“Trẻ con sao không nhìn vào mắt nhau, lại cúi gằm mặt xuống?”
Mới đây, chia sẻ “điện thoại di động ảnh hưởng đến cả một thế hệ” của chị Nguyễn Hồng Vân, thạc sĩ Xã hội học nhận được sự hưởng ứng của nhiều bậc phụ huynh. Trong bài viết, chị Vân bày tỏ, ngoài nỗi lo về bữa ăn giấc ngủ của con, khi nào mọc răng hay biết bò, lại có một nỗi lo mới. Dưới đây là bài viết của chị Vân.
Mắt không ngừng nhìn điện thoại là hình ảnh thường thấy ở nhiều nơi. Ảnh: Lê Anh Dũng
Jean Twenge, giáo sư ngành Tâm lý học, đại học San Diego State University, thực hiện nghiên cứu từ các khảo sát hàng năm với số liệu thu thập trên 11 triệu thanh thiếu niên. (1)
Bà kết luận rằng, việc dùng điện thoại thông minh đánh dấu sự khác biệt của thế hệ những người sinh từ năm 1995 với các thế hệ trước.
Những người này lớn lên cùng với sự trỗi dậy của thiết bị di động.
Những bạn trẻ này (ở Mỹ) dành trung bình 6 tiếng một ngày trên Internet. Họ ít thời gian tương tác trực tiếp với bạn bè, gia đình và người xung quanh hơn. Khả năng nhận diện cảm xúc từ người đối diện của họ kém hơn. Hạnh phúc giảm đi. Cô đơn, trầm cảm và lo âu tăng vọt. Khả năng đọc và tập trung tụt dốc.
Khảo sát cho thấy số lượng học sinh cấp 3 của Mỹ đọc sách hàng ngày giảm từ 60 phần trăm năm 1980 còn 16 phần trăm năm 2015. Điểm thi SAT (một bài thi cuối cấp 3 của Mỹ) phần đọc cũng giảm. Các giảng viên đại học thì phàn nàn rằng học sinh không đọc nổi những nội dung khó, sách giáo khoa cũng chẳng thèm sờ vào.
Những người suốt ngày kêu ca Việt Nam không có văn hóa đọc, nghe có thấy quen không ạ?
Hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác đã chỉ ra, càng dùng mạng xã hội nhiều thì mức độ hài lòng với bản thân, sự an yên tự tại, càng giảm đi. Vì sao?
Vì mạng xã hội vẽ lên một bức tranh không thực tế. Ai trên đó cũng xinh đẹp, giỏi giang, hoặc vui vẻ hơn mức bình thường. Vì người ta chỉ đăng những thứ hay ho, hấp dẫn, những khoảnh khắc gắn mác “đời thường” cũng đều dễ khiến người khác ghen tị. Rất nhiều cha mẹ để con nhỏ dùng điện thoại hay các thiết bị di động mà không hề kiểm soát.
James Bridle, trong bài TedTalk của mình, nêu ra một hiện tượng không có gì mới, nhưng rất nhiều người không nhận thức được.(2)
Youtube, hay giờ cả Facebook, có chức năng tự động gợi ý các video liên quan để giữ người dùng trên trang của họ nhằm tăng lợi nhuận. Các gợi ý này được thực hiện bởi các thuật toán. Chỉ khoảng chục cái vuốt tay, từ video bài hát thiếu nhi ngây thơ hoàn toàn trong sáng, sẽ đến video chuột Mickey đang thủ dâm.
Video đang HOT
Các bố mẹ có bao giờ ngó vào màn hình để biết con mình đang xem gì không? Ảnh: Lê Anh Dũng
Vâng, các bố mẹ không đọc nhầm đâu ạ. Hoặc Elsa và Người nhện quan hệ tình dục. Hoặc một nhân vật bệnh hoạn kiểu như gã đầu hói cởi trần mặc bỉm cầm rìu chạy lung tung nói những câu nhảm nhí.
Các video làm cho trẻ con lúc nào cũng hàng triệu lượt xem, và là nguồn thu khổng lồ, mà lại không cần tốn công đầu tư vào nội dung hay chất lượng. Nhất là khi trẻ con dùng di động mà không có sự kiểm soát của người lớn.
Hàng tiếng đồng hồ một đứa trẻ ôm máy tính bảng cũng là những đồng tiền thật chảy vào túi người đăng tải video, dù là video có tính giáo dục hay toàn chửi bậy, chẳng có gì quan trọng.
Các bố mẹ có bao giờ ngó vào màn hình để biết con mình đang xem gì không?
Các bố mẹ bỏ hàng trăm triệu đầu tư cho con đi trại hè nước ngoài, bỏ hàng chục tiếng đồng hồ mỗi tuần chầu chực đưa đón con vượt tắc đường, đi học thêm thầy giỏi, và cho rằng mình chắc hẳn đã làm rất tốt phận sự của cha mẹ, nhưng chẳng mảy may quan tâm khi con mới sáu bảy tuổi, thậm chí nhỏ hơn, ôm điện thoại đến quá nửa đêm, sáng ngủ dậy chưa đánh răng đã mở TV lên xem mải miết?
Dạo gần đây, ngoài nỗi lo về bữa ăn giấc ngủ của con, khi nào mọc răng hay biết bò, mình có một nỗi lo mới.
Mình nghĩ đến cảnh con mình ngồi chơi với các anh chị em họ, hoặc con cái của bạn bè bố mẹ, và những đứa trẻ khác đều dán mắt vào một cái di động, và con sẽ muốn giống như thế, hoặc sẽ buồn vì không có ai chơi cùng.
Lúc đó, mình sẽ muốn nói chuyện với các bạn, mình có chặc lưỡi, thôi con cầm điện thoại của mẹ đi?
Con mình sẽ càu nhàu, tại sao con không được chơi điện thoại giống bạn kia, hay con mình sẽ lủi thủi vì không có bạn nào thèm để ý?
Liệu mình có nên chỉ đưa con đến gặp những bạn bè có cùng quan điểm về chuyện này, để bọn trẻ con được thực sự nhìn vào mắt nhau, chứ không phải tất cả đều cúi gằm mặt xuống, trong khi bố mẹ chúng hàn huyên tâm sự?
Các bố mẹ, mỗi lần đưa điện thoại hay máy tính bảng để con ngồi im cho mình rảnh tay làm việc khác, hãy dừng lại một chút và tự hỏi “Con có thể làm gì khác ngoài cái này?”.
Liệu bố mẹ có đang đánh cắp tuổi thơ của con bằng cách dúi cho con những thiết bị di động của mình không? Rồi sau này, khi những vấn đề về tâm lý, khả năng giao tiếp xã hội, về khả năng tư duy ập đến, lại kêu trời?
Nguyễn Hồng Vân
Theo vietnamnet
Nghỉ hè, phụ huynh bỏ tiền thuê chỗ làm thêm cho con
Nghỉ hè, nhiều bạn nhỏ miệt mài làm thêm kiếm tiền mua sách vở, quần áo cho năm học mới. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền thông qua các chủ quán để con mình được trải nghiệm và rèn mình trong môi trường mới.
Mùa hè - mùa làm thêm
Hơn 1 tháng nay, Nguyễn Hữu Hải (SN 2002, phường Đội Cung, TP Vinh) tất bật làm thêm ở quán cà phê. Mỗi ngày Hải đăng kí làm 2 ca, sáng và chiều, buổi tối nghỉ. Mức lương trên 3 triệu đồng/tháng không phải là nhỏ đối với một cậu học sinh cấp 3 như Hải.
Tranh thủ nghỉ hè, Nguyễn Hữu Hải xin phục vụ tại quán cà phê
Đi làm thêm đối với Hải không hẳn là vì tiền bởi gia đình em không phải là quá khó khăn. "Em thích thì đi làm thôi. Bố mẹ cũng hết sức ủng hộ vì đi làm thì tránh xa được trò chơi điện tử hay tụ tập bạn bè. Công việc không quá sức, chỉ hơi buồn là hè này em chưa được đi chơi đâu xa vì bận đi làm", Hải tâm sự.
Nghỉ hè, trong khi các bạn đi chơi với gia đình thì Nguyễn Thị Thảo (SN 2004, quê thị xã Cửa Lò) theo mẹ đến xưởng chế biến tôm nõn ở phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) làm thêm. Công việc của Thảo là bóc vỏ lấy nõn tôm sấy khô phục vụ cho khách du lịch.
Công việc bóc vỏ tôm nghe qua có vẻ nhẹ nhàng nhưng cũng không đơn giản. Mùa hè, đằm mình trong xưởng, giữa hơi nóng bốc lên nghi ngút bởi lò luộc tôm, lò sấy tôm, ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Tôm tươi được luộc sơ qua, đổ ra rổ, đang nóng rẫy phải bóc ngay vỏ cứng bên ngoài rồi đưa lên lò sấy.
Ngoài việc phải chịu nóng khiến các ngón tay đỏ ửng, Thảo phải bóc thật khéo léo để tôm không bị nát. Không phải "chuyên nghiệp" nên mỗi ngày Thảo chỉ làm bằng phân nửa người khác, tính ra cũng được trên 100 nghìn đồng. Nếu làm hết hè, Thảo có thể tự lo tiền mua sách vở, quần áo và cả tiền đóng học cho năm học mới.
Nhiều bạn nhỏ chọn công việc làm thêm phù hợp với sức khỏe trong dịp nghỉ hè. Với công việc bóc vỏ tôm, mỗi ngày có thể kiếm khoảng 100 nghìn đồng. Số tiền đó đủ để các em mua sắm sách vở, cặp bút cho năm học mới
Hai tháng nay, Hoàng Văn Sơn (quê Quỳ Hợp) và Nguyễn Đình Khang (quê Thanh Chương), sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Việt Hàn đến quán ăn đêm làm thuê. Mùa World Cup, lượng khách hàng buổi tối đông hơn hẳn nên Sơn và Khang phải làm luôn tay luôn chân.
"Trường em chưa được nghỉ hè nên chỉ có thể tranh thủ làm đêm thôi. Công việc này đối với con nhà nông như chúng em thì cũng không có gì là vất vả lắm, chỉ cần chịu khó, nhanh nhẹn và cẩn thận là được", Sơn cho biết.
Chủ quán bao luôn cơm tối nên với thu nhập 2 triệu/tháng, Sơn và Khang đủ trang trải sinh hoạt phí và một số khoản chi tiêu cá nhân khác.
"Từ hồi em đi làm thêm bố mẹ không phải gửi tiền sinh hoạt phí hàng tháng nữa mà chỉ phải cho tiền đóng học thôi. Tranh thủ chương trình học chưa nặng em đi làm chứ sang năm tới, học nặng hơn, đi làm cũng khó.
Hè này chắc em cũng không về quê mà đang tính tìm một chỗ làm thêm buổi ngày và duy trì công việc ở quán ăn đêm. Hết hè chắc cũng chuẩn bị được một khoản kha khá cho năm học mới, bố mẹ đỡ phải bán thóc", Khang chia sẻ.
Phụ huynh bỏ tiền thuê chỗ làm thêm cho con
Nhiều ông bố bà mẹ thay vì thưởng cho con một chuyến du lịch dài ngày sau một năm học hành vất vả lại có cách suy nghĩ rất mới - đó là cho con học từ công việc làm thêm. Cho con đi làm không phải vì tiền, thậm chí, họ phải bỏ tiền ra để trả lương cho con thay các chủ quán.
Làm thêm ngày hè không chỉ cho các em thu nhập mà còn giúp các em học hỏi được nhiều điều về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kế hoạch làm việc khoa học và đặc biệt là tránh xa các tệ nạn xã hội
Con trai chị Nguyễn H.Y (cán bộ một Sở ở Nghệ An) năm nay lên lớp 9 nhưng đã có 2 năm kinh nghiệm làm thêm ở một quán cà phê đông người nước ngoài ở TP Vinh.
"Nói thật là tôi phải nhờ cậy người quen để cháu được vào đó làm, tất nhiên là tiền lương của cháu cũng do tôi bí mật trả (thông qua chủ quán). Cháu chỉ làm những công việc phù hợp với sức của mình như chào hỏi khách, đưa menu và rửa cốc chén thôi, còn phần bưng bê thì cháu chưa làm được".
Hai năm nay cứ đến dịp nghỉ hè, con trai chị Y. lại đi làm một buổi tại quán cà phê. Ngoài việc trau dồi khả năng ngoại ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp, việc chị Y. hài lòng nhất là con trai biết quý trọng đồng tiền và biết cách sử dụng đồng tiền mình kiếm ra.
"Tiền lương mỗi tháng được 1 triệu đồng, cháu không tiêu lãng phí mà dùng để mua sách. Sau kỳ nghỉ hè, tủ sách của cháu lại nhiều thêm.
Ngoài việc trau dồi khả năng ngoại ngữ, hình thành kỷ luật lao động, sắp xếp quỹ thời gian cho phù hợp, cháu cũng duy trì và phát huy văn hóa đọc. Và quan trọng hơn là cháu biết yêu quý công việc và có trách nhiệm với công việc của mình", chị H.Y chia sẻ.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Sinh viên được nghỉ Tết quá dài? Theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2018 của các trường đại học, sinh viên được nghỉ ít nhất 15 ngày và nhiều nhất 28 ngày. ảnh minh họa Có ý kiến cho rằng thời gian nghỉ Tết của quá dài. Lịch nghỉ kéo dài làm giảm hứng thú học tập và trở lại trường lớp của sinh viên. Thậm chí, có bạn trẻ...