Trao quyền cho học sinh khi dạy học phát triển năng lực
Tổ chức dạy học giúp HS hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất không mới. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình và SGK mới đặt ra yêu cầu rõ nét hơn về dạy học phát triển năng lực HS.
GV truyền cảm hứng giúp HS phát huy năng lực.
Điều này đòi hỏi thay đổi cụ thể của mỗi GV trong quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho HS được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập.
Thước đo năng lực thầy, khả năng tiếp thu trò
ThS Nguyễn Hữu Long – Người sáng lập Dự án đào tạo và hỗ trợ giáo viên cho rằng: Dạy học phát triển năng lực là các mục tiêu học tập (đặc biệt là mục tiêu về kĩ năng) rõ ràng, có thể đo lường được, để có thể chuyển giao, trao quyền cho HS. Bên cạnh đó, HS nhận được hỗ trợ kịp thời, phân hóa dựa trên nhu cầu học tập cá nhân; HS được sự hỗ trợ linh hoạt, đúng thời điểm để học, phát triển và làm chủ các kỹ năng.
Theo ThS Nguyễn Hữu Long: Cần thiết phải chuyển sang dạy học phát triển năng lực vì kiến thức thì vô tận, đời người lại ngắn ngủi; xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cần mỗi người có kỹ năng giải quyết. Cùng với đó, HS cần thành công chứ không cần điểm số và vì giáo dục ngày càng chú ý đến sự phát triển của từng cá nhân… Trường học là sự chuẩn bị cho tương lai chứ không chỉ là nơi dạy kiến thức.
Với cô Phạm Thị Thanh Huyền – GV Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội), HS hiện nay có năng lực nhận thức phát triển hơn so với HS cùng độ tuổi trước kia. Nhu cầu hiểu biết của các em có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kĩ năng mà chương trình quy định. Cùng với đó, những năm gần đây, GV bước đầu được trao quyền chủ động thiết kế và tổ chức các hoạt động học của HS trên cơ sở áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Điều này tạo động lực để GV được sáng tạo không ngừng trong quá trình dạy học, nhận thức rõ hơn yêu cầu dạy học phải đáp ứng được sự phát triển năng lực HS.
Cô Huyền nhận định: Tuy việc dạy học phát triển năng lực HS không mới, nhưng quá trình thực hiện đội ngũ GV vẫn gặp khó khăn, do đa phần được đào tạo chuyên ngành một môn dạy, năng lực không đồng đều; khả năng thích ứng và thay đổi quan điểm về vị trí, vai trò của GV trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS không giống nhau. Thời gian dành cho việc chuẩn bị và tổ chức các bước của quá trình dạy học nhiều hơn. GV cần đầu tư chuyên sâu vào việc tìm tòi các tư liệu, thông tin, kiến thức liên quan đến bài giảng và cách thức triển khai các phương pháp dạy học cụ thể…
Video đang HOT
Trao quyền kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho HS trong mỗi giờ học.
Đổi mới phương pháp dạy học
Cô Nguyễn Thị Hồng Tâm – GV Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho rằng: Để dạy học phát triển năng lực HS, giáo viên cần chủ động đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi tiết học được gọi là “các hoạt động học” nhằm nhấn mạnh dạy học phát triển năng lực trên cơ sở hoạt động học tập của HS. Học sinh là nhân vật trung tâm, là người làm việc từ tiếp cận vấn đề đến triển khai nghiên cứu. GV chủ yếu đóng vai trò dẫn dắt hoạt động, đánh giá, tổng kết hoạt động, tham gia như một thành viên trong lớp (khi cần thiết).
Cô Hà Thị Hải Vân – GV Trường THPT Lê Quý Đôn – Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ từ thực tế dạy học của mình: Trong kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của GV, HS mà tập trung mô tả hoạt động cụ thể. GV giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; HS đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/làm. Hoạt động vận dụng chủ yếu được giao cho HS thực hiện ở ngoài lớp học. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển kĩ năng.
“Mỗi bài dạy cần xây dựng theo chủ đề để thực hiện trong nhiều tiết học; đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động giúp HS thực hiện hiệu quả” – cô Vân nhấn mạnh.
Cô Bùi Thị Ngọc Lan, GV Ngữ văn, Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) hướng đến dạy học phát triển năng lực HS bằng cách đặt câu hỏi trong mỗi bài học. Cô Lan nêu quan điểm: Trong các phương pháp dạy học tích cực, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kỹ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS. Học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi đem lại sự hiểu biết lẫn nhau, giữa HS với GV và giữa HS với nhau. Kỹ năng đặt câu hỏi càng tốt, mức độ tham gia của HS trong giờ học càng nhiều, HS sẽ học tập tích cực hơn.
Theo cô Ngọc Lan, kỹ năng đặt câu hỏi theo hướng dạy học cũ và hướng dạy học phát triển năng lực HS có một số điểm khác biệt. Cụ thể, phương pháp dạy học cũ chú trọng nội dung, trong khi phương pháp đặt câu hỏi theo phương pháp tích cực chú trọng phát triển năng lực HS. Về mục tiêu, câu hỏi theo phương pháp cũ hướng đến kiểm tra, đánh giá, củng cố nội dung kiến thức cơ bản. HS không nhất thiết phải quan sát đánh giá, nội dung bài học. Câu hỏi trong phương pháp mới giúp HS phát huy năng lực tư duy, đồng thời GV cũng có thể đánh giá được mức tiến bộ của trò. Phương pháp mới không chỉ bảo đảm kiến thức chuẩn mà kiến thức bộ môn được mở rộng tích hợp với các vấn đề khoa học khác gắn với tình huống thực tiễn. Câu hỏi phát huy được các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và phân loại được HS…
Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng lực” của HS hơn là thời gian học tập và cấp lớp. HS thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa các em phải cho thấy mức độ làm chủ, nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu… Mỗi người thầy cần là người truyền cảm hứng để giúp HS phát huy được hết những năng lực của mình. – Cô Phạm Thị Thanh Huyền – GV Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội)
Để học trò không còn ám ảnh kỷ luật
Nhiều tình huống "dở khóc, dở cười", thậm chí là tức "tím mặt" vì học sinh; nhưng thay vì trách, phạt các nhà giáo đã chuyển hóa cảm xúc và áp dụng hình thức kỷ luật tích cực, giúp các em nhận ra khuyết điểm...
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trung Chải (Sa Pa, Lào Cai). Ảnh: Sỹ Điền
Trách phạt và hiệu ứng ngược
Từ khi bước chân vào nghề dạy học, cô Phạm Thị Ngọc - giáo viên Toán, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) gặp không ít tình huống sư phạm. Nhưng cô đã "nhẫn" và chuyển hóa cảm xúc để giải quyết các tình huống theo hướng kỷ luật tích cực.
Cô Ngọc kể: "Trong tiết đầu tiên gặp mặt học sinh, sau khi được giáo viên chủ nhiệm giới thiệu với cả lớp, tôi nói về quy định sách vở, cách học. Khi quay lên bảng viết bài, tôi nghe thấy học sinh bên dưới nói: "Đồng bóng". Thậm chí có hôm sau khi dành thời gian cho học sinh viết bài, tôi xóa bảng. Tuy nhiên có những học sinh lề mề không viết bài, chần chừ cho đến khi tôi xóa bảng thì nói: Ngáo à! Chưa xong đã xóa. Tôi cảm thấy bị xúc phạm, nhưng thay vì quát mắng, trách phạt hay yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm..., tôi coi như chưa nghe thấy gì.
Sau vài tiết dạy, tôi còn phát hiện, một số học sinh không thích học. Các em thể hiện ra mặt và luôn ở tư thế sẵn sàng "bật lại" giáo viên nếu bị nhắc nhở về ý thức học. Tôi đã nhẫn nại và vẫn quan tâm đến từng học trò. Sau ba tuần học, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra để phân loại học lực.
Ngoài ra, tôi cho học sinh viết phiếu ý kiến: Cần gì ở giáo viên, nhu cầu của bản thân (đang ở trình độ nào?)... Từ phiếu ý kiến, tôi cảm nhận được tình cảm của các em dành cho tôi như thế nào - có yêu - có ghét... Khi đó, tôi cũng nói lên cảm xúc của mình khi bước chân vào lớp. Sau bài kiểm tra chất lượng đầu năm, tôi khen ngợi những học sinh tiến bộ, dù điểm vẫn dưới trung bình. Nhưng con đã vượt lên chính mình. Giờ đây, những học sinh trước kia luôn tìm cách "bật trả" đã tự giác học tập và có nhiều tiến bộ".
Từ những tình huống thực tế và kinh nghiệm giải quyết, cô Ngọc nhận thấy: Trách phạt không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí có thể phản tác dụng nếu giáo viên cứng nhắc. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải biết chuyển hóa cảm xúc. "Tôi rất tâm đắc với hình thức kỷ luật tích cực, điều đó không làm học sinh bị tổn thương, nhất là khi học trò ở tuổi "ẩm ương" và giúp các em nhận ra những khuyết điểm của mình", cô Ngọc cho biết.
Cô - trò Trường Tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình). Ảnh: Sỹ Điền
Kỷ luật tích cực, tại sao không?
Trước đây, mỗi giờ lên lớp của cô giáo Lê Thị Nếp - Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn (Hưng Hà, Thái Bình) thường gắn liền với cây thước dài hàng mét. Dưới áp lực của kiến thức, chương trình, phụ huynh học sinh và của chính bản thân, cô Nếp luôn muốn lớp mình phụ trách phải hoàn hảo, học sinh chăm ngoan và vâng lời. Cô đã đi theo lối mòn truyền thống: Muốn học sinh nền nếp phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Muốn học sinh học bài và làm bài chăm chỉ phải kỷ luật những học sinh lười biếng. Muốn học sinh ngoan, đoàn kết, yêu thương thì kỷ luật những em hay gây gổ trong lớp và đặc biệt học sinh có thái độ "lồi lõm".
Với mong muốn lớp mình phụ trách phải hoàn hảo, quy củ, cô Nếp còn đưa ra khẩu hiệu "kỷ luật là sức mạnh". "La mắng: Có; Quát tháo: Có; Dọa nạt: Tất nhiên là có; Thậm chí có thể đánh đòn nữa. Đổi lại tôi cũng gặt hái được một số thành công. Theo đó, học sinh đã vào lớp cô Nếp dù bướng mấy nhưng một thời gian sau cũng sẽ đâu vào đấy, răm rắp nghe theo lời của cô giáo" - cô Nếp kể chia sẻ, đồng thời nghĩ rằng mình đã đi đúng hướng. Nhưng đã có những phút cô đứng hình trên bục giảng khi nhận những phản ứng ngược từ học trò, những lườm nguýt, lẩm bẩm không rõ lời nhưng nội dung thì ai cũng hiểu... "Có những ức chế mà không thể nói bằng lời và những giọt nước mắt phải nuốt ngược vào trong" - cô Nếp kể lại và cho biết: Tôi không bao giờ được nghe những lời bộc bạch, tâm sự của học sinh. Các em cứ xa lánh và thu mình lại, xây một bức tường làm lá chắn.
Cô nhận ra rằng: Bạo hành sẽ sinh ra bạo hành. Khi cô thay những lời lẽ chỉ trích, phê phán học sinh bằng những lời động viên khen ngợi, các em trao niềm tin nhiều hơn, xóa đi khoảng cách cô - trò. "Kỷ luật tích cực tại sao không áp dụng? Thay đổi để được hạnh phúc. Tại sao không làm?" - cô Nếp đặt vấn đề, đồng thời cho biết: Tôi vẫn sử dụng cây thước trong mỗi bài giảng của mình nhưng bây giờ cách thức sử dụng nó đã khác hơn trước rất nhiều...
Theo GS.TS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, những hình thức kỷ luật như: Đuổi học, phê bình trước lớp, trước toàn trường, ghi sổ học bạ... từng gây ám ảnh với nhiều thế hệ học trò; thậm chí là phản tác dụng và gây ra những hệ lụy khôn lường. Rất mừng là những hình thức này đã được xóa bỏ, thay vào đó là kỷ luật tích cực. "Tôi rất tán thành với hình thức này - nhân văn và phù hợp với thực tiễn khách quan" - GS.TS Đào Trọng Thi nhấn mạnh, đồng thời trao đổi: Có thể áp dụng hình thức kỷ luật tích cực bằng cách trao cho học sinh cơ hội để sửa chữa (nếu mắc phải sai lầm). Qua đó, giúp các em tiến bộ và tránh những hệ lụy khôn lường.
GS.TS Đào Trọng Thi cho biết, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện sẽ được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức như: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để các em khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm... Xử lý kỷ luật phải hướng đến mục tiêu giúp học sinh tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách.
Cần làm tốt hơn nữa vấn đề SGK mới, tự chủ đại học, bạo lực học đường Đánh giá cao kết quả ngành Giáo dục đạt được thời gian qua; tuy nhiên tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra một số nội dung ngành cần tiếp tục làm tốt hơn. Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm không để nhiệm vụ Chính phủ giao nợ đọng, quá hạn. Ảnh...