“Trào lưu” mới ở Kenya: Phóng hỏa đốt trường học
Phóng hỏa đốt trường được học sinh thực hiện đang trở thành xu thế tồi tệ ở Kenya. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề này vẫn còn nhiều uẩn khúc.
Đã có 16 vụ phóng hỏa trong 6 tháng đầu năm 2016 ở Kenya.
Ngày 25.6 vừa qua, khu kí túc xá đã bị thiêu rụi tại một trường nội trú ở miền tây Kenya. Đây không chỉ là vụ việc duy nhất diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2016. Nhiều người cho rằng học sinh đốt trường là do không được xem trực tiếp một trận bóng của giải Euro.
Riêng trong tuần này đã có 4 ngôi trường bị phóng hỏa trong tổng số 16 vụ năm 2016. Hầu hết các trường tập trung quanh khu vực Kisii, miền tây Kenya. Xã hội Kenya hiện đang tranh cãi gay gắt về chủ đề này.
Tờ Standard cho biết các cán bộ trường học đang tìm hiểu nguyên nhân sau khi nhiều vụ phóng hỏa liên tiếp xảy ra. Trong các nguyên nhân đưa ra có việc trường quản lý kém, luật không nghiêm, sinh viên lạm dụng ma túy và tâm lý lo sợ trước kì thi tốt nghiệp.
Cũng có ý kiến cho rằng nhiều giáo viên trực tiếp tham gia vào các vụ phóng hỏa. Bộ trưởng Giáo dục Kenya Fred Matiang’I cho rằng cha mẹ không dạy dỗ con cái là nguyên nhân chính. Ông Fred nói các bậc phụ huynh có trách nhiệm “truyền thụ giá trị đạo đức đúng đắn” và ngăn ngừa các hành vi sai trái của con em mình.
Video đang HOT
Bộ trưởng Giáo dục Kenya yêu cầu phụ huynh phải đền bù thiệt hại nếu con em mình tham gia phóng hỏa.
Bộ trưởng Giáo dục cũng tuyên bố phụ huynh của những học sinh phóng hỏa sẽ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Phó tổng thống William Ruto cho rằng nên yêu cầu học sinh cầu nguyện và được dạy dỗ nhiều hơn.
Nhiều quan chức địa phương đổ lỗi cho những chính trị gia vì không thể hiện hình ảnh mẫu mực cho các em học sinh.
John Mugo, giám đốc Trung tâm Giáo dục Từ thiện Twaweza tin rằng vấn đề nằm ở những giáo viên không được chuẩn bị tốt. John nói với BBC rằng sự vô kỉ luật là kết quả của việc giáo viên không biết kiểm soát hành vi học sinh. “Chính phủ cấm dùng đòn roi trong trường học nhưng không đề xuất phương án xử lý học sinh hữu hiệu”.
Trong khi tranh luận vẫn nổ ra ở Kenya về nguyên nhân thực sự của những vụ hỏa hoạn thì một bài chia sẻ trên Facebook tin rằng “khoảng cách thế hệ là lí do”. Tác giả cho rằng học sinh phổ thông không biết Bộ trưởng Giáo dục làai và các em cũng không quan tâm. Dù vấn đề nào xảy ra họ cũng thờ ơ”.
Theo Quang Minh – BBC (Dân Việt)
Lý giải nguồn gốc họ của ông Obama
Họ của ông Obama xuất phát từ đặc điểm dáng đi của tổ tiên bên nhà nội tại Kenya.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi bên bà mình Mama Sarah (đeo khăn vàng) và người chị em cùng cha khác mẹ Auma Obama tại Kenya tháng 7/2015. Bà Sarah là vợ thứ ba của ông nội Obama, không phải là mẹ đẻ của bố Obama. Ảnh: AFP
Obama.
Đó là từ đã quen thuộc với hầu hết mọi người thế giới. Nó được truyền tai trong những hành lang đá cẩm thạch của Washington. Nó được hét lên bởi những người biểu tình. Tất cả lãnh đạo thế giới đều đã nhắc đến từ đó.
Tên đầy đủ của Tổng thống Mỹ là Barack Hussein Obama, được đặt giống với tên của cha ông, một người Kenya từng học ở Mỹ. Các lá thư được viết bởi bố của ông Obama đã được công bố vào cuối tuần trước, trong một bài báo của New York Times. Tổng thống Mỹ chưa từng xem những lá thư này. Qua những lá thư, bố ông Obama hiện lên là một người đầy tham vọng và thiếu kiên nhẫn, sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó tại tỉnh Nyanza, ở miền tây Kenya.
"Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở Trung Nyanza", ông viết trong đơn xin hỗ trợ tài chính gửi đến các trường đại học Mỹ. "Cha tôi kiếm sống bằng công việc nấu ăn trong nhà hàng châu Âu. Mẹ tôi làm nông".
Tuy nhiên, lá thư này không đề cập đến việc bố ông Obama sinh ra trong bộ lạc Luo, bộ lạc quyền lực thứ hai tại Kenya. Người Luo sống trải dài từ Sudan tới Tanzania, phần lớn sống tập trung tại bờ đông của hồ Victoria.
Max Bearak, cây bút của Washington Post, đã làm việc cho Viện Nghiên cứu Y khoa Kenya tại tỉnh Nyanza vào mùa hè năm 2010. Viện khi đó muốn phân nhóm hàng trăm nghìn bệnh nhân của họ trong khu vực, hầu hết là người Luo. Tuy nhiên, một khía cạnh văn hóa của bộ lạc này đã khiến quá trình gặp nhiều khó khăn: đó là họ của các thành viên trong bộ lạc.
Thay vì thừa hưởng họ từ đời trước, họ của phần lớn người Luo được đặt theo hoàn cảnh khi sinh ra, vì vậy, có rất nhiều người trùng họ nhưng không có quan hệ huyết thống. Ví dụ, tất cả bé trai sinh ra vào lúc bình minh được đặt họ là Onyango, bé trai sinh ra lúc nửa đêm được đặt là Oduor, còn lúc chạng vạng thì là Odhiambo. Tương tự, các bé gái sinh ra trong các thời điểm nói trên được đặt lần lượt là Anyango, Aduor và Adhiambo.
Với các cặp song sinh nam, bé sinh trước được đặt là Opiyo (hoặc có thể gọi là Apiyo), bé sinh sau là Odongo. Theo truyền thống, Opiyo sẽ bú vú bên phải của mẹ, còn Odongo ở bên trái. Em của một cặp song sinh sẽ được đặt họ là Okello, có nghĩa là "theo sau".
Người Luo còn có cách đặt họ không dựa vào thời gian sinh mà tùy theo tình huống trong cuộc sống, và không nhất thiết đều phải bắt đầu với chữ cái O hoặc A, mặc dù hầu hết đều như vậy. Nếu người cha vướng vào một vụ tranh chấp đất đai trong khi vợ mang thai, và nếu anh ta thắng trong tranh chấp, em bé có thể được mang họ Loch, có ý nghĩa là chiến thắng.
Còn với gia tộc nhà nội của ông Obama thì họ được đặt nhất quán và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, giống như cách đặt họ thông thường trên thế giới. Họ của gia tộc thường biểu thị một đặc tính của những người trong gia đình, mặc dù đặc điểm này có thể đã phai mờ theo thời gian. Họ phải bắt đầu bằng chữ cái "O".
Obama có nghĩa là "cúi xuống", hoặc "đi khập khiễng" trong tiếng Luo. Một số người ở Nyanza nói rằng tổ tiên của ông Obama có cách đi đặc biệt, khiến họ mang họ này. Tuy nhiên, với chiều cao 1m85, và dáng đi khá nhanh nhẹn của ông Obama, có thể nói rằng đặc điểm đó của dòng họ ông đã phai nhạt dần theo thời gian.
Phương Vũ
Theo VNE
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm châu Phi: Vào cuộc ganh đua Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chính thức đưa nước này vào cuộc ganh đua vai trò và ảnh hưởng ở châu Phi. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong chuyến thăm Uganda. REUTERS Với chuyến thăm đang tiến hành ở Uganda và Kenya, Tổng thống Thổ Nhĩ KỳRecep Tayyip Erdogan đã chính thức đưa nước này vào...