Trẻ ăn xin ở xứ sở sương mù
Phóng sự phát trên chương trình truyền hình Panorama của BBC ngày 19-10-2011 đã phơi bày sự thật đằng sau những em bé còn ẵm ngửa và các bà mẹ bồng con đi xin tiền tại London (Anh).
Alice xin tiền trên phố Edgware London
Lê lết vỉa hè kiếm… 160.000 USD/năm
Kết quả một cuộc điều tra mới nhất tại Anh cho thấy, mỗi trẻ ăn xin ở nước này kiếm được 160.000 USD/năm (hơn 3 tỷ đồng) cho các nhóm tội phạm nước ngoài. Các em bị biến thành công cụ kiếm tiền bằng việc ăn xin trên đường phố, trộm cắp hoặc phục vụ mục tiêu gian lận tiền trợ cấp.
Phóng viên John Sweeney đã đi theo cô bé Alice, 4 tuổi, khi bắt gặp cô bé này đi ăn xin trên các tuyến phố chính như ở Edgware. Đội trên đầu một chiếc khăn và mặc váy dài, Alice chìa tay xin tiền mọi người. Mỗi đồng xu bé kiếm được đều phải mang về nộp cho mẹ. Mẹ của Alice cũng chỉ hơn tuổi thiếu niên một chút và nhập cảnh trái phép sang Anh khi còn là một đứa trẻ. Phóng viên John cho biết: “Tôi đã ghi hình Alice trong nhiều tháng, có lần chứng kiến cô bé tìm bới thức ăn trong nhà hàng McDonald”s”.
Video đang HOT
Nhìn cảnh cô bé Alice đi ăn xin, phóng viên John Sweeney bày tỏ: “Giống như Oliver Twist giữa thế kỷ 21″. Đó là một câu chuyện nổi tiếng của nhà văn Charles Dickens kể những cuộc phiêu lưu và tuổi thơ đầy cực nhọc của một cậu bé móc túi trên những đường phố London ở thế kỷ thứ 19 sau khi bỏ trốn khỏi nhà tế bần.
Những đứa trẻ ăn xin này hoạt động theo nhiều nhóm, lê lết đi xin tiền các du khách ngay cả khi trời đổ mưa hay tuyết phủ dày. Nhiều đứa trẻ thu nhập khoảng 780 USD mỗi ngày, mục tiêu là khách du lịch nước ngoài. Hình ảnh phóng sự của BBC cũng cho thấy đa số cô bé Alice rất dày dạn kinh nghiệm ăn xin. Mới tròn 4 tuổi nhưng Alice “diễn” rất đạt. Lúc thì làm mặt tươi cười, giọng nói ngọt ngào, khi thì lì lợm đeo bám tới cùng rồi ủ rũ, tội nghiệp khiến người đi đường không khỏi động lòng thương cảm.
Những “chủ nô” thời hiện đại
Phóng viên John cũng đã đi theo Alice và mẹ của cô bé, Denisa Mazarache, về quê hương của họ ở Fetesti, Romania. Denisa tỏ vẻ hối hận về việc để con gái đi ăn xin và hứa sẽ cho cô bé đi nhà trẻ. Người mẹ trẻ này cũng cho biết đã từng đi ăn xin như Alice nhưng đã ngừng công việc này từ 1 năm trước. Thực tế, các thước phim của BBC ghi lại cho thấy mới 2 tháng trước Denisa vẫn ngang nhiên “tác nghiệp”. Phóng viên John cũng tiếp xúc với những kẻ “bảo kê” khác ở Romania và họ đều cho rằng đây là lỗi của nước Anh, bởi người Anh đã quá hào phóng khi cho chúng quá nhiều tiền. Người đàn ông này cũng thú nhận nhóm của anh ta có rất nhiều con, 7, 8 hoặc 10 đứa con và khi có càng nhiều con thì chúng càng có nhiều tiền. Mỗi tháng mỗi kẻ bảo kê có thể thu lời từ 25.000 USD/trẻ em. Những em nhỏ mới chỉ 4 tuổi lăn lộn kiếm tiền bằng việc ăn xin, để rồi những đồng tiền đó rơi vào tay các nhóm du mục người Romania.
Những đối tượng này tiếp tục gửi tiền về quê hương của chúng để phục vụ lối sống xa hoa với những ngôi nhà sang trọng theo kiểu biệt thự trên đồi Beverly Hills và “siêu xe”. Chương trình Panorama của BBC đã mất cả năm trời theo dõi và thực hiện phóng sự này. Phóng sự đã đưa ra bằng chứng có rất nhiều tiền được chuyển từ Anh sang Tanderei ở Romania. Năm 2010 cảnh sát đã bắt giữ 26 nghi phạm buôn bán trẻ em từ khu vực này. Cảnh sát Colin Carswell cho biết: “Các băng nhóm đặt ra chỉ tiêu cho mỗi đứa trẻ là bằng mọi giá kiếm khoảng 150.000 USD/năm”.
Theo bà Christine Beddoe – Giám đốc Quỹ từ thiện chống hoạt động buôn người Ecpat UK, việc bắt ép trẻ đi ăn xin đã cướp đi của các em cơ hội có tuổi thơ bình thường như những đứa trẻ khác. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ không được giáo dục, nuôi dưỡng tốt.
BBC lần ra một nhóm phụ nữ trẻ – những kẻ “bảo kê” nhiều trẻ em ăn xin ở nhà thờ Regent”s Park mỗi khi người dân đi cầu nguyện về vào thứ 6 hàng tuần. Những đối tượng giật dây này sống dư giả tại một căn hộ ở Ilford, Essex với chiếc xe BMW X5 đỗ trước cửa nhà. Cảnh sát London biết rõ về những đứa trẻ ăn xin này nhưng đều để cho chúng “tác nghiệp” bởi họ lo sợ nếu để chúng lang thang trên các con phố thì có thể sẽ bị nhóm tội phạm khác lạm dụng.
Tại Romania, “đại bản doanh” của nhóm tội phạm đứng sau những trẻ em ăn xin này, sống trong sự giàu sang với rất nhiều những ngôi biệt thự, xe hơi sang trọng. Bernie Gravett, cựu sĩ quan Sở Cảnh sát Metropolitan bày tỏ bức xúc: “Đây là nô lệ thời hiện đại. Làm sao mà một đứa trẻ 4 tuổi có thể thỏa thuận được với những kẻ “bảo kê”? Chúng đâu có biết là ăn xin trên đường phố ở Anh là bất hợp pháp. Chúng chỉ là những đứa trẻ”.
Theo ANTD
Trẻ ăn xin chèo kéo người đi đường
Nhiều bạn đọc ở TP Tân An, Long An phản ánh: Từ nhiều năm nay, tại địa phương này có một nhóm phụ nữ, trẻ em hay chực chờ ở các trụ đèn giao thông trên quốc lộ 1A để xin tiền gây cản trở giao thông.
Đứa tám, chín tuổi địu trên tay đứa vài tháng tuổi không mặc quần áo, ngồi phơi nắng chờ mọi người đi qua để ngửa tay xin. Gặp người đi bộ trên đường, những đứa trẻ đã bám theo xin cho bằng được làm nhiều người ái ngại. Tối đến, nhóm ra công viên, vỉa hè ngủ làm mất mỹ quan đô thị.
Theo tìm hiểu của PV, phần lớn nhóm người trên ở các xã KH'Sết, Tà Nốt, Sầm Bà Lầy... thuộc tỉnh SVây Riêng, Campuchia. Họ vượt biên sang Việt Nam, đi theo các đường mòn, bờ ruộng, khi đến đường lớn thì thuê xe vào Long An "làm ăn".
Chị Võ Thị Tiếp (bán quán nước tại TP Tân An) cho biết: "Mấy đứa này tôi rành lắm! Ngày nào tụi nó cũng xin ăn khắp nơi trong TP. Lúc trước chúng còn xin trong các quán ăn nhưng bị chủ quán đuổi dữ quá nên không dám lại quán. Cha, mẹ của mấy đứa người thì bán vé số, người thì ngồi ở quán cà phê chơi, chờ khoảng vài giờ tìm con lấy tiền. Biết cha, mẹ chúng lười lao động, sống bám vào chúng nên người dân địa phương không cho tiền chúng nữa. Chủ yếu chúng xin tiền của những người từ nơi khác đến".
Đứa trẻ đứng giữa con lươn chờ đèn đỏ để xin tiền. Ảnh: NH
Bà Trần Thị Chiếm, Trưởng phòng LĐ-TB&XH TP Tân An, thông tin: "Trong những năm qua, các ngành chức năng tại địa bàn đã tổ chức gần 50 đợt thu gom, đưa hơn 1.500 lượt người Campuchia về nước, phần lớn là trẻ em từ một đến 10 tuổi. Đồng thời, địa phương còn gửi cho họ lương thực và một số tiền để phần nào giúp họ ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó vẫn tiếp tục quay trở lại. Có lẽ vì họ vẫn còn được nhiều người cho tiền. Sắp tới, tỉnh sẽ có kế hoạch tập hợp, giao trực tiếp số người này cho chính quyền Campuchia quản lý. Bên cạnh đó, tỉnh cũng vận động nhân dân sống tại khu vực biên giới ngăn chặn, tố giác những cá nhân, tổ chức đưa rước người Campuchia vượt biên".
Theo PLTP
Siêu xe Morgan lần đầu tiên từ Anh về Việt Nam Vào tối ngày 9/11, Việt Nam tiếp tục đón nhận thêm một mẫu siêu xe mang tên Morgan Aero SuperSports có giá khoảng 170.000 USD tại nước ngoài. Morgan Aero SuperSports của xứ sở sương mù xuất hiện âm thầm và lặng lẽ, không ồn ào như nhiều mẫu siêu xe từng về Việt Nam. Theo những thông tin ban đầu, đây là...