Trẻ em xóm Phao ở Hà Nội mong ước có đủ thiết bị học trực tuyến
Không có đủ thiết bị học trực tuyến, việc học tập của những đứa trẻ ở xóm Phao bãi giữa sông Hồng cũng bị gián đoạn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành giáo dục Hà Nội đã bắt đầu hoạt động dạy và học trực tuyến từ đầu năm học nhưng ở xóm Phao bãi giữa sông Hồng vẫn còn nhiều học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến. Việc học cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn.
Nằm ở bãi giữa sông Hồng, xóm Phao (thuộc địa bàn phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) có hơn 30 hộ gia đình với hơn 100 nhân khẩu, từ khắp các tỉnh, thành đổ về. Họ mưu sinh bằng đủ thứ nghề như nhặt ve chai, rửa bát thuê, bốc vác, xích lô…
Để tiện việc sinh hoạt cũng như không phải trả chi phí tiền thuê đất ở trên bãi, các hộ gia đình trong xóm chọn giải pháp dựng một chiếc nhà bè, hoặc phao để ở. Phần lớn người dân ở đây không có giấy tờ tùy thân, nên việc cấp giấy tạm trú, tạm vắng gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Không chỉ thiếu thốn về vật chất, mà người dân ở đây còn thiếu thốn đủ thứ, từ nước sạch đến điện thắp sáng… đều chưa có.
Tuy nhiên, điều luôn khiến họ cảm thấy day dứt là con cái quá thiệt thòi so với các bạn đồng trang lứa… trên bờ. Và ước mơ có máy tính, điện thoại thông minh cho con học trực tuyến trong thời gian giãn cách là điều họ không bao giờ dám nghĩ đến.
Không máy tính, không điện thoại thông minh, 2 đứa con gái lớn của chị Nghiêm Thị Ngân phải thường xuyên thay phiên nhau mượn điện thoại hàng xóm để học nhờ.
Em Đỗ Thị Nga, lớp 8B, trường THCS Phúc Xá, Ba Đình (con chị Ngân) chia sẻ: “Từ lúc dịch bệnh diễn ra, em phải học online, mạng ở đây kém, máy cũng không có nên việc học bị gián đoạn. Lúc nào em gái học xong thì em mới học, nếu mượn được máy thì em sẽ học cùng giờ với các bạn trong lớp luôn, cô giáo không phải dạy lại cho em nữa. Giờ em chỉ mong có máy mới để theo học cùng các bạn cho kịp bài”
Cùng hoàn cảnh tương tự là gia đình chị Bùi Thị Thu Trang, có 3 con, 1 cháu mới gần 2 tuổi. Cả nhà chỉ có duy nhất một điện thoại đen trắng. Không đủ thiết bị cho con học trực tuyến, chị phải gửi một cháu sang nhà bà con học… còn một cậu bé lớp 3 chỉ biết đến kiến thức và làm bài tập qua những cuộc gọi điện thoại trao đổi giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm.
Không chỉ riêng gia đình chị Trang, chị Ngân, mà rất nhiều gia đình có con đang trong độ tuổi ăn học ở xóm Phao đều thiếu thiết bị học trực tuyến, có những em đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển cấp cũng phải xoay sở để học nhờ.
Em Nguyễn Hoàng Anh – lớp 9D, Trường THCS Phúc Xá cho biết: “Một thời gian dài rồi em chưa đến trường, em rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn. Giờ ở nhà học trực tuyến, em thấy sức học của mình sút hẳn, bởi phải đi mượn điện thoại quanh xóm. Em rất lo, nếu kéo dài học online thì em sợ em sẽ bị hổng kiến thức ở phần nào đó, mà kì thi lên cấp 3 đang ở phía trước”.
Ông Nguyễn Đăng Được, Trưởng xóm Phao chia sẻ: “Tôi ở đây hơn 30 năm, chứng kiến các cháu lớn lên rồi đi học. Dù gia cảnh bố mẹ các cháu khó khăn nhưng đứa trẻ nào cũng được đến trường đến lớp. Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, các cháu phải ở nhà học trực tuyến. Thế nhưng điều kiện thiếu thốn, nên việc học của các cháu ở đây cũng gián đoạn theo. Tôi mong các cháu ở đây nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để có phương tiện học tập đảm bảo cho quá trình học online”./.
Khẩn trương nghiên cứu phần mềm dùng chung để hỗ trợ giảng, dạy học trực tuyến
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 508/TB-VP, truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng về việc triển khai các nội dung liên quan đến công tác dạy và học trực tuyến, tại cuộc họp ngày 13-9-2021.
Ảnh minh họa
Căn cứ tình hình thực tiễn của thành phố, UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu các phần mềm dùng chung để hỗ trợ giảng, dạy học trực tuyến bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, tăng khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Tiếp tục xem xét, đề xuất phương án dạy học trên truyền hình, trên hệ thống Hanoistudy bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật và thành phố; xây dựng kho dữ liệu cho giáo viên và học sinh (chọn lựa đưa những bài giảng mẫu của giáo viên, các clip dạy học... để phổ biến rộng rãi), đồng thời chịu trách nhiệm rà soát, kiểm duyệt kỹ lưỡng nội dung giảng dạy bảo đảm các nội dung, hình ảnh phù hợp, đúng lứa tuổi, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.
Đặc biệt là tăng cường truyền thông về công tác dạy và học trực tuyến để tạo sự đồng thuận trong dư luận, sự đồng hành của phụ huynh học sinh và cả hệ thống chính trị đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô. Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học, cơ sở giáo dục chủ động, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương để sắp xếp, bố trí lịch học trực tuyến và chương trình học bảo đảm phù hợp sức khỏe và tâm sinh lý của các em học sinh...
UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học, cơ sở giáo dục chủ động, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương mình để sắp xếp, bố trí lịch học trực tuyến bảo đảm phù hợp để học sinh có thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động khác; lựa chọn, xây dựng giáo án, chương trình học hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo...
An Giang: Gần 79 nghìn học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến Năm học 2021-2022, ngành GD&ĐT tỉnh An Giang còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai dạy và học trực tuyến. Rất nhiều học sinh của tỉnh chưa đủ thiết bị để tham gia học trực tuyến. Thầy cô giáo và học sinh tiểu học An Giang làm quen với lớp học trực tuyến. Theo kế hoạch, học sinh các cấp trong...