Trẻ khuyết tật hào hứng học nghề
Học nghề đối với trẻ vốn không hề đơn giản, nhất là trẻ khuyết tật. Vậy mà ở các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo trợ xã hội, các cô chú vẫn kiên nhẫn từng chút để hướng dẫn những đứa trẻ vốn chậm chạp, lóng ngóng và cả ngây ngô.
Sản phẩm làm ra không cầu kỳ, sang trọng, nhưng chứa đựng tình yêu thương, sự kiên nhẫn của cả thầy, trò và những tấm lòng thơm thảo.
Em Trần Văn Hùng với sản phẩm hoa giả tự tay hoàn thành
Tạo điều kiện hòa nhập
Khách đến thăm Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp (số 45 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, TPHCM) luôn bị thu hút bởi chiếc tủ kính đặt trang trọng ở phòng khách. Đó là nơi trưng bày sản phẩm do chính tay các em đang được nuôi dưỡng tại trung tâm làm ra.
Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc trung tâm, chia sẻ: “Trung tâm đang nuôi dưỡng 190 cháu, trong đó hơn 40 cháu bị não úng thủy, bại não, rối loạn cơ… chỉ nằm một chỗ; số còn lại mắc các bệnh bẩm sinh như tự kỷ, tật ở tay, chân, Down…
Mặc dù phần đông các cháu đều phát triển không bình thường, nhưng một số cháu có nhận thức khá tốt, được trung tâm tạo điều kiện cho đi học văn hóa. Hiện tại có vài cháu đang học đại học, cao đẳng. Chúng tôi hy vọng các cháu sẽ có cơ hội hòa nhập tốt với cộng đồng.
Việc dạy nghề cho các cháu được ấp ủ lâu nay, nhưng chưa có điều kiện triển khai. Cho đến cách đây hơn một năm, có nhà hảo tâm đặt vấn đề tổ chức dạy nghề miễn phí các cháu. Chúng tôi rất vui mừng và nỗ lực phối hợp tổ chức thực hiện”.
Hai chân em Trần Văn Hùng (20 tuổi) từ lúc vừa ra đời đã bị dị tật, bẻ ngoặt vào trong. Chiếc xe lăn là bạn đồng hành. Tuy vậy, may mắn là Hùng phát triển trí não khá tốt. Ngoài giờ học văn hóa, em tham gia học làm hoa giả, thêu tranh chữ thập.
Em cho biết: “Con rất mê những môn học thủ công, cần sự tỉ mỉ này. Thầy cô và bạn bè đều nói con rất khéo tay. Lúc đầu, con chỉ dám nhận thêu tranh khổ nhỏ bằng bàn tay. Sau vài tháng, con đã có thể thêu những bức lớn hơn. Cũng như các bạn, tụi con rất vui và hạnh phúc khi sản phẩm tự tay mình làm ra được các nhà hảo tâm khen ngợi và mua làm kỷ niệm”. Hùng có một niềm tự hào nho nhỏ là sản phẩm em làm ra đều được trung tâm “đặt hàng” tặng các đoàn đến tham quan.
Vơi bớt nỗi đau thể xác
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Chí, Chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật TPHCM, cho biết: “Hội có 16 chi hội trực thuộc, trong đó 23 chi hội là trung tâm, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật. Thời gian qua, hội thường xuyên hỗ trợ hoạt động dạy nghề cho trẻ như: vẽ, thêu may, thủ công mỹ nghệ, làm hoa giả…
Hàng tháng, chúng tôi hỗ trợ phụ cấp cho giáo viên và học phẩm cho các lớp hướng nghiệp. Mong ước của chúng tôi là có thể làm vơi bớt nỗi đau thể xác của các cháu”.
Cô Đặng Thị Kim Loan, cán bộ văn phòng Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp, tâm sự: “Tình trạng thể chất của các cháu ở trung tâm chỉ có thể học các nghề đơn giản. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ, có những cháu bộc lộ niềm đam mê, sáng tạo đáng ngạc nhiên. Vài tuần lễ đầu tiên, chúng tôi phải tham gia hoàn thiện sản phẩm cùng các cháu. Đến nay, các cháu đã tự mình làm rất tốt. Đây là tín hiệu đáng mừng để các cháu có thêm điều kiện hòa nhập cộng đồng”.
Khi đem trưng bày, ít ai ngờ những bình hoa bằng nhựa mềm, sinh động, đủ màu sắc; những bức tranh đất nước, con người, phong cảnh quê hương bằng mũi thêu chữ thập tỉ mỉ; những móc khóa xinh xắn, búp bê bằng len bông dễ thương… lại là sản phẩm từ những đôi tay lọng cọng trong sinh hoạt hàng ngày của các em nhỏ khuyết tật.
Đó là kết quả của lòng yêu thích, sự kiên trì và khát khao sống có ích của những đứa trẻ kém may mắn. Mỗi lần có khách đến tham quan, mua sắm sản phẩm, niềm vui tươi, hạnh phúc lại ánh lên trong ánh mắt, trên những khuôn mặt ngây thơ, trong sáng.
Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật
Trẻ khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết về mặt cấu trúc cơ thể, là những trẻ bị suy giảm về chức năng của bản thân, bị hạn chế các khả năng hoạt động, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học tập, vui chơi và lao động.
Để các em không bị bỏ lại phía sau, những năm vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều hoạt động thiết thực nhăm thúc đẩy va nâng cao chât lương giáo dục hòa nhập, thực hiện quyền và cơ hội của trẻ khuyết tật được chăm sóc, giáo dục thường xuyên, có chất lượng.
Nguyễn Đăng Khôi, học sinh lớp 4A3, Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí) bị khuyết tật vận động, trong giờ ăn trưa phải cần sự hỗ trợ của cô giáo.
Vượt lên số phận
Sinh ra không được may mắn lành lặn, khỏe mạnh như bao bạn bè khác, ngay từ nhỏ Nguyễn Đăng Khôi (học sinh lớp 4A3, Trường Tiểu học Trưng Vương, TP Uông Bí) đã bị khuyết tật vận động. Hai tay, hai chân của em thường xuyên run rẩy, khó đi lại, sinh hoạt. Mặc dù vậy, bằng ý chí và nghị lực của mình, Đăng Khôi đã vượt lên số phận, rất thích được đến trường, học tập, tiếp thu tốt, ngoan ngoãn, được thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến.
Lần đầu gặp Khôi, cảm nhận của chúng tôi về em là rất hiền lành, ngoan ngoãn. Ẩn sau đôi mắt sáng là nghị lực và ý chí phi thường chiến thắng mọi khó khăn, bệnh tật. Ngồi trong lớp, Khôi rất nghiêm túc, chịu khó nghe cô giáo giảng bài. Bàn tay run rẩy, nhưng em vẫn cố gắng cầm bút, nắn nót từng chữ viết, dù không được đẹp như các bạn. Trò chuyện với chúng tôi, Khôi nói chậm, hơi khó nghe, nhưng đủ ý.
Đồng hành cùng Khôi trên lớp từ đầu năm học đến nay là cô giáo chủ nhiệm Vũ Thị Nga. Cô giáo Nga như người mẹ thứ hai của Khôi ở trường học, từ việc giúp Khôi ăn uống, đi lại, hay dìu Khôi đi vệ sinh, cô đều hỗ trợ mà không nề hà.
Cô giáo Nga chia sẻ: Em Khôi nhiều hơn các bạn cùng lớp 2 tuổi. Tưởng rằng đôi tay, đôi chân run rẩy, khó vận động thì khó có thể học tập, viết chữ và hòa nhập tại trường học, thế nhưng Khôi có nỗ lực phi thường, dù chịu thiệt thòi hơn các bạn, nhưng em rất chịu khó học tập, tiếp thu tốt. Thành tích học tập của Khôi đứng ở tốp đầu trong lớp.
Dù bị khuyết tật nhưng Nguyễn Đăng Khôi (bên trái), Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí) vẫn rất nỗ lực, đạt thành tích cao trong học tập, được bạn bè yêu mến.
Qua lời kể của cô giáo Vũ Thị Nga, Khôi bị khuyết tật từ nhỏ, bố mẹ của em đều là công nhân, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng đi rất nhiều nơi, hết lòng chạy chữa cho Khôi. Từ năm lớp 1, ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng, cha mẹ Khôi cũng đều cố gắng đưa em đến trường, để Khôi được hòa nhập và được học hành như những đứa trẻ bình thường khác.
Cô giáo Ngô Thị Huế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trưng Vương, cho hay: Năm học này, trường có 12 học sinh gặp tình trạng khó khăn về nhận thức, hành vi và các yếu tố của học sinh phổ tự kỷ, nhưng thực tế toàn trường mới có 9 học sinh có giấy chứng nhận học sinh khuyết tật do UBND phường xác nhận. Một số phụ huynh chưa có hiểu biết đầy đủ, nên không muốn làm hồ sơ khuyết tật cho con, mặc dù giáo viên chủ nhiệm và bộ phận tư vấn nhà trường đã trao đổi và tư vấn.
Câu chuyện của Nguyễn Đăng Khôi, Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí), có lẽ sẽ truyền cảm hứng cho rất nhiều học sinh, trẻ khuyết tật trong tỉnh về nghị lực, sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống, học tập.
Thực tế tại Quảng Ninh đang có rất nhiều tấm gương học sinh khuyết tật nghị lực, nỗ lực, với mong muốn trở thành con người có ích cho xã hội. Đồng thời, cũng có nhiều giáo viên với sự kiên trì, tình yêu thương, sự tận tụy đang từng ngày hỗ trợ tích cực, là chỗ dựa ở trường học cho các học sinh khuyết tật, tự kỷ của mình.
Phòng dành cho công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại Trường Tiểu học Bình Khê (TX Đông Triều). (Ảnh do nhà trường cung cấp)
Còn đó những khó khăn
Tại Quảng Ninh, tính đến hết năm học 2019-2020, số trường có trẻ em khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập là 334/573 trường (chiếm 71,3%) tương ứng với 1.355 nhóm, lớp. Tỷ lệ trẻ khuyết tật, tự kỷ có khả năng học tập được tham gia học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục là 1.502/1.513 học sinh, chiếm 99,2%.
Đặc biệt quan tâm đến nội dung này, ngày 14/8/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2392/QĐ-UBND về đề án Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 2392).
Nhờ có đề án, công tác huy động học sinh khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập được duy trì và nâng cao theo các cấp học. Nhiều học sinh khuyết tật ở mức độ nhẹ đã hoàn thành chuẩn kiến thức, kỹ năng một số môn học.
Kết thúc năm học 2019-2020, số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập cấp tiểu học hoàn thành chương trình học tập đạt 82,6%. Số trẻ khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập cấp học THCS hoàn thành chương trình học tập đạt 94,7%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Toàn tỉnh hiện có 40 phòng dành cho công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập (tăng 27 phòng so với năm 2015), tuy nhiên chưa đạt được chỉ tiêu của Đề án 2392 là 50% số cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục hòa nhập có phòng hỗ trợ đặc biệt hoạt động tư vấn, trợ giúp công tác giáo dục hòa nhập. Hiện nay, tỷ lệ này mới đạt 11,9%.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh hướng dẫn 2 em Trịnh Quốc Trường, Phạm Thị Ngân Hà, khuyết tật vận động, Trường Tiểu học Nguyễn Bình (TX Đông Triều), hoàn thành bài tập. (Ảnh do nhà trường cung cấp)
Cùng với đó, theo ghi nhận, học sinh khuyết tật hoặc tự kỷ ở mức độ nặng khi tham gia học hòa nhập còn gặp nhiều khó khăn, nhiều trẻ bị tật nặng, sức khỏe, tâm lý diễn biến phức tạp, giáo viên dạy hòa nhập không xử lý được do không có chuyên môn chuyên sâu, ảnh hưởng đến khả năng hoà nhập của trẻ. Có hiện tượng trẻ đã ra lớp, nhưng phải bỏ học giữa năm học, làm ảnh hưởng chung đến công tác tổ chức lớp học của các học sinh khác.
Mặt khác, nhiều trường, lớp có số học sinh vượt quá quy định về định biên sĩ số trên lớp, chưa thực hiện được việc giảm trừ sĩ số khi trong lớp có học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập, nên giáo viên bị áp lực khi giảng dạy những lớp có học sinh khuyết tật.
Cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ công tác giáo dục hòa nhập nhìn chung tại các cơ sở giáo dục chưa được chú ý đầu tư, thiết kế riêng cho học sinh khuyết tật, chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Với những trẻ khiếm thính, khiếm thị, do chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, một số gia đình có điều kiện đã đưa trẻ đi các thành phố lớn có trung tâm hỗ trợ, hoặc các trường lớp chuyên biệt để hỗ trợ, hòa nhập.
Còn lại những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đưa trẻ đi can thiệp, hỗ trợ, nên còn một tỷ lệ trẻ khuyết tật có khả năng học tập, nhưng chưa được hỗ trợ giáo dục hòa nhập.
Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT), cho biết: Dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành vẫn sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thời gian tới, Sở sẽ tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng dạy hòa nhập học sinh khuyết tật theo từng dạng tật. Cùng với đó, triển khai hoạt động các phòng, góc hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, nhân viên. Tăng cường kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục về kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật...
Mong rằng, bằng nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với từng trường, từng cấp học, công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật sẽ được tỉnh, ngành Giáo dục quan tâm hơn nữa trong những năm tới. Để từ đó, giáo viên bớt áp lực và học sinh khuyết tật thêm tự tin, vươn lên trong học tập như các bạn cùng trang lứa.
Lớp học không giáo án và hành trình chinh phục 'thế giới bóng tối' Cô giáo Nguyễn Thị Hoài (trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) giúp nhiều trẻ khiếm thị dạng đa tật hoà nhập với cuộc sống bình thường. Khác với những lớp học bình thường, lớp học can thiệp kỹ năng dành cho học sinh khiếm thị đa tật do cô giáo Nguyễn Thị Hoài (sinh năm 1984) chủ nhiệm không...