang bầu chị chỉ tăng được 3kg.
Do mang bầu cứ uống canxi là nôn nên chị chỉ bổ sung thêm sắt và sữa dành cho bà bầu. Để bổ sung canxi, chị chỉ ăn thêm các loại thực phẩm nhiều canxi. Do sinh sớm ở tuần 26 thời điểm vàng để tăng trọng lượng bé nên từ lúc mang bầu đến lúc đẻ, chị tăng được 3kg từ 48kg lên đến 51kg.
Dù phải trải qua nhiều vất vả khi mang bầu, dù con thiệt thòi khi bị sinh sớm nhưng chị Trang cảm thấy mình may mắn vì luôn có ông xã ở bên chăm sóc 2 mẹ con. Anh đi làm nhưng vẫn đảm nhận việc nấu ăn, giặt đồ, tất cả việc từ lớn đến bé để chị chỉ ăn và nghỉ ngơi. Hễ chị thích ăn gì anh lại nấu những món ngon cho chị. Chính vì vậy chị được thoải mái tâm lý trong thai kỳ.
Ông xã luôn quan tâm chăm sóc chị.
Sinh non 26 tuần con nặng vỏn vẹn 9 lạng, bác sĩ lúc nào cũng dặn gia đình chuẩn bị tinh thần
Chị Trang sinh bé Trâm Anh ở tuần thứ 26. Nhớ lại ngày đi sinh của mình, chị Trang kể, hôm đó, chị ở nhà bố mẹ đẻ thấy ra một ít nước trong, chỉ nghĩ bị rò ối thôi vì không bị đau bụng hay lên cơn gò. Đặc biệt, chị đi siêu âm kết quả vẫn bình thường, thai phát triển tốt. Tuy nhiên, về nhà thấy lo nên ngay hôm sau chị bắt xe buýt xuống chỗ chồng để lên viện kiểm tra.
Sau khi kiểm tra bác sĩ thông báo mở 3 phân, nhập viện cấp cứu để đẻ, chị hoảng hốt, hoang mang và khóc nức nở vì con chỉ mới được 6 tháng. Vì mở 3 phân, không đau bụng hay ra huyết gì cả nên chị được nhập viện vào khoa phụ sản của Bệnh viện Sản nhi Nghệ An nằm giữ thai. Tuy nhiên, chị chỉ giữ thai được 1 tuần thì phải đi sinh vì lúc này bị đau bụng, ra huyết.
“ Mình đau từ 8h sáng tới 13h45 phút ngày 31/5/2019 là mình sinh thường con chỉ nặng 9 lạng. Lúc ấy chồng mình, 2 bà nội ngoại đều ở đấy cả. Sinh xong chưa kịp nhìn mặt con thì các cô y tá đã bế con đi vô lồng kính để cứu sống con. Sinh xong mình cứ khóc mãi, tâm lý lúc ấy của mình không ổn định, buồn lắm. Mới sinh may có chồng và 2 bà động viên an ủi mình mới đỡ hơn được phần nào”, chị Trang nhớ lại.
Bé sinh non phải nằm lồng ấp.
Sinh xong 3 ngày chị Trang được về nhà. Tuy nhiên con gái vẫn phải nằm ở viện. Vì phụ nữ sinh xong yếu nên chị không được đi gặp con mà chỉ có chồng và bố mẹ 2 bên thay nhau vào thăm cháu mỗi ngày khoảng 30 phút từ 14h30-15h chiều.
Con sinh cực non chỉ 26 tuần nên thời gian đầu, các bác sĩ lúc nào cũng bảo gia đình chị chuẩn bị tâm lý, phòng trường hợp xấu nhất. Tuy niên lần nào đi thăm con về, bố mẹ và chồng chị cũng đều giấu vì sợ chị suy nghĩ nhiều.
“Chồng mình xin nghỉ làm ở nhà chăm mình cùng với 2 bà. Vì con không bú nên mình phải vắt sữa 3 tiếng một lần để duy trì sữa cũng là để có sữa cho con. Cũng vất vả lắm nhưng có chồng, có mọi người giúp đỡ nên mình cũng nghĩ thoáng hơn. Thôi thì con cái là lộc trời cho, trời cho thế nào nhận thế đấy thôi”, chị Trang thổ lộ.
Bé bị tim bẩm sinh.
Được biết, bé nhà chị Trang nằm điều trị bệnh viện tỉnh 2 tháng không cai được oxy nên được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung Ương. Đến đây, bé được chuẩn đoán tim bẩm sinh dạng nhẹ là PDA/thông liên nhĩ khiến vợ chồng chị lại lo lắng bội phần. Đặc biệt con yếu chưa đủ sức khỏe và cân nặng nên chưa can thiệp được. Tuy nhiên sau 18 ngày bé được về nhà khiến gia đình chị vui mừng khôn siết. Sau bao lâu kể từ khi chào đời, cuối cùng con gái chị đã được về với gia đình.
Mặc dù vậy vì con yếu, lại bị bệnh tim nên bị viêm phổi suy hô hấp thường xuyên. Suốt 7 tháng trời vợ chồng chị ròng rã ở viện nhiều hơn ở nhà khiến các bác sĩ ở viện không ai là không biết.
Sau khi con được 6 tháng, vợ chồng chị cho con chuyển ra Bệnh viện Tim Hà Nội để điều trị và can thiệp. Điều trị bệnh viêm phổi 1 tháng, bé đỡ hơn nên được sắp xếp lịch can thiệp bít dù PDA. May mắn can thiệp thành công từ đó đến nay bé nhà chị Trang đỡ hẳn, chỉ ốm vặt chứ không phải đến viện điều trị lần nào.
“Từ lúc bé sinh đến 2 tháng18 ngày là bé được về nhà. Mình duy trì sữa mẹ cho con được 3 tháng vì đợt đấy con chuyển ra Hà Nội mình ăn uống không hợp lý. Hơn nữa suy nghĩ nhiều nên mình mất sữa. Sau 3 tháng, con ăn sữa ngoài hoàn toàn. Mình bổ sung thêm các loại sữa non, vitamin cho con. Vì con yếu hơn các bạn khác nên mình chăm lắm. Thời gian đầu mình cũng vất vả nhưng may mắn mình lại trong ngành nên những việc chăm sóc như này cũng không làm khó mình. Trộm vía bé mình ngoan, ăn no rồi tự ngủ”, chị Trang cho hay.
Bé nhà chị 1 tuổi nặng 6,5kg.
Hiện tại, bé nhà chị Trang đã được 1 tuổi. Tuy bé chỉ nặng 6,5kg nhưng rất nhanh nhẹn. Bé vô cùng tình cảm và chơi ngoan chứ không đòi mẹ bế. Thậm chí, bé tự chơi tự ngủ không cần ru. Mỗi sáng ngủ dậy điều trước tiên bé luôn ôm tình cảm mẹ rồi mới dậy. Nhìn thấy con khỏe mạnh chơi ngoan chị Trang lại cảm thấy hạnh phúc.
Cứu bé sinh non bị hoại tử dạ dày
Bé sinh non cân nặng 1.300 g, suy hô hấp nặng, mắc bệnh hoại tử dạ dày hiếm gặp, được điều trị thành công.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức sơ sinh, bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, cho biết bé sơ sinh còn bị bệnh tim bẩm sinh. Bệnh nhi được phẫu thuật cấp cứu do hoại tử mất 2/3 dạ dày, khâu tạo hình lại nội tạng. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ phải đặt nội khí quản, thở máy, truyền 15 bịch máu.
Trong suốt hai tháng, bệnh nhi được nuôi bằng tĩnh mạch hoàn toàn, xử lý tình trạng nhiễm khuẩn huyết, thiếu máu, viêm ruột sau mổ, sử dụng kháng sinh mạnh và các loại thuốc chuyên biệt nhằm tăng sức đề kháng.
Hiện tại, bé cân nặng 2.500 g, sức khỏe ổn định, bú tốt, dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Bé sinh non tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An hiện sức khỏe ổn định. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, Khoa Hồi sức sơ sinh, cho biết đây là một trường hợp bệnh lý hoại tử dạ dày hiếm gặp. Trong chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng, các bà mẹ cần chú ý phát hiện ngay những dấu hiện bất thường của trẻ như bú kém, bỏ bú, nôn trớ, chướng bụng, không đi tiêu phân su, sốt hoặc hạ nhiệt độ. Người chăm sóc phải báo cho các bác sĩ khám và phát hiện bệnh kịp thời. Không để trẻ bước sang giai đoạn muộn tím tái, li bì, sốt cao, thở nhanh nông, bụng trướng căng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với các bà mẹ mang thai, cần khám thai đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa, chăm sóc tốt quá trình thai nghén không để xảy ra sinh non.
3 tháng chiến đấu giành sự sống của bé sinh non nặng 800g kèm bệnh tim bẩm sinh chỉ có vài % cơ hội sống "Với những trường hợp sinh non cân nặng 800g, số trẻ sống chỉ là 30% nếu không kèm bất kỳ bệnh lý bẩm sinh nào khác. Với trường hợp bé mắc tim bẩm sinh, cơ hội sống là rất thấp", bác sĩ Trịnh Trương Tuyên chia sẻ. Ngày 30/4, bác sĩ Trịnh Trương Tuyên (Trung tâm Tim mạch, BV Sản Nhi Quảng Ninh)...