Trao 150 học bổng cho thủ khoa, á khoa các trường đại học
Ngày 1-12, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (thuộc Trung ương Đoàn TNCS HCM) đã phối hợp với Báo Tiền Phong tổ chức lễ vinh danh và trao học bổng ‘Nâng bước thủ khoa năm 2022′ tại 3 điểm cầu gồm Hà Nội, TPHCM và Trường Đại học Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi).
Tham dự buổi vinh danh có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn; Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; cùng đại diện các bộ, ngành, lãnh đạo các trường đại học, nhà tài trợ và 150 sinh viên xuất sắc được nhận học bổng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam cho biết, “Nâng bước thủ khoa”là học bổng thường niên được trao cho các tân sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học giỏi, xuất sắc giành các vị trí thủ khoa, á khoa hoặc thứ hạng cao qua kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học.
Sinh viên được nhận học bổng “Nâng bước thủ khoa năm 2022″
Trong 5 năm đầu tổ chức, học bổng được trao cho sinh viên ở khu vực các tỉnh phía Nam. Từ năm 2021, học bổng mở rộng ra phạm vi cả nước. Ngoài yêu cầu có thành tích cao trong học tập, được công nhận thủ khoa, á khoa hoặc điểm xét tuyển đại học thuộc tốp cao do các trường đại học giới thiệu, sinh viên phải có chứng nhận hộ nghèo và viết một bức thư gửi ban tổ chức thể hiện khát vọng vươn lên trong học tập để trở thành người có ích cho đất nước.
“Việc tuyên dương và tặng học bổng nhằm hỗ trợ, tiếp sức phần nào cho các em cả về vật chất lẫn tinh thần, qua đó lan tỏa những năng lượng tích cực từ những tấm gương nghèo vượt khó giúp các thế hệ trẻ soi mình và noi theo”, ông Lê Xuân Sơn bày tỏ.
Là một trong số 140 tân sinh viên được nhận học bổng năm nay, Nguyễn Thị Ái Lành, sinh viên năm nhất khoa Địa chất học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TPHCM) xúc động cho biết, bản thân em có hoàn cảnh không may mắn.
Ba mất sớm do bị tai nạn lao động, mẹ cũng ra đi vì bệnh hiểm nghèo. Nhiều năm qua, 3 chị em Lành sống nhờ vào sự giúp đỡ của các mạnh thường quân và tiền trợ cấp xã hội.
“Động lực duy nhất giúp em không nản chí là phải học giỏi để có cuộc sống tốt hơn. Chỉ khi đạt kết quả học tập tốt em mới không phụ lại lòng tốt của những người từng giúp đỡ gia đình em, có thêm điều kiện hỗ trợ những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn em”, cô sinh viên năm nhất cho biết.
Các thủ khoa, á khoa đại học được vinh danh và nhận học bổng năm nay
Một trường hợp khác, Nguyễn Huỳnh Long, sinh viên năm nhất khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM khiến nhiều người cảm phục bởi ý chí mạnh mẽ không ngừng vươn lên trong cuộc sống.
Chia sẻ với PV Báo SGGP, Huỳnh Long cho biết, tai nạn giao thông bất ngờ vào cuối năm lớp 10 đã vĩnh viễn cướp đi ánh sáng cả 2 mắt của em. Trải qua 3 năm đấu tranh tâm lý khó khăn, em quyết định đăng ký học chữ nổi và tiếp tục con đường học tập.
Nguyễn Huỳnh Long chia sẻ câu chuyện vượt khó của bản thân tại buổi vinh danh
Thật bất ngờ, kết quả học tập năm lớp 11 và 12 của em luôn ở vị trí cao nhất lớp. Kết quả xét tuyển đại học vừa qua, em đạt số điểm cao nhất vào ngành Tâm lý học của Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
Giờ đây, niềm tin sống trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong trái tim và nghị lực của chàng trai trẻ. Em quyết tâm phấn đấu có kết quả học tốt để không trở thành gánh nặng cho gia đình, đồng thời giúp đỡ cho cộng đồng người khiếm thị.
Riêng đối với Phạm Thị Tú Nguyên, sinh viên vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Tài chính – Marketing TPHCM, sau nhiều đêm mất ngủ và khóc hết nước mắt khi biết kết quả trúng tuyển đại học nhưng không có tiền đóng học phí, việc được nhận học bổng giúp em có thêm sức mạnh viết tiếp ước mơ thay đổi cuộc đời.
Qua 7 năm tổ chức, đã có gần 600 sinh viên được nhận học bổng với tổng giá trị gần 6,5 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật khác. Riêng năm 2022, tổng trị giá các suất học bổng gần 1,5 tỷ đồng cùng nhiều quà tặng, học bổng dài hạn qua hình thức các voucher hỗ trợ học tập và khởi nghiệp với tổng trị giá khoảng 8 tỷ đồng.
Trong đó, 140 tân sinh viên là thủ khoa và sinh viên có thành tích xuất sắc đầu vào các trường đại học trên cả nước, có hoàn cảnh khó khăn và 10 sinh viên tiêu biểu từng nhận học bổng các năm học trước tiếp tục được nhận học bổng trong dịp này.
Mỗi suất học bổng gồm 10 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều hiện vật giá trị.
Làm công nhân may để kiếm tiền trước khi đỗ thủ khoa đại học
Trúng tuyển đại học, nhà không có tiền, Huyền không thể nhập học, cô quyết định xin đi làm công ty may.
Một năm sau, cô xuất sắc đỗ thủ khoa ngành Kế toán, Học viện Ngân hàng với số điểm 28,05 khối A00.
Tân sinh viên Trịnh Thị Thanh Huyền, Học viện Ngân hàng xuất sắc đỗ thủ khoa ngành Kế toán với số điểm 28,05 chưa tính điểm cộng ưu tiên - Ảnh: HÀ THANH
Một năm trước, Trịnh Thị Thanh Huyền (19 tuổi, quê Hà Nam, hiện là tân sinh viên Học viện Ngân hàng) trúng tuyển vào Trường ĐH Thương mại. Nhưng dịch COVID-19 bùng phát, kinh tế lao đao, trong nhà chẳng xoay trở nổi 10 triệu đồng đóng học ban đầu, vậy là Huyền quyết định không nhập học nữa.
"Tôi có trao đổi với mẹ là muốn đi học, nhưng điều kiện kinh tế không có, nếu tôi đi học mẹ phải vay mượn rất mệt nhọc. Cả nhà chỉ có một mình mẹ cáng đáng, không có công ăn việc làm ổn định. Lúc không đi học nữa, tôi bàn với mẹ: "Hay con đi làm công ty một năm, năm sau mẹ cho con thi lại nhé?" - Huyền bộc bạch.
Bàn bạc với mẹ xong, Huyền xin làm cho một công ty may ở gần nhà. Đôi tay gầy guộc của cô gái nhỏ không thuần thục đường kim mũi chỉ, nên chỉ đành xin phụ việc.
Cô đảm nhận việc ủi vải, khâu móc, làm gia công, mỗi tháng được trả 3 triệu đồng tiền công, nếu tăng ca sẽ được 4 triệu đồng.
Tân sinh viên Trịnh Thị Thanh Huyền trải lòng từng "đứt gánh học" vì nghèo khó, nay cô quyết tâm theo đuổi việc học đến cùng - Video: HÀ THANH
Tôi chưa bao giờ trách bố mẹ, làm sao mà trách được? Bệnh tật chẳng ai chọn được cả, biết gia đình như vậy mình phải cố gắng hơn thôi. Tôi sẽ không khóc nữa đâu, vì mỗi người một hoàn cảnh, có thể mình thấy mình khổ cái này nhưng người ta còn khổ hơn mình nữa
Tân sinh viên TRỊNH THỊ THANH HUYỀN, Học viện Ngân hàng
Có bữa phải làm đến đêm, mệt lắm mà lương không cao. Lúc đó cô nghĩ nếu không đi học, nếu chỉ làm như thế này thì cả đời không thể khá lên được. Do đó, cô quyết tâm thực hiện ước mơ học tập, không để "đứt gánh học" nữa.
Nhờ đi làm công nhân may kiếm được tiền, mỗi tháng cô đưa cho mẹ 1 - 2 triệu đồng lo chi phí trong nhà, còn lại xin được giữ lại để dành tiền đi học.
Để không quên kiến thức, ngày đi làm, nếu đêm nào được về sớm, cô gái nhỏ sẽ dành thời gian ôn luyện. Miệt mài làm ở công ty may đến dịp ra Tết, Huyền xin nghỉ việc để tập trung cho ôn thi.
Không khuất phục trước khó nghèo, bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, Trịnh Thị Thanh Huyền (19 tuổi) trúng tuyển vào Học viện Ngân hàng. Với số điểm 28,05 khối A00 chưa tính điểm cộng, Huyền xuất sắc trở thành thủ khoa đầu vào của ngành Kế toán.
Cô thật thà thừa nhận, sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng đã quyết định chọn ngôi trường này để theo đuổi ước mơ, cũng vì học phí ít tốn kém hơn các trường khác. Với số tiền 10 triệu đồng dành dụm được nhờ làm công nhân, Huyền đóng học phí ban đầu hơn 4 triệu đồng, còn lại để trang trải chi phí đắt đỏ ở thủ đô như tiền trọ, tiền sinh hoạt phí, tiền xe buýt...
Huyền dự tính, sau khi ổn định chỗ ở sẽ đi kiếm việc làm thêm, vào dịp tết hoặc dịp hè được nghỉ học, cô sẽ về quê xin làm công ty tiếp để dành dụm tiền cho năm sau.
Vừa học vừa làm đòi hỏi phải biết sắp xếp, cân bằng thời giờ, nhưng cô sẽ quyết tâm tìm kiếm thêm các học bổng để trang trải cho việc học.
"Tôi mong sẽ nhận được học bổng Tiếp sức đến trường để có tiền đóng học cho năm tới. Tôi biết rằng các quỹ học bổng chỉ trợ sức ban đầu thôi, điều quan trọng nhất là mỗi sinh viên phải tự thân, do đó tôi sẽ nỗ lực đi làm thêm, kiếm tiền.
Tôi cũng mong muốn trong quá trình học sớm được công ty nhận thực tập, sau đó có công ăn việc làm ổn định, có mức lương tốt để nuôi sống bản thân, có khoản tiết kiệm cho mẹ" - tân sinh viên Trịnh Thị Thanh Huyền bày tỏ mong ước.
"Không cho con học, sau này có gì sẽ hối hận lắm"
Chồng qua đời vì bệnh tật, từ đó một mình bà Nguyễn Thị Nhung phải cáng đáng mọi chuyện trong nhà, nuôi hai đứa con ăn học, dưới Huyền còn một em trai hiện đang học lớp 12. Năm ngoái, người mẹ đành nén nỗi đau để con gái lỡ dở việc học.
"Ngày làm công nhân, đêm nào về con cũng khóc và xin mẹ cho con đi học lại. Nhưng nhà không có tiền, lấy đâu ra tiền cho con học" - bà Nguyễn Thị Nhung nhớ lại khoảng thời gian khó khăn.
Nhưng năm nay thấy con đỗ cao và quyết chí theo học đến cùng, bà Nhung nói dù gia đình khó mấy cũng sẽ cố gắng chạy vạy để Huyền đi học.
"Tôi cũng thương con nên sẽ cố gắng vay mượn cho con học. Con chăm học như vậy, không cho nó đi học thì tội lắm, sau này có chuyện gì thì mình hối hận lắm" - bà Nhung giãi bày.
Niềm vui bất ngờ của nữ sinh từng khóc nhiều đêm sau khi đỗ đại học Nỗi lo không có tiền để học đại học của nữ sinh Phạm Thị Tú Nguyên (Bến Tre) đã vơi bớt nhờ suất học bổng 'Nâng bước thủ khoa 2022' do báo Tiền Phong và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam trao tặng hôm nay. Năm nay, ban tổ chức trao học bổng "Nâng bước thủ khoa năm 2022" cho 140...