Trao tặng máy tính bảng cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 26/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Dân tộc TP Hồ Chí Minh, Báo Công an Nhân dân tổ chức lễ trao tặng máy tính bảng cho học sinh dân tộc Chăm, Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
Nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đại diện lãnh đạo TP Hồ Chí Minh trao tặng máy tính xách tay cho em Asikine Hồng, học sinh lớp 12 Trường THPT Tạ Quang Bửu (Ảnh: Thành ủy TP).
Tham dự sự kiện có nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình – Chủ tịch danh dự Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo Báo Công an Nhân dân; Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải; Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí MinhNgô Minh Châu… cùng các em học sinh dân tộc thiểu số.
Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu cho biết: Chương trình trao học bổng cho học sinh dân tộc Chăm có hoàn cảnh khó khăn tại phường 1, 2, Quận 8 do nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khởi xướng từ năm học 1999 – 2000.
Sau hơn 20 năm, chương trình ngày càng được phát triển và được duy trì liên tục. Qua đó, nhiều học sinh người Chăm được đến trường, đã tốt nghiệp phổ thông, cử nhân, thạc sĩ…
“Đó là những bước đi ấn tượng của thế hệ học sinh người Chăm và quá trình đó gắn với sự chăm lo của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 8, các nhà hảo tâm, đặc biệt là của đồng chí Trương Hoà Bình” – Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao tặng 100 máy tính bảng và 1 máy tính xách tay trị giá 350 triệu đồng (Ảnh: Thành ủy TP Hồ Chí Minh).
Đại tá Trần Kim Thẩm – Phó Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân cho biết: 14 năm qua, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình Trương Hòa Bình là Chủ tịch danh dự Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu, học sinh nghèo Báo Công an Nhân dân. Theo đó, Quỹ đã vận động hơn 20 tỷ đồng để hỗ trợ cho các em học sinh dân tộc Chăm, Khmer.
Mỗi năm Quỹ đã hỗ trợ 2 lần cho học sinh dân tộc Chăm, Khmer có hoàn cảnh khó khăn. Dịp này, Quỹ Bảo trợ học sinh dân (mỗi máy trị giá 3,3 triệu đồng) cho học sinh dân tộc Chăm, Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
Đại diện học sinh nhận máy tính bảng, em Asikine Hồng – học sinh lớp 12 trường Tạ Quang Bửu (Quận 8) bày tỏ niềm vui khi được các cấp lãnh đạo và nhà tài trợ quan tâm chăm lo hỗ trợ để có điều kiện tham gia học trực tuyến. Em Asikine Hồng hứa sẽ cố gắng học tập, phấn đấu để đạt thành tích cao và gia đình tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn.
Tại buổi lễ, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch danh dự Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc, học sinh nghèo Báo Công an nhân dân Trương Hòa Bình trao tặng 100 máy tính bảng và 1 máy tính xách tay với trị giá 350 triệu đồng. Công ty TNHH Sản xuất Duy Lợi tặng 101 suất quà trị giá hơn 20 triệu đồng và gia đình ông Võ Văn Bảy tặng 1.000 cuốn tập trị giá 5 triệu đồng cho các em học sinh người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.
Hà Tĩnh: Hơn 1,2 tỷ đồng hỗ trợ thiết bị học trực tuyến
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, đến thời điểm này ngành Giáo dục đã vận động được hơn 1,2 tỷ đồng hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Các trường học trao tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ GD&ĐT, ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã kêu gọi, vận động các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành hưởng ứng chương trình "Máy tính cho em" nhằm giúp đỡ những học sinh thiếu thiết bị học tập.
Sau nhiều ngày triển khai, ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã vận động được 32 máy tính, 5 máy tính bảng và 255 điện thoại thông minh với tổng giá trị gần 1 tỷ đồng. Ngoài ra, chương trình còn nhận được hơn 257 triệu đồng tiền mặt từ các cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị ủng hộ.
Thời gian qua, nhằm đảm bảo triển khai dạy học trực tuyến đạt hiệu quả, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022. Trong đó, Sở yêu cầu các trường học cần khảo sát thiết bị học trực tuyến của nhà trường, giáo viên và học sinh. Lập danh sách học sinh khó khăn, không có thiết bị để có giải pháp hỗ trợ.
Ngoài ra, nhà trường cần tham mưu với chính quyền địa phương huy động sự giúp đỡ từ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc thôn xóm... đồng hành hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh vùng khó.
Đối với những học sinh chưa có thiết bị, cần phát động phong trào "Đôi bạn cùng tiến", học ghép để giúp đỡ, đảm bảo việc học trực tuyến cho các em... Sau khi học sinh trở lại trường học tập, nhà trường tổ chức đánh giá chất lượng học sinh, bổ sung, ôn tập kiến thức cho các em chưa đạt yêu cầu...
Trao điện thoại cho học sinh miền núi Hương Khê
Theo dự kiến, ngày 15/9, học sinh tại Hà sẽ trở lại trường học với 2 phương án dạy học được triển khai song song: trực tiếp và trực tuyến.
Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã có văn bản đề xuất cho học sinh đến trường 3 buổi/tuần, mỗi lớp không quá 20 học sinh. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục chỉ đạo học sinh học tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên. Với học sinh tiểu học, lịch học tại nhà là 2 buổi/tuần, học sinh THCS và THPT học 3 buổi. Học sinh mầm non ở nhà cho đến khi có thông báo mới.
UBND tỉnh đã giao các ngành liên quan tập trung triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh khi trở lại trường. Yếu tố đầu tiên là đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch, thực hiện tốt quy định 5K, phải hạn chế tối đa sự tương tác giữa học sinh với nhau từ khi đến trường, trong học tập, trong sinh hoạt, trong các giờ chơi đến lúc ra về.
Các nhà trường phải thay đổi trong việc xây dựng kế hoạch để chia ca, giãn việc đến trường giữa các khối lớp phù hợp; sắp xếp, lựa chọn, cơ cấu các môn học một cách hợp lý.
UBND tỉnh tặng 20 máy tính bảng cho HS khó khăn học trực tuyến Chiều 9/9, UBND tỉnh đã tổ chức 2 Đoàn trao tặng thiết bị học trực tuyến cho HS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đoàn do ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh trao 10 máy tính bảng Samsung Galaxy Tab A7 Lite tại huyện Đất Đỏ. Đoàn do ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao...