Trẻ em dễ béo phì nếu cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng
Trẻ em có cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng tâm lý dễ bị phát triển béo phì ngay từ những năm đầu đời.
Cuộc sống phát triển giúp điều kiện sinh hoạt và chế độ ăn uống cho trẻ tốt hơn. Tuy nhiên, cũng vì thế mà tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng tăng khiến mọi người lo ngại về sức khoẻ của trẻ.
Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng có nhiều khả năng trở nên béo phì. Trẻ em tăng cân nhiều hơn trong độ tuổi từ 5 đến 14 nếu cha mẹ của trẻ bị lo lắng sau khi sinh con. Cân nặng của các bé gái dường như cũng bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng của cha mẹ nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến các bé trai.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học College London nói rằng, cần phải tiến hành theo dõi nhiều hơn nữa để xác định lý do cho mối liên hệ có thể xảy ra này. Họ cảnh báo những bậc cha mẹ hay căng thẳng có thể cho con ăn quá nhiều hoặc không cho chúng tự do vận động cần thiết.
Những lo ngại của cha mẹ vô tình ảnh hưởng đến trẻ, chúng có thể chuyển sang ăn uống thoải mái như một cơ chế đối phó. Hoặc những lo lắng xuất phát từ tình trạng thiếu thốn trong xã hội và không đảm bảo việc làm, có thể ảnh hưởng đến chất lượng chế độ ăn uống và lối sống của trẻ.
Trẻ có cha mẹ thường xuyên lo lắng khi chúng 9 tháng – 3 tuổi có khả năng bị béo phì cao hơn ngay từ những năm đầu đời.
Nhà tâm lý học Kristiane Tommerup đã phân tích dữ liệu của hơn 6000 trẻ em sinh ra ở Anh từ năm 2000 đến năm 2002. Những nhà nghiên cứu đã hỏi các phụ huynh có bị căng thẳng khi con họ được 9 tháng tuổi và 3 tuổi hay không.
Họ cũng ghi nhận sự tăng cân và chất béo của trẻ em từ 5-14 tuổi. Khoảng 10% các bà mẹ cho biết họ bị đau khổ về mặt cảm xúc khi con được 9 tháng và 3 tuổi. Tỷ lệ ở các ông bố đã tăng từ 6% lên 10% trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Tình trạng cảm xúc tiêu cực của các ông bố được báo cáo khi con được 9 tháng có liên quan đến sự gia tăng mạnh hơn về chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng mỡ cơ thể dư thừa ở cả bé gái và bé trai. Trong khi đó, sự lo lắng của các bà mẹ được báo cáo ở 9 tháng và 3 tuổi có liên quan đến việc chỉ số BMI và mỡ thừa cơ thể tăng cao hơn ở những bé gái.
Ngoài ra, gần 1/4 trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì vào thời điểm bắt đầu học tiểu học ở Anh. Trẻ em khoảng 5 tuổi sống ở các khu vực thiếu thốn của Vương quốc Anh có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao gấp đôi so với những trẻ sống ở các khu vực khá giả hơn.
Tommerup nói: “Chúng tôi biết những năm đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển cân nặng lành mạnh, tuy nhiên chúng tôi không biết chính xác những tiếp xúc tâm lý và xã hội nào trong những năm đầu khiến một số trẻ có nguy cơ bị thừa cân cao hơn trong thời thơ ấu.
Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh việc thiếu hỗ trợ xã hội, sức khỏe tâm thần và kinh tế xã hội dành cho cha mẹ có thể có những tác động lâu dài về sức khỏe đối với con cái họ như thế nào.
Có vẻ như tâm lý bất ổn của những người làm cha mẹ có thể khiến con họ có nguy cơ bị thừa cân tăng lên. Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc hình thành sự phát triển lành mạnh của con cái ngay từ khi mới chào đời.
Để bảo vệ sức khỏe của trẻ em, cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ sức khỏe tâm thần và phúc lợi cho cả cha và mẹ trong những năm đầu, cũng như giải quyết các nguyên nhân xã hội rộng hơn gây ra bất bình đẳng về sức khỏe tâm thần. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để khám phá các cơ chế sinh học, xã hội và hành vi nằm bên dưới những mối liên hệ này”.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một loại rối loạn tiểu tiện, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, được xác định bằng tình trạng xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu đột ngột, thường xuyên và khó kiểm soát, dẫn tới tình trạng tiểu dắt, tiểu són ở trẻ em.
Ở trẻ nhỏ, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến điểm mốc, bàng quang sẽ tự động xả nước tiểu. Ở những trẻ lớn, khi hệ thống thần kinh hoàn thiện, não bắt đầu nhận tín hiệu khi bàng quang đầy và gửi tín hiệu không cho tự động làm rỗng bàng quang cho tới khi trẻ đi tiểu.
Phần lớn trẻ em có thể kiểm soát được cơ bàng quang sau 3 tuổi, tuy nhiên độ tuổi này cũng khác nhau ở từng trẻ. Khoảng hơn 90% trẻ trên 5 tuổi có thể kiểm soát quá trình đi tiểu trong ngày. Vì thế nếu trẻ ở độ tuổi này có dấu hiệu tiểu bất thường, cha mẹ cần lưu ý.
Dấu hiệu nào cảnh báo cho cha mẹ?
Triệu chứng phổ biến của hội chứng bàng quang tăng hoạt là trẻ vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn so với bình thường. Một đứa trẻ bình thường vào nhà vệ sinh khoảng 4-5 lần/ngày. Với bệnh nhân OAB, bàng quang có thể bị kích thích dẫn tới trẻ muốn đi tiểu nhiều hơn, mặc dù bàng quang chưa đầy.
Một bệnh nhân OAB thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau: Trẻ đột nhiên đi tiểu mỗi 10 đến 30 phút, tần suất khoảng 30-40 lần/ngày; Trẻ chỉ tiểu được một lượng nhỏ nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh; Không đau khi đi tiểu; Trẻ không tiểu ra quần trong ngày; Trẻ không uống nhiều nước hơn bình thường; Các triệu chứng không xảy ra khi đi ngủ.
Do nguyên nhân nào?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới OAB. Trong đó đi tiểu thường xuyên thường phản ánh tình trạng căng thẳng về cảm xúc. Nó có nghĩa là con của bạn đang phải chịu áp lực. Các triệu chứng là không tự chủ, không có ý định.
Tần suất đi tiểu của trẻ có thể tăng lên sau 1-2 ngày sau khi xảy ra vấn đề gây căng thẳng, hoặc thay đổi cuộc sống bình thường của trẻ. Mặc dù nguyên nhân thực thể hiếm gặp, đứa trẻ nên được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân.
Một số trẻ cố tình nhịn tiểu, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng làm rỗng bàng quang. Nếu kéo dài thói quen này có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, tăng tần suất đi tiểu hoặc tổn thương thận.
Nhìn chung, đây là một tình trạng không có tổn thương thực thể ở hệ tiết niệu và thường tự trở lại bình thường. Nếu bạn có thể xác định và giải quyết các vấn đề đang khiến con bạn căng thẳng, tình trạng này có thể biến mất sau 1-4 tuần. Nếu không điều trị, các triệu chứng thường sẽ cải thiện tốt lên sau khoảng 2-3 tháng.
Ảnh minh họa
Chúng ta nên giúp trẻ thế nào?
Trước hết nên trấn an rằng thể chất con bạn là bình thường: Nói với trẻ rằng cơ thể trẻ bình thường, trẻ không phải lo lắng về vấn đề đó. Bởi vì khi gia đình (và có thể là cả nhân viên y tế) quan tâm tới bàng quang và nước tiểu của trẻ, đứa trẻ sẽ lo lắng có sự bất thường ở hệ tiết niệu của mình.
Giúp trẻ thư giãn: Chắc chắn rằng con bạn có thời gian thư giãn và vui chơi mỗi ngày. Những bài tập thư giãn có thể hiệu quả đối với những trẻ trên 8 tuổi. Cố gắng loại bỏ các vấn đề gây nên tình trạng stress ở trẻ.
Tập luyện bàng quang nghĩa là bám vào lịch đi tiểu của trẻ và cố gắng đi tiểu cho dù nó có buồn tiểu hay không. Lên lịch trình cho trẻ vào nhà vệ sinh sau mỗi 2-3 giờ. Phương pháp này tốt cho những trẻ có thói quen vào nhà vệ sinh thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng đi tiểu.
Các biện pháp khác:
Xử trí táo bón nếu trẻ có. Cho trẻ ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thói quen đại tiện cho trẻ.
Hạn chế thức uống và đồ ăn chứa caffein vì gây kích thích bàng quang.
Tạo sự khích lệ cho trẻ bằng những lời khen, phần quà khi trẻ phối hợp tốt.
Cha mẹ cần đưa con bạn đi gặp bác sĩ khi:
Tần suất đi tiểu không trở lại bình thường sau khi bạn tiến hành những khuyến cáo trên trong 1 tháng; Trẻ thấy đau và buốt khi đi tiểu; Trẻ bắt đầu tiểu ướt quần vào ban ngày; Trẻ bắt đầu uống lượng nước nhiều hơn nhu cầu bình thường; Bạn lo lắng hoặc có những thắc mắc khác đối với những vấn đề của trẻ.
Uống sữa đắt tiền vẫn suy dinh dưỡng: sai lầm nên biết khi nuôi con Bữa chính, bữa phụ, thêm cả sữa ngoại đắt tiền và nhiều thực phẩm "nghe bảo là tốt" khác, thế nhưng con vẫn... suy dinh dưỡng. Chuyện tưởng chừng là nghịch lý, nhưng thực tế lại đang diễn ra khá phổ biến vì một lỗi sai nhiều cha mẹ gặp phải. Tưởng thừa mà vẫn thiếu Chọn nuôi con theo cách truyền thống,...