Trao giải cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử
Bộ GD-ĐT và Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning” lần 2.
Ảnh minh họa
Sau gần hai năm phát động, cuộc thi đã nhận được 8.487 bài dự thi của 7.000 giáo viên từ hai khối: khối trung học (THCS và THPT) và khối tiểu học của hơn 40 tỉnh thành gửi về. Trong số này có 184 sản phẩm đoạt giải với 16 giải nhất, 29 giải nhì, 48 giải ba và 63 giải khuyến khích. Tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 1,5 tỉ đồng.
Thái Bình là tỉnh giữ chức quán quân số lượng bài dự thi, số lượng bài vào vòng chung khảo và số lượng bài được giải nhất. Theo ban tổ chức, Thái Bình đã có 2.250 bài dự thi, trong số này có 376 bài vào vòng chung khảo và có 6/16 giải nhất.
Đánh giá về cuộc thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết những bài giảng đoạt giải đều có tính tương tác cao, nội dung hấp dẫn, cuốn hút người học và có thể làm học liệu quý giá, giúp học sinh tự học ở nhà để nâng cao kiến thức, trình độ.
Theo Tuoitre
Thấy gì từ lớp học tương tác?
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy đang ngày trở nên phổ biến đối với các trường học. Tùy theo điều kiện ở từng nơi mà cách thực hiện đa dạng khác nhau. Với thành phố lớn, vài năm trở lại đây mô hình lớp học tương tác đã xuất hiện ở bậc tiểu học.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) thì lớp học tương tác là mô hình học tập hiện đại, giúp tiết học hiệu quả, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Để xây dựng một lớp học tương tác thì cần có kinh phí để mua bảng tương tác, xây dựng các giáo án điện tử, phần mềm giúp bảng tương tác hoạt động đúng công năng.
Đa dạng cách học tạo hứng thú cho HS
Vừa qua, phóng viên đã trực tiếp tham dự một số lớp học tương tác trong đó có lớp học của học sinh (HS) lớp 1 Trường tiểu học Thành Công B - đây là đơn vị thực hiện mô hình lớp học tương tác ở Hà Nội.
Khác với phương pháp truyền thống làgiáo viên (GV) đứng lớp đóng vai trò trung tâm, người học bị động, chủ yếu chỉ nghe và ghi lại những điều cần thiết vào vở. Điều này đồng nghĩa với việc GV hầu như không kiểm soát được việc luyện tập cũng như thực hành bài học của HS.
Bên cạnh đó với bậc tiểu học đòi hỏi GV phải làm hình ảnh, đồ dùng minh họa... khiến cho việc chuẩn bị mất nhiều thời gian. Quan trọng hơn là tiết học bị gián đoạn giữa chừng khi GV thay đổi hình ảnh hoặc viết lên bảng làm cho HS ít hào hứng.
Với mô hình tương tác, người học đóng vai trò trung tâm theo đúng nghĩa, GV chỉ là người trợ giúp và hướng dẫn. HS chủ động tham gia vào các bài học, các em có thể tự điều khiển bảng điện tử làm bài tập thực hành, tự kiểm tra kết quả và khả năng ngôn ngữ của mình hoặc chơi các trò chơi để được hiệu quả cao nhất cho mỗi bài học.
Lớp học tương tác đang được nhiều bậc phụ huynh ở thành phố lớn đặc biệt quan tâm.
Để có một lớp học tương tác, các trang - thiết bị gồm: Máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm soạn giáo án, tích hợp sẵn tích hợp sẵn thư viện tài nguyên ảnh cùng với các thông tin liên quan... Bảng tương tác có chức năng giống như màn hình cảm ứng, tạo ra môi trường học tập ảo trực quan, sinh động, giúp GV, HS có thể tương tác trực tiếp vào giáo án điện tử.
Thông qua bút từ tương tác vừa có chức năng như bút viết bảng, vừa hoạt động như chuột máy tính, hệ thống thiết bị kiểm tra trắc nghiệm giúp GV kiểm tra, đánh giá các đáp án của HS trong thời gian nhanh nhất. Phần mềm soạn giáo án Active Primary hỗ trợ GV trong soạn và giảng bài, giúp họ chủ động từ việc soạn giáo án, giảng dạy đến việc đánh giá kết quả học tập của HS. Mỗi bài giảng thực hiện trên phần mềm Active Primary sẽ đem đến cho HS những kiến thức hết sức sinh động, trực quan, dễ hiểu, nhớ lâu, tạo ấn tượng mạnh, làm cho HS hào hứng hơn khi tham gia học tập...
Hiện nay ở thành phố lớn tình trạng sĩ số lớp đông phần lớn xảy ra ở các trường. Do đó hoạt động giảng dạy phần nào đó cũng bị ảnh hưởng cho dù nhiều GV đưa ra các hình thức sáng tạo khác nhau. Không ít phụ huynh từng đặt ra câu hỏi: Với sĩ số lớp như vậy thì cô giáo sẽ quan tâm đến HS như thế nào? Việc kiểm tra khả năng làm bài tập ra sao?...
Sự sinh động trong bài giảng đã tạo cho HS thực sự cuốn hút với tiết học.
Nếu không có hỗ trợ của công nghệ thì bài toán này vô cùng khó. Tuy nhiên, ưu thế của lớp học tương tác là mỗi HS được cấp một thiết bị cũng mã số để phản hồi câu hỏi của GV dưới hình thức chọn đáp án. Chỉ mất vài giây là GV đã biết chính xác HS nào trả lời đúng và sai để qua đó có thể điều chỉnh uốn ắn các em.
Theo cô Trần Thu Hà - GV trường tiểu học Thành Công B, mô hình lớp học tương tác tạo hứng thú cho HS tham gia vào bài giảng. Cùng với một đáp án GV có thể thay đổi dưới dạng cấu trúc câu hỏi trong khoảng thời gian ngắn. Thông qua cách này sẽ tạo cho HS tăng thêm tính tư duy và sáng tạo.
Với thiết bị kiểm tra trắc nghiệm giáo viên GV sẽ biết chính xác HS nào trả lời đúng, trả lời sai và qua đó đánh giá được khả năng tiếp thu bài của từng HS.
Bên cạnh đó, khi chuyển nội dung bài giảng thì tiết học không bị gián đoạn bởi các em có thể vừa thư giản bằng cách nghe một đoạn nhạc thiếu nhi nhưng vẫn tham gia các hoạt động khác như cất đồ dùng học tập, lấy sách vở mới... Một hình thức vừa học, vừa chơi tạo cảm giác thoải mái cho HS.
GV vất vả hơn
Để chuẩn bị một tiết học ở lớp tương tác, các GV phải vất vả hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống. Ngoài việc giỏi về kỹ năng tin học để vận hành các thiết tương tác, máy chiếu đa vật thể..., GV còn phải luôn tìm tòi và cập nhật thêm các thông tin mới.
Cô Phạm Thị Yến - Hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B chia sẻ: "Đối với lớp học tương tác thì không có điểm dừng nghĩa là phải luôn sáng tạo và bắt kịp với kiến thức hàng ngày. GV ngoài việc làm thực hiện điều đó thì hàng tuần còn phải ngồi cùng lại với nhà trường để đánh giá, rút kinh nghiệm. Thông qua đó sẽ có sự điều chỉnh để tiết học thú vị hơn".
Dưới góc độ là GV trực tiếp tham gia giảng dạy, cô Trần Thu Hà cho biết thêm, năm đầu tiên triển khai GV gặp rất nhiều khó khăn và vất vả. Cách tiếp cận bài học mới, phương pháp giảng dạy mới cộng thêm sử dụng các thiết bị công nghệ đòi hỏi GV phải rất nỗ lực. Những năm sau đó thì có phần nhẹ nhàng hơn một chút bởi GV đã quen với mô hình và quan trọng hơn là nền giáo án đã có.
Lớp học tương tác đòi hỏi GV phải luôn sáng tạo.
Theo đánh giá của các GV từng tham gia dạy mô hình này thì các sản phẩm trong hệ thống lớp học tương tác giúp dễ dàng soạn ra các giáo án trực quan, sinh động. Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi GV phải sáng tạo và có ý tưởng để phát triển bài học làm sao tạo được hứng thú cho HS.
Ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, một tiết học thu hút HS phụ thuộc lớn vào người thầy. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của công nghệ thì nó sẽ làm cho tiết học sinh động và cuốn hút HS hơn.
Với những lợi thế nhất định, lớp học tương tác đang được nhiều bậc phụ huynh Hà Nội có con đang học ở bậc tiểu học quan tâm. Tuy nhiên, với mức chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nên các trường không thể triển khai được nếu thiếu sự đóng góp từ phía các bậc phụ huynh. Ngoài ra, làm thế nào để phụ huynh đồng tình và tự nguyện cho con tham gia vào lớp học tương tác là điều không đơn giản. Vậy làm thế nào để giải quyết bài toán này? Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi với bạn đọc trong bài kế tiếp.
S.H
Theo dân trí
Ông bố 'kêu trời' khi cùng con... học Sử "Cảm giác đầu tiên của tôi khi giáo viên dạy xong bài này là cả cô và trò vừa chạy một cuộc chạy maraton cấp quốc tế", vị phụ huynh chia sẻ sau tiết dự giờ môn Lịch sử. Anh Minh Túy (Thanh Hóa) đã chia sẻ tường tận chuyện mình cùng con học Sử chật vật như thế nào. Qua đó cho...