Tránh ’sự cố’ đề thi
Vụ việc đề thi Văn lớp 9 cuối học kỳ I có nội dung nhạy cảm của Phòng GDĐT huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
Ảnh minh họa
Trong đó, giáo viên đã chọn ngữ liệu ở phần Đọc hiểu là một câu chuyện thuộc kho tàng Truyện cười dân gian Việt Nam. Học sinh và nhiều phụ huynh sau khi đọc đề thi này đều nhận định ngữ liệu này không phù hợp để đưa vào một đề thi, dù là chính thức hay thi thử do không hàm chứa tính giáo dục cao.
Giám đốc Sở GDĐT Gia Lai Lê Duy Định cũng đồng tình rằng giáo viên ra đề đã chọn ngữ liệu không có tính giáo dục cao song theo ông, việc ra đề thi có kỹ thuật riêng của ra đề.
Phòng GDĐT Chư Sê xác định đề thi chưa tốt chứ không đến mức sai trầm trọng dẫn đến phải kỷ luật. Giáo viên ra đề đã được yêu cầu viết tường trình và rút kinh nghiệm sâu sắc.
Trước đó, đề thi học sinh giỏi lớp 9 của TP Hà Nội cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể, đề thi ngữ văn được đánh giá là chưa hay. Ở câu 1, chưa dạy cho học sinh biết vượt qua nghịch cảnh. Chưa kể, cách đặt vấn đề “khóc hộ” trong đoạn trích khiến nhiều người chưa thấy được sự sẻ chia mà là sự “thương vay, khóc mướn”. Ở câu hai, câu hỏi vừa khó hiểu, và có phần rối rắm sẽ khiến học sinh khó xác định được nội dung cần triển khai trong bài.
Trong khi đó, đề thi môn Toán có những câu hỏi được các thầy cô chỉ ra là trùng với câu hỏi trong đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia THPT của Trường ĐH Vinh năm học 2019-2020. Tuy nhiên, hai đề thi lại có sự vênh nhau về mức độ, thời gian và đối tượng học sinh.
Nếu coi đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên thì ngay cả việc đặt lời giải cụ thể cho bài toán này theo cách của học sinh lớp 9 cũng mất hàng trang A4 là một thách thức với nhiều học sinh, kể cả học sinh giỏi.
Video đang HOT
Chia sẻ về quy trình làm đề thi, đại diện Phòng GDĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết ngoài việc ra đề thi lớp 9, phòng còn ra đề thi cho khối 8 và học sinh hai khối 4, 5 của cấp tiểu học. Mỗi trường phải gửi lên Phòng hai đề mỗi môn.
Chuyên viên của Phòng sẽ tổ chức chọn lọc, biên tập lại thành một đề chung cho toàn quận. Trong đó, phòng chỉ lấy dạng đề, sau đó biên tập chứ không lấy toàn bộ một bài trong các đề trường gửi lên, tránh việc lộ.
Sau khi biên tập và xây dựng đề thi các môn, Phòng thành lập hội đồng phản biện gồm chuyên viên và giáo viên cốt cán của các trường để thẩm định xem đề có phù hợp với trình độ học sinh và tuân thủ quy định ra đề hay không. Khi đề được thông qua, Phòng tổ chức in đề theo quy trình khép kín…
Như vậy, có thể thấy mỗi đề thi dù là trong phạm vi toàn trường hay ở cấp huyện, TP hay cấp quốc gia trước khi “trình làng” chính thức đều trải qua phần kiểm duyệt, chọn lọc của các bộ phận chuyên môn như tổ bộ môn của nhà trường, bộ phận chuyên viên của Phòng, Sở…
Việc để xảy ra những sự cố trong đề thi dù là lỗi nhỏ hay lỗi lớn đều cần phải được nhìn nhận lại một cách thấu đáo về trách nhiệm của giáo viên ra đề cũng như những bộ phận liên quan. Đó phải là một bài học nghiêm túc về sự cẩn trọng trong việc lựa chọn ngữ liệu hay các phép tính, câu hỏi… bởi chỉ một lỗi không chuẩn mực trong đề thi có thể ảnh hưởng đến kết quả bài thi của hàng trăm, triệu thí sinh.
Cẩn trọng không bao giờ là thừa. Với giáo dục, càng cần phải cẩn trọng.
Có những đề thi khiến thí sinh làm... ra nước mắt
Nhiều đề thi văn hiện nay được cho là cố "gồng gánh" cái mới, có độ khó... vượt quá tầm với của học sinh bình thường.
Đề thi "hack não"?
Nhiều ý kiến cho rằng đề thi ngữ văn lớp 9 dành cho học sinh giỏi cấp thành phố của Hà Nội gây "hại não" khi quá tầm học sinh.
Phần 1 đề thi đưa ra đoạn trích phỏng theo tác phẩm "Khóc giùm" của nước ngoài. Một cô bé đi học về muộn giải thích với mẹ rằng mình phải dừng lại trên đường để giúp một bạn bị hỏng xe đạp. Người mẹ hỏi: "Nhưng con đâu có biết sửa xe?", cô bé nói: "Con dừng lại để giúp bạn ấy khóc". Từ đây, đề thi yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện.
Đề thi được cho là quá khó
Chuyên viên ngữ văn một phòng giáo dục & đào tạo tại TPHCM nhận định nội dung đề thi quá mù mờ. "Con dừng lại để giúp bạn ấy khóc", không biết câu này có trích đúng nguyên gốc không vì không rõ nghĩa.
Ở phần 2, đề thi yêu cầu học sinh hiểu như thế nào về nhận định trích trong sách lí luận văn học (NXB Giáo dục, 2002): "Nếu xem tác phẩm như một lời phát biểu trước cuộc sống thì phần đề tài, chủ đề có thể xem như là "chủ ngữ", còn phương diện chủ quan của nội dung có thể xem là "vị ngữ" là quá tầm học sinh.
"Muốn làm tốt câu này phải vững lý luận văn học trong khi đó học sinh lớp 9 lại chưa được học lý luận văn học. Từ đây nảy sinh tình huống học sinh phải "bơi" và giáo viên phụ trách dạy học sinh giỏi phải dạy trước chương trình để đối phó", chuyên viên này nói.
Các giáo viên chuyên môn cho rằng, yêu cầu của một đề thi bao giờ cũng phải trả lời được 3 câu hỏi: Cho ai? Nội dung gì? Ra như thế nào? Đề thi không nên chạy theo dư luận mà nên mang hơi thở chung cuộc sống.
"Người ra đề phải có thời gian nhất định, cân nhắc, chỉn chu từ câu chữ đến nội dung và nắm bắt được trình độ học sinh chứ không nên ra theo tùy hứng. Ngay từ đầu đọc đề thi mà có cảm hứng thì học sinh dễ dàng bộc lộ tính sáng tạo. Ngược lại, nếu đề thi đánh đố, thí sinh dễ cảm thấy hoang mang, tính sáng tạo sẽ bị triệt tiêu ngay từ đầu", vị này nhấn mạnh.
Đề thi thử nhưng... khó thật
Một đề thi tạo "bão" khác là đề thi ngữ văn kỳ thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 của trường THPT Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk). Nhiều ý kiến cho rằng đề thi này quá dài. Với thời gian 90 phút, học sinh được yêu cầu làm cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học là không hợp lý. Ngoài ra, có nhiều câu phải đọc lại nhiều lần mới hiểu, đề thi này chưa thực sự phù hợp với thi thử tốt nghiệp THPT.
Đề thi thử nhưng... khó thật
Cụ thể, phần đọc hiểu trích một đoạn văn bản (Gi, Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12-1997, sách Ngữ văn 12 tập 1), từ đó đưa ra 4 câu hỏi.
Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên ngữ văn trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) cho biết: "Đề thi chọn ngữ liệu đọc hiểu dài và nội dung khó hiểu. Có thể học sinh phải đọc nhiều lần mới hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản. Đặc biệt, câu hỏi thứ 3 yêu cầu học sinh hiểu như thế nào về câu nói "Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong một chừng mực nào đó anh ta hạn chế về trí tuệ và văn hóa..." thì rất khó trả lời tốt trong một vấn đề đặt ra không phải là dễ".
Đến với phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong khuôn khổ 200 chữ cũng bị cho rằng rất khó trình bày ngọn ngành, sáng tỏ quan điểm trong giới hạn chữ quá ít.
"Những kiểu câu nghị luận xã hội này chỉ phù hợp với một đề thi tuyển chọn học sinh giỏi. Với kỳ thi THPT quốc gia, viết câu nghị luận xã hội là một bài văn thì phù hợp hơn", thầy Đức Anh nhận định.
Tương tự, câu nghị luận văn học yêu cầu cảm nhận âm thanh tiếng đàn trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" (tác giả Thanh Thảo) là quá sức học sinh trong khuôn khổ 90 phút. Chưa kể, kiểu đề này còn bị cho là quá quen thuộc, thậm chí không muốn nói là cũ kỹ.
"Tổng thể đề thi chưa thực sự phù hợp với đề thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia. Nếu thi thử mà vừa dài, vừa khá khó thì học sinh có thể cảm thấy hoang mang, lo lắng", thầy Đức Anh nhấn mạnh.
"Khi ra đề, nên chọn đề vừa sức để các em đọc sẽ có cảm hứng muốn làm bài mà không hoang mang, đề phải đảm bảo đánh giá được kiến thức mà học sinh đã học trong chương trình lớp 12. Đề thi trên chưa đảm bảo được một trong những yêu cầu này", thầy Đỗ Đức Anh nói thêm.
Những đề thi Ngữ văn gây ồn ào: Đừng buông lỏng quản lý để tiếng Việt bị phai mờ sự trong sáng Liên tiếp các đề thi học kỳ môn Ngữ văn có nội dung không phù hợp đã xuất hiện thời gian gần đây. Vai trò của Ban giám hiệu nhà trường và Phòng Giáo dục ở đâu là câu hỏi của rất nhiều người. Câu chuyện sơ xuất không thể cứ nói đi nói lại mãi, vì giáo dục sự trong sáng của...