Trao đổi những vấn đề quan trọng của giáo dục ĐH năm 2019
Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 được Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay (28/12) theo hình thức trực tuyến tại 3 đầu cầu: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, cho biết: Trong năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT cùng với toàn hệ thống giáo dục trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu, khép lại năm 2018 với những kết quả đáng khích lệ; từ điều hành quản lý nhà nước ở góc độ vĩ mô đến thành tích của các em học sinh trong cả nước.
Trong các kết quả tiêu biểu, nổi bật của ngành, lĩnh vực giáo dục đại học và đào tạo giáo viên đóng góp đáng kể.
Có thể kể đến Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 với nhiều điểm mới nhằm thúc đẩy giáo dục đại học phát triển.
Trong đó có các điểm mới quan trọng như: Xác định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nhưng không gây xáo trộn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học hiện hành;
Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục; tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học;
Tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tải sản; đổi mới quản trị đại học, xác định mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế quản trị phù hợp với tính chất của từng loại hình cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục để quản trị đại học được hiệu quả; trao thực quyền cho Hội đồng trường…
Năm 2018, lần đầu tiên, 2 trường đại học của Việt Nam lot top 1.000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng QS; có 7 trường đại học của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng 505 đại học tốt nhất Châu Á năm 2019 (QS Asia 2019).
Video đang HOT
Công tác kiểm định chất lượng đã đạt được kết quả khả quan, nhất là đối với kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học. Đến nay, cả nước đã có 117 cơ sở được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục, chiếm hơn 50% tổng số cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Công tác đảm bảo chất lượng và văn hóa chất luợng đã được các trường chú trọng xây dựng.
Công tác tuyển sinh năm 2018 đã diễn ra thuận lợi, ổn định, bước đầu tạo ra dược môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thu hút sinh viên giỏi giữa các trường. Bộ GD&ĐT ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của các trường trong thành công này. Đặc biệt là khối các trường sư phạm.
Quản trị đại học tiếp tục được nâng cao, đã có 24 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77; 3 trường chuẩn bị được phê duyệt cơ chế thí điểm không còn Bộ chủ quản, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình tự chủ đại học.
Giáo dục đại học trong năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo Thứ trưởng, chúng ta cũng phải cùng nhìn nhận thẳng thắn, vẫn còn những vấn đề mà xã hội, người dân quan tâm.
Hội nghị, Thứ trưởng yêu cầu tập trung thảo luận về kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm 2019, xác định rõ nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước và của các cơ sở giáo dục; công tác triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Gắn chặt kế hoạch nhiệm vụ của giáo dục đại học với chỉ thị 2919 của Bộ trưởng về nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục năm học 2018 2019.
Cùng với đó, là vấn đề về tự chủ đại học, Hội đồng trường. Trên cơ sở đánh giá kết quả trong năm 2018, đề xuất giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019; khắc phục các vấn đề còn tồn tại;
Tư vấn tuyển sinh, phát triển các ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội và theo kịp cách mạng công nghiệp 4.0, điều tiết các ngành khó tuyển sinh, đảm bảo chất lượng sinh viên đầu vào;
Công khai cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng cũng như chế tài đối với những trường vi phạm. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục/kiểm định chương trình đào tạo; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo/khởi nghiệp; truyền thông giáo dục đại học.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Mô hình về trao quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo giáo viên
Một số nước trên thế giới đã thực hiện giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các cơ sở giáo dục đại học trong việc đào tạo giáo viên như: Mỹ, Đức, Úc, Phần Lan,...
Ảnh minh họa/internet
Những thông tin này được đưa ra trong đề tài KHCN cấp quốc gia: "Quy hoạch mạng lưới trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030" của Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, do GS.TS Phạm Hồng Quang (Giám đốc ĐH Thái Nguyên) chủ trì.
Cụ thể, theo nghiên cứu nói trên, các nước Mỹ, Đức và Úc có nền kinh tế - xã hội vận hành dựa trên các nguyên lý: kinh tế thị trường; luật pháp; dân chủ và đa văn hoá. Vì vậy, đào tạo giáo viên được coi là một hoạt động tạo ra và cung cấp nguồn nhân lực cho giáo dục.
Quan hệ giữa đào tạo giáo viên với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực giáo viên là quan hệ cung - cầu, được điều tiết bởi thị trường. Vì thế, vai trò của chính phủ liên bang trong đào tạo giáo viên không lớn, mà là do các bang quản lý và chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, chính quyền bang cũng không trực tiếp can thiệp vào hoạt động đào tạo giáo viên của các trường đại học mà chỉ quản lý với tư cách là một đối tác cung cấp dịch vụ và sử dụng sản phẩm đào tạo của các trường đại học.
Ví dụ như: cấp giấy phép hành nghề cho các vị trí công việc của giáo viên; xây dựng và phê duyệt các chuẩn nghề nghiệp; lựa chọn chương trình đào tạo; kiểm định, kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường sư phạm thông qua các hoạt động giám sát. Các trường sư phạm được tự chủ trong tuyển sinh đầu vào, thiết kế chương trình và tổ chức đào tạo.
Do tính tự chủ ở mức độ cao nên việc đào tạo giáo viên được triển khai theo nhiều mô hình, ở nhiều mức độ khác nhau và thời gian đào tạo cũng khác nhau tuỳ thuộc vào các đạo luật chung của liên bang hoặc các quy định của từng bang.
Điều bất cập hiện nay của cơ chế giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường đại học trong đào tạo giáo viên ở một số nước là nguy cơ mất cân đối trong cung - cầu đội ngũ giáo viên và sự bất bình đẳng trong cung ứng các dịch vụ giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng khó khăn.
Chẳng hạn, hiện tại ở Úc dư thừa sinh viên tốt nghiệp sư phạm tiểu học, nên giáo viên rất khó xin việc làm toàn thời gian, nhưng lại thiếu các giáo viên dạy những môn đặc thù và giáo viên ở những vùng khó khăn. Thực trạng này cũng diễn ra phổ biến các nước Đức và Mỹ.
Do đó, công tác dự báo nhu cầu đào tạo và quy hoạch các cơ sở đào tạo giáo viên là vấn đề cấp thiết của nhiều nước trên thế giới nhằm phục vụ trực tiếp cho việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên của chính quốc gia đó.
Tại Mỹ, trung tâm quốc gia về thống kê giáo dục được giao nhiệm vụ thực hiện dự báo nhu cầu giáo viên. Một số bang cũng tự nghiên cứu và vận dụng mô hình dự báo riêng.
Mô hình dự báo tổng số giáo viên cần tuyển mới được tính dựa theo chuỗi thời gian bởi vì giáo viên về hưu dần dần theo từng năm và các lý do khác, cũng như vì sự tăng lên của học sinh nhập học.
Mô hình sử dụng dữ liệu thống kê giáo dục của trung tâm quốc gia từ các cuộc khảo sát trường học, khảo sát nguồn nhân lực xã hội và các nguồn khác.
Tại New Zealand, dự báo nhu cầu thay thế giáo viên tập trung vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo số lượng giáo viên cho năm học mới đáp ứng nhu cầu của các trường.
Các nhân tố này bao gồm: tỷ lệ chuyển tiếp học sinh lên các bậc học tiếp theo, tỷ lệ này tăng lên thì nhu cầu về giáo viên cũng tăng; thay đổi chính sách cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ giáo viên/học sinh, sĩ số học sinh trong một lớp, và thời lượng dạy học trên lớp của giáo viên; độ tuổi của các giáo viên hiện tại.
Đặc điểm nhân khẩu học được xem là quan trọng nhất để dự báo nhu cầu số lượng đội ngũ giáo viên là cấu trúc độ tuổi, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hao hụt (vì nghỉ hưu) hay các lý do khác. Do đó, cần phải dự báo được điều này trong tương lai và cần phải chuẩn bị đủ lực lượng để thay thế.
Hải Bình (ghi)
Theo giaoducthoidai
Trường đại học được tự quyết mức học phí, công khai khi tuyển sinh Đây là một quy định mới thể hiện nội dung tự chủ đại học được thể hiện trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh Công bố vừa qua... Sáng nay 11/112, giới thiệu về nội dung luật tại cuộc họp báo công bố, Thứ...