Trẻ 3 tuổi sốt cao, nhiễm trùng máu vì tự ý nặn mụn: Bác sĩ cảnh cáo 4 sai lầm bố mẹ hay làm có thể ‘mất con’
Ai cũng cho rằng việc nặn mụn là vô cùng bình thường, tuy nhiên hành động này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em.
Ngày 22/6, chị Nguyễn Quỳnh Anh (Long Biên, Hà Nội) đưa cậu con trai 3 tuổi, Nguyễn Minh Khang vào viện với tình trạng sốt cao, phát ban toàn thân.
Trước đó 4, 5 ngày, bé Khang (tên ở nhà là Mít) bỗng dưng mọc một cái nhọt ở phần đùi. Khi nhọt bắt đầu sưng, sờ thấy cứng xung quanh vợ chồng chị Quỳnh Anh quyết định nặn mụn cho con rồi mới đưa đi khám ở bệnh viện. Tại đây bé được bác sĩ kê cho thuốc kháng sinh để bảo vệ nhọt, hẹn 2 ngày sau mụn chín thì đến viện để chích ra. Tuy nhiên, ngay tối hôm đó nhọt bị vỡ, gây ra máu, với tâm lý chủ quan, vợ chồng chị Quỳnh Anh quyết định tiếp tục nặn hết máu và mủ cho con.
Chia sẻ của chị Quỳnh Anh.
Ngay tối hôm ấy, bé Khang lên cơn sốt 39-40 độ, phát ban toàn thân. Sáng hôm sau (22/6), gia đình chị đã lập tức đưa con vào viện và được bác sĩ chẩn đoán bé đã bị bội nhiễm và độc nhiễm vào máu (nhiễm trùng máu) gây phát ban toàn thân, phải truyền kháng sinh, nếu không đáp ứng sẽ phải cấy máu.
Chị Quỳnh Anh cho hay, rất may là nhọt của bé Khang không nằm ở đầu hoặc vùng mặt nhiều dây thần kinh, lúc sốt cao không bị co giật nên sau khi truyền kháng sinh đã hết sốt và ban độc. Hiện sức khỏe bé đã ổn định và đã được xuất viện.
Bằng kinh nghiệm của mình, chị Quỳnh Anh khuyên bố mẹ đang nuôi con nhỏ tuyệt đối không tự ý nặn khi con nổi mụn, nhọt. Cách duy nhất đó là chờ mụn, nhọt chín (phần ở giữa mềm, xuất hiện ngòi trắng) rồi đưa đến gặp bác sĩ để chích ra. Trong trường hợp nhọt bị vỡ, con bị sốt cao thì cần phải đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bài viết mà chị Quỳnh Anh chia sẻ trên trang cá nhân ngay lập tức nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Đáng chú ý, nhiều phụ huynh chia sẻ con mình cũng từng gặp trường hợp tương tự.
Video đang HOT
Rất nhiều phụ huynh chia sẻ con mình cũng từng gặp trường hợp tương tự.
Cẩn thận “mất con” vì nặn mụn vô tội vạ…
Bác sĩ Trần Văn Bàn, công tác tại khoa Nhi, bệnh viện Xanh Pôn cho biết bệnh viện cũng đã đón nhận một số trường hợp trẻ nhập viện vì bố mẹ nặn mụn cho con sai cách. Theo bác sĩ: “Nặn mụn, nhọt khi đang viêm tấy sẽ gây vỡ, gây lan tỏa ra xung quanh nhiều hơn, có thể gây ra nhiễm trùng máu. Khi phát hiện con nổi mụn, nhọt phụ huynh không nên tự ý làm gì cả mà phải giữ nguyên, vệ sinh sạch sẽ và đưa con đi khám để bác sĩ xem mức độ viêm đã đủ chưa và tiến hành trích bỏ.”
Bác sĩ Bàn cũng liệt kê ra 4 sai lầm phụ huynh hay mắc phải khi con nổi mụn, nhọt.
1. Chủ quan: Nhiều phụ huynh khi thấy con nổi mụn chỉ nghĩ là dấu hiệu bình thường, mắc cả tuần cũng không đưa con đi khám, phải đến khi trẻ bị sốt, nhiễm trùng huyết rồi mới đưa đi viện thì lúc này tình trạng đã nặng.
2. Tự ý nặn mụn: Việc tự ý nặn mụn ở nhà có thể gây ra nhiễm trùng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
3. Đắp lá, bó lá hoặc sử dụng một số bài thuốc dân gian khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
4. Dán cao lên mụn, nhọt: Mụn thường ở trạng thái sưng, nóng, dán cao vào sẽ khiến mụn càng sưng to hơn.
Bác sĩ Bàn khuyến cáo dù là trẻ con hay người lớn khi nổi mụn, nhọt đều không được tự ý xử lý ở nhà mà cần đến viện để được bác sĩ tư vấn, đặc biệt phải cẩn thận với mụn, nhọt ở vùng mặt vì đây là vị trí chứa nhiều dây thần kinh.
Việc trị mụn sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận… Dù nhiễm trùng máu không phải bệnh nhưng là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong cho bệnh nhân hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo Helino
Sau tiêm vắc xin ComBe Five: Trẻ càng khỏe mạnh, bụ bẫm càng gặp phản ứng mạnh
Sau khi tiêm chủng đối với những trẻ càng khỏe mạnh, bụ bẫm có thể càng gặp những phản ứng, điển hình đó là sốt cao sau tiêm chủng.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 100.000 trẻ được tiêm vắc xin ComBe Five (loại thay thế vắc xin Quinvaxem) trên cả nước. Theo ghi nhận của ngành y tế đã có tỷ lệ nhất định trẻ gặp phản ứng sau tiêm, trong đó ghi nhận 3 trường hợp tử vong sau tiêm loại vắc xin này.
Để tăng cường công tác xử lý phản ứng sau tiêm chủng, chiều ngày 16/1, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 700 điểm cầu của 63 tỉnh thành trên cả nước về vấn đề này.
Tại hội nghị, Bộ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tiêm chủng là trực tiếp gây ra miễn dịch chủ động, đưa vào cơ thể con người một lượng kháng nguyên không đủ gây bệnh nhưng có khả năng kích thích cơ thể sinh ra lượng kháng thể. Trẻ đã được tiêm chủng khi gặp virus sẽ có sẵn kháng thể để chống lại bệnh tật.
Vắc xin ComBe Five vừa được đưa vào tiêm chủng mở rộng thay thế vắc xin Quinvaxem.
Bộ trưởng Kim Tiến cũng cho rằng, tiêm chủng là cách gây ra miễn dịch chủ động. Trong quá trình kháng nguyên sinh ra kháng thể bao giờ cũng xảy ra phản ứng, nhẹ thì sốt, nặng thì có thể gây co giật, khó thở... Riêng đối với loại vắc xin toàn tế bào như Quinvaxem trước đây hay vắc xin ComBe Five còn khiến trẻ bị đau, sưng đỏ chỗ tiêm.
Nói về những phản ứng sau tiêm vắc xin ở trẻ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: "Nếu trẻ tiêm chủng mà không có các phản ứng sốt thì không tốt. Như vậy có nghĩa kháng nguyên hoạt động không tốt, không sinh ra đủ kháng thể để chống lại bệnh tật.
Trẻ càng khỏe mạnh, bụ bẫm có thể càng gặp sốt cao sau tiêm chủng. Trẻ yếu bệnh thì có thể lại sốt nhẹ hoặc không sốt, như vậy hiệu quả kháng bệnh cũng không cao".
Không chỉ vắc xin ComBe Five mà tất cả các loại vắc xin khác hay bất kể loại thuốc nào khi vào cơ thể đều có khả năng xảy ra phản ứng, phản vệ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, nếu không tiêm chắc chắn trẻ sẽ mắc bệnh, lúc đó, nguy cơ tử vong còn cao hơn, tốn kém về kinh tế, chưa kể trẻ sẽ sống ốm yếu, sức khỏe bị ảnh hưởng.
Trẻ tiêm vắc xin nào cũng có tỉ lệ phản ứng nhất định.
Đối với những trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc xin, Bộ trưởng Kim Tiến cho rằng không thể loại trừ những trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Theo đó, mỗi ngày có khoảng 20-30 trẻ tử vong do mọi nguyên nhân, từ viêm phổi, nằm nghiêng nghẹt thở, suy hô hấp... nên không loại trừ có thể ngẫu nhiên trùng hợp trẻ vừa tiêm chủng xong nên nghĩ trẻ tử vong do tiêm vắc xin.
Một nguyên nhân khác là do gia đình không đưa cháu đến viện kịp thời. Nguyên nhân sâu xa khác là xa quá, đưa đến viện thì cháu mất rồi.
Bởi vậy, sau khi tiêm vắc xin thấy trẻ có bất kể biểu hiện bất thường nào gia đình cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám hoặc cấp cứu kịp thời. Theo đó, sau khi tiêm chủng nếu trẻ có 9 dấu hiệu cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế:
- Sốt cao trên 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.
- Quấy khóc kéo dài, kém tương tác cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
- Co giật
- Nôn chớ, bú kém, bỏ bú.
- Phát ban.
- Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi
- Chi lạnh, da nổi vân tím.
- Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.
Theo khám phá
Các phản ứng nào được coi là nặng sau tiêm vắc xin ComBE Five Khi trẻ có những biểu hiện sốt cao từ 39C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, chân tay lạnh... cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần được lưu lại đủ 30 phút tại cơ...