Trao quà Tết cho gia đình chính sách, công nhân, hộ nghèo tại Thái Bình
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngày 21/1, Đoàn công tác của Trung ương do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, người có công, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại tỉnh Thái Bình.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chúc tết công nhân, người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Bảo Hưng. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội cùng Đoàn công tác Trung ương đã trao 200 suất quà tặng hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 tại huyện Hưng Hà; 400 suất quà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Vũ Thư; trao 200 suất quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Công ty cổ phần Quốc tế Bảo Hưng (huyện Vũ Thư); trao 180 suất quà Tết cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình; tặng quà 2 gia đình người có công tiêu biểu tại thành phố Thái Bình.
Phát biểu tại các điểm tặng quà, Phó Chủ tịch Quốc hội gửi lời chúc mừng đến gia đình người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tập thể cán bộ, công nhân, người lao động năm mới đầm ấm, bình an, hạnh phúc. Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, những năm qua Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, chia sẻ đến gia đình chính sách, gia đình người có công, hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2021, cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, tác động đến đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tặng quà các hộ nghèo, người hoàn cảnh khó khăn, người có công, các hộ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại huyện Vũ Thư (Thái Bình). Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong tỉnh Thái Bình đã quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp linh hoạt trong thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế – xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.
Nhấn mạnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thái Bình tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tổ chức các hoạt động có ý nghĩa và hiệu quả hướng về cơ sở, nhất là các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, chăm lo cho người nghèo để mọi người, mọi nhà đều có Tết; bảo đảm chú trọng phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội và không để ai bị bỏ lại phía sau. Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn tập thể công nhân, người lao động tiếp tục phấn đấu, thi đua lao động, sáng tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp từng bước phục hồi kinh tế.
Về quê đón Tết trong mùa COVID - người dân cần lưu ý gì
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Kỳ nghỉ Tết năm nay kéo dài 9 ngày, nhiều người rất mong chờ được trở về quê sum họp gia đình sau một năm gặp nhiều ảnh hưởng, thực hiện giãn cách, hạn chế di chuyển... vì dịch bệnh.
Về quê đón Tết có phải cách ly, xét nghiệm hay không... đang là vấn đề được người dân cả nước quan tâm trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới vẫn tăng và trong nước đã xuất hiện các ca mắc biến chủng Omicron.
Người và phương tiện trở về quê tại chốt kiểm soát Quản lộ Phụng Hiệp (giáp ranh tỉnh Bạc Liêu). Ảnh tư liệu: Huỳnh Anh/TTXVN
Cập nhật mới nhất về cấp độ dịch
Đến ngày 17/1, cả nước không có tỉnh, thành vùng đỏ - nguy cơ rất cao (cấp độ 4).
Các địa phương: Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bình Phước, Bình Định, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tây Ninh là vùng cam - nguy cơ cao (cấp độ 3). Riêng Trà Vinh, đến thời điểm này tỉnh xác định và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo vùng cam.
Các tỉnh, thành phố vùng vàng - nguy cơ trung bình (cấp độ 2) là Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau.
Các tỉnh, thành còn lại thuộc vùng xanh - nguy cơ thấp (cấp độ 1).
Video đang HOT
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Bộ Y tế có Quyết định số 4800/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế.
Văn bản này quy định chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. Người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ.
Theo hướng dẫn, chỉ thực hiện cách ly y tế đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1).
Hiện nay, Bộ Y tế không nêu các điều kiện về việc xét nghiệm, cách ly đối với người về quê đón Tết. Bộ khuyến cáo cần hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K...
Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca mắc mới được phát hiện trong cộng đồng tăng cao, nhiều địa phương có thêm một số quy định nhằm đảm bảo an toàn để người dân vui đón Xuân mới Nhâm Dần.
Những địa phương yêu cầu phải xét nghiệm, cách ly
Tỉnh Bắc Ninh yêu cầu những người đi/về giữa các địa phương có dịch ở cấp độ 3, 4 chủ động tự test nhanh kháng nguyên nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.
Đối với người về từ vùng dịch cấp độ 4 (màu đỏ), nếu tiêm đủ liều vaccine hoặc đã qua thời gian theo dõi sau điều trị COVID-19, tỉnh Ninh Bình yêu cầu cách ly tập trung 7 ngày, tiếp tục cách ly tại nhà/nơi lưu trú thêm 7 ngày; lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR ít nhất 3 lần vào ngày 1, 7 và 14 trong toàn bộ giai đoạn cách ly hoặc ngay khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.
Nếu người ở vùng đỏ trở về chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều, tỉnh tổ chức cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày, tiếp tục cách ly tại nhà/nơi lưu trú thêm 14 ngày sau đó; lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR ít nhất 4 lần vào các ngày 1, 7, 14 và 28 của toàn bộ giai đoạn cách ly hoặc ngay khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.
Những người tiếp xúc gần với các đối tượng này (F1) từ ngày trở về Ninh Bình được coi như người tiếp xúc vòng hai (F2) phải được cách ly tại nhà ít nhất 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR ít nhất 2 lần vào ngày đầu và ngày cuối của giai đoạn cách ly hoặc ngay khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.
Người đi/về Ninh Bình từ vùng dịch cấp độ 3 (màu cam) phải cách ly tại nhà tối thiểu 7 ngày, xét nghiệm RT-PCR ít nhất 2 lần vào ngày đầu và ngày cuối của giai đoạn cách ly hoặc ngay khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc thêm 7 ngày sau giai đoạn cách ly tại nhà hoặc ngay khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.
Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều về Ninh Bình từ vùng cam phải cách ly tại nhà tối thiểu 14 ngày, xét nghiệm RT-PCR ít nhất 2 lần vào ngày đầu và ngày cuối của giai đoạn cách ly hoặc ngay khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19...
Tỉnh Thái Bình quy định những người đến từ vùng dịch cấp độ 3 và 4 phải xét nghiệm SARS-CoV-2 khi đến tỉnh vào ngày thứ nhất. Những trường hợp phải cách ly y tế 7 ngày tại Thái Bình gồm những người đến/về địa phương từ địa bàn có dịch hoặc vùng cách ly y tế. Những người này tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tại nhà hoặc nơi lưu trú; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày 1 và 7.
Từ 20 giờ ngày 15/1, tất cả người đến lưu trú, trở về tỉnh Tuyên Quang phải tự xét nghiệm, báo cáo kết quả với chính quyền địa phương. Nếu kết quả dương tính, người dân phải cách ly, điều trị theo quy định; nếu có kết quả âm tính sẽ tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày. Trường hợp gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe như sốt, ho, đau họng, người dân phải báo ngay đến trạm y tế gần nhất.
Tỉnh Lào Cai quy định, những trường hợp đến/về từ vùng đỏ và vùng cam đều phải thực hiện xét nghiệm. Trong đó, người đến/về từ các vùng nguy cơ cao chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 thực hiện xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 hai lần (vào ngày 1 và 7 kể từ ngày về địa phương). Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều được yêu cầu xét nghiệm nhanh ngày 1 và 7, lấy mẫu RT-PCR ngày 14.
Lạng Sơn quy định những trường hợp trở về từ vùng cam, vùng đỏ phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên vào ngày thứ nhất. Tỉnh buộc cách ly y tế đối với người đến/về địa phương từ địa bàn có dịch nguy cơ cao, nguy cơ rất cao hoặc vùng cách ly y tế.
Đặc biệt, công nhân từ các khu công nghiệp trở về Lạng Sơn phải thực hiện test nhanh tại các chốt kiểm soát hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực để trình cơ quan kiểm soát; đồng thời đến Trạm Y tế địa phương để thực hiện khai báo y tế bắt buộc.
Người đến Quảng Nam vì lý do công tác hoặc đi du lịch cuối tuần phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR còn giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu. Nếu thời gian lưu trú tại đây vượt quá giới hạn giá trị của kết quả xét nghiệm phải làm lại xét nghiệm và tự chi trả phí.
Quảng Nam thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày đối với người về từ vùng cam và tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19, người về từ vùng đỏ đã được tiêm đủ liều.
Người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế, người tiếp xúc gần (F1), trước khi về An Giang phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, có giá trị trong vòng 72 giờ nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương. Người dân tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất.
Tỉnh Kon Tum yêu cầu bắt buộc thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày 1, 7 và 14 đối với người đến từ vùng 3,4 và chưa tiêm vaccine...
Những địa phương khuyến khích người dân tự xét nghiệm
Nam Định không quy định cụ thể và bắt buộc phải làm xét nghiệm, không kiểm tra giấy xét nghiệm đối với người dân trở về địa phương trong dịp Tết. Song với tinh thần bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khuyến khích, khuyến cáo người dân khi về Nam Định tự làm xét nghiệm (sàng lọc nhanh hoặc RT-PCR) để phòng dịch.
Người đến, về đón Tết tại tỉnh Ninh Bình phải qua Trạm Y tế xã, phường (nơi cần đến, về ăn Tết) khai báo y tế trước khi về nơi lưu trú hoặc về nhà và thực hiện xét nghiệm nhanh. Sở Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện xét nghiệm trước khi về Ninh Bình để tránh phải chờ đợi lâu tại nơi khai báo y tế.
Tỉnh Nghệ An khuyến khích người dân thực hiện xét nghiệm, có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trước khi trở về địa phương.
Thừa Thiên - Huế yêu cầu tất cả người dân khi đến hoặc trở về địa bàn tỉnh tự theo dõi sức khỏe tối thiểu 7 ngày và khuyến cáo tự test nhanh kháng nguyên sau 48-72 giờ về địa phương.
Tại tỉnh Bình Phước, người dân được khuyến khích tự chủ động xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên định kỳ hàng tuần hoặc ngay khi ra, vào tỉnh, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao để tự bảo vệ bản thân, gia đình. Người nhập cảnh vào địa phương dưới 14 ngày phải xét nghiệm bắt buộc.
Kon Tum yêu cầu người đi, về địa phương phải khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid hoặc các phần mềm tương đương. Tỉnh khuyến khích người đến từ vùng dịch cấp độ 1,2 tự test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR.
Siết chặt quản lý với người chưa tiêm vaccine
Tỉnh Thanh Hóa quy định, người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 2 phải tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày về địa phương và thực hiện thông điệp 5K.
Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3, ngoài việc thực hiện nghiêm thông điệp 5K, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày. Người tiêm chưa đủ liều vaccine tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày; thực hiện test nhanh vào ngày đầu tiên. Những người chưa tiêm vaccine khi về địa phương phải cách ly tại nhà 14 ngày; thực hiện test nhanh vào ngày đầu và tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày tiếp theo.
Người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế, nếu đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và test nhanh vào ngày 1 và 7, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Những người tiêm chưa đủ liều vaccine thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày; xét nghiệm vào ngày 1 và 7 (bằng phương pháp RT-PCR); tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Những người chưa tiêm vaccine thực hiện cách ly 14 ngày; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất và 14 (bằng phương pháp RT-PCR), tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Nghệ An quy định người đến, trở về tỉnh nếu đã tiêm đủ mũi vaccine, người trở về từ vùng dịch cấp độ 1, 2, 3 theo dõi sức khỏe 7 ngày. Người trở về từ vùng dịch cấp độ 4 theo dõi sức khỏe 7 ngày, thực hiện test nhanh ngày đầu tiên và ngày cuối cùng.
Những người chưa tiêm đủ mũi vaccine, trở về từ vùng cấp độ 1, 2 theo dõi sức khỏe 7 ngày. Nếu trở về từ vùng cấp độ 3 theo dõi sức khỏe 7 ngày và thực hiện test nhanh vào ngày thứ 7. Người dân trở về từ vùng dịch cấp độ 4 thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày, tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày, thực hiện test nhanh vào ngày 1 và 7.
Người chưa tiêm vaccine trở về từ vùng dịch cấp độ 1,2 phải theo dõi sức khỏe 7 ngày. Nếu trở về từ vùng cấp độ 3 theo dõi sức khỏe 7 ngày và thực hiện test nhanh vào ngày thứ 7. Người trở về từ vùng cấp độ 4 thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày, tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày; xét nghiệm 3 lần.
Tỉnh Quảng Trị yêu cầu người về từ địa phương có dịch cấp độ 2 - nguy cơ trung bình nếu chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 phải cách ly tại nhà 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo, xét nghiệm vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7 trong thời gian cách ly tại nhà. Người đã tiêm 1 mũi vaccine thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo, xét nghiệm vào ngày 1 và 7 trong thời gian cách ly tại nhà. Người đã tiêm 2 mũi, 3 mũi và khỏi bệnh tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày.
Người về từ địa phương có dịch cấp độ 3, 4, nếu chưa tiêm vaccine cách ly tại nhà 14 ngày, tự theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo và xét nghiệm vào ngày 1, 7 và 14. Người đã tiêm 1 mũi vaccine thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo. Người đã tiêm 2 mũi tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR một lần vào ngày đầu tiên.
Người về Thừa Thiên - Huế từ vùng dịch cấp độ 2, nếu chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly tại nhà tối thiểu 7 ngày, xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ nhất và thứ 7. Sau đó, người dân cần tiếp tục tự theo dõi sức khỏe đủ 14 ngày. Trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng phải tự theo dõi sức khỏe tối thiểu 7 ngày và tự test nhanh kháng nguyên sau 48-72 giờ về địa phương.
Đối với người đến/về từ vùng 3,4, tỉnh quy định nếu chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 phải cách ly tại nhà tối thiểu 14 ngày, thực hiện xét nghiệm 3 lần vào các ngày 1, 7 và 14. Người tiêm chưa đủ liều phải cách ly tại nhà tối thiểu 7 ngày và xét nghiệm 2 lần vào ngày 1 và 7. Sau đó, người dân cần tiếp tục tự theo dõi sức khỏe đủ 14 ngày kể từ ngày về địa phương.
Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng, Thừa Thiên - Huế yêu cầu tự theo dõi sức khỏe tối thiểu 7 ngày kể từ ngày về địa phương, đồng thời xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày cuối.
Bà Rịa - Vũng Tàu không quy định về cách ly, xét nghiệm đối với người trở về từ vùng 1, 2. Tỉnh có quy định cụ thể đối với người dân trở về quê từ vùng dịch cấp độ 3, 4. Theo đó, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng sẽ theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến 28 ngày kể từ khi vào tỉnh, xét nghiệm vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe báo cho cơ quan y tế.
Người chưa tiêm đủ liều vaccine tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo, xét nghiệm vào các ngày thứ nhất và thứ 7 kể từ khi về địa phương. Người chưa tiêm vaccine sẽ thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, xét nghiệm theo quy định...
Tỉnh Trà Vinh quy định trường hợp phải cách ly y tế là người trở về từ địa phương có cấp độ dịch cấp 4 chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, xét nghiệm nhanh 3 lần vào ngày 1, 7 và 14. Các trường hợp tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày: Người trở về từ địa phương có cấp độ dịch cấp 4 đã tiêm vaccine (từ 1 mũi trở lên); người trở về từ địa phương có cấp độ dịch cấp 3, đã tiêm 2 mũi vaccine; người trở về từ địa phương có cấp độ dịch cấp 3 và 4 đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng.
Người về từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế, người tiếp xúc gần (F1) tiêm chưa đủ liều vaccine, trước khi về tỉnh An Giang, ngoài kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày. Người dân phải tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, thứ 7 kể từ ngày về địa phương.
Những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 về An Giang, ngoài việc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, phải cách ly tại nhà 14 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm vào ngày thứ 1, 7 và 14.
Người đến/về từ địa phương có mức độ dịch ở cấp 3 cần đáp ứng yêu cầu: Tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng. Trường hợp tiêm chưa đủ liều, chưa tiêm vaccine phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ (kể từ thời điểm xét nghiệm); khai báo y tế, thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà và thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo quy định...
Cùng với thực hiện các quy định về phòng, chống dịch, để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan, hầu hết các tỉnh, thành phố đều yêu cầu người dân khai báo y tế trên các ứng dụng công nghệ thông tin như PC-Covid, Sổ sức khỏe điện tử... Các địa phương khuyến cáo người dân nên sử dụng mã QR hoặc chức năng quét mã QR của các ứng dụng đã đề cập để khai báo tại các nơi đông người, khi sử dụng các dịch vụ, thương mại...
Hà Nam cấm biếu tặng quà Tết lãnh đạo, dừng bắn pháo hoa đêm giao thừa Tỉnh Hà Nam yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đồng thời nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức... Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hà...