Tranh nhau chuyện ai rửa bát sau khi ăn, con trai “hóa vàng” căn nhà khiến 8 người trong gia đình ra đi mãi mãi
Tranh cãi về việc ai sẽ rửa bát sau bữa ăn đã gây ra một bi kịch kinh hoàng khiến 8 thành viên trong gia đình thiệt mạng thương tâm.
Xung đột về việc rửa bát đã dẫn đến một thảm kịch khủng khiếp, cậu con trai tự tay phóng hỏa làm 8 người trong gia đình thương vong. Theo thông tin mới nhất từ Taipei Times, Tòa án quận Tân Trúc ở Đài Loan (Trung Quốc) vừa tuyên án tử hình đối với Chen Yen-hsiang, một người đàn ông ở địa phương, vì đã phóng hỏa và khiến 8 thành viên trong gia đình anh ta thiệt mạng vào tháng 6 năm trước.
Tranh cãi về việc ai sẽ rửa bát sau bữa ăn đã gây ra một bi kịch gia đình khiến 8 thành viên trong gia đình thiệt mạng
Tòa án đã cho biết rằng Chen sống cùng với bố mẹ tại một ngôi nhà kết hợp với cửa hàng kinh doanh lốp xe ở quận Tân Trúc. Tuy nhiên, do áp lực nợ nần và khó khăn về tài chính, người đàn ông này thường xuyên gặp xung đột và mâu thuẫn gay gắt với gia đình của mình.
Vào tối ngày 15 tháng 6 năm 2022, Chen đã có một cuộc cãi vã với bố mẹ về việc rửa bát. Trong cơn tức giận, anh ta đã mua 20 lít xăng và đổ nó lên 4 chiếc xe máy đậu tại tầng 1 của ngôi nhà, đồng thời cũng là cửa hàng lốp xe của gia đình. Sau đó, anh ta đã châm lửa. Đáng tiếc, bố của Chen Yen-hsiang đã chứng kiến cảnh con trai đổ xăng và châm lửa từ tầng 2 của ngôi nhà. Tuy nhiên, ngọn lửa đã bùng phát quá nhanh, không để ông kịp thời cứu giúp người thân của mình.
Ngay khi nhận được thông tin về sự cố, Sở Cứu hỏa Tân Trúc đã ngay lập tức kích hoạt kế hoạch cứu hỏa với 25 xe chữa cháy và 160 nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, và tình nguyện viên được triển khai đến hiện trường. Tuy nhiên, do căn nhà đang chứa một số lượng lớn lốp xe ở tầng trệt, đám cháy đã nhanh chóng lan rộng và đi kèm với những tiếng nổ lớn. Lực lượng cứu hỏa đã phải làm việc không ngừng suốt nhiều giờ mới có thể kiểm soát được ngọn lửa và tiến hành công tác cứu hộ.
Sau khi đám cháy được dập tắt, lực lượng cứu hỏa đã phát hiện thi thể của 8 người, bao gồm vợ, con gái, 2 con dâu và 4 cháu bé với độ tuổi lần lượt là 1, 4, 7 và 10 tuổi, tất cả đều là thành viên trong gia đình. Khi thực hiện khám nghiệm hiện trường, cảnh sát đã tìm thấy nhiều dấu vết về việc sử dụng xăng một cách đáng ngờ.
Video đang HOT
Chen Yen-hsiang đã bị cơ quan chức năng bắt giữ tại hiện trường vụ việc, do có nghi ngờ về việc anh ta là thủ phạm gây ra vụ hỏa hoạn này, và bản thân anh cũng bị bỏng do vụ cháy. Sau khi điều trị và xuất viện vào tháng 7/2016, anh ta đã bị tạm giam và chờ đợi ngày ra tòa để nhận xét phán quyết.
Tại phiên tòa mới nhất, Văn phòng Công tố quận Tân Trúc đã buộc tội Chen về hành vi phóng hỏa khiến 8 người thiệt mạng. Cơ quan công tố lập luận rằng việc Chen thiêu rụi ngôi nhà chỉ vì xung đột vụ việc rửa bát đã đe dọa tính mạng của cộng đồng và làm mất trật tự xã hội. Cách thức phạm tội của anh ta thể hiện sự tàn ác, không quan tâm đến tính mạng, thể xác và tài sản của người khác, và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trong suốt quá trình từ khi xảy ra vụ việc đến phiên tòa, Chen vẫn luôn phủ nhận tội lỗi của mình. Cuối cùng, Tòa án quận Tân Trúc đã tuyên án tử hình đối với Chen và tước quyền công dân của anh suốt đời. Tòa án đã thông báo qua một tuyên bố cho biết rằng vụ án phóng hỏa của Chen là một tội ác tàn nhẫn và có bằng chứng cụ thể và rõ ràng. Án tử hình được xem là cần thiết để thúc đẩy công lý và bảo vệ trật tự xã hội.
Trung Quốc phát hiện tín hiệu từ hệ sao ba trong thế giới thực
Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã tiết lộ chi tiết chưa từng có về hệ 3 ngôi sao trẻ, làm sáng tỏ cách thức hoạt động của những hệ thống phức tạp, nhưng phổ biến này trong vũ trụ.
Các hệ sao nhiều vật thể rất phổ biến trong thiên hà. Ảnh: Shutterstock
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng The Three-Body Problem của tác giả Liu Cixin, các nhà nghiên cứu tại Đại học Dianzi Hàng Châu, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Tam Hiệp đã xác nhận một hệ sao ba trong thế giới thực, cách Trái Đất khoảng 1.300 năm ánh sáng. Theo đó, họ đã quan sát được 3 ngôi sao này ở đầu chòm sao Orion.
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu quan sát của NASA để tìm kiếm những thay đổi định kỳ về độ sáng của 3 ngôi sao, được gọi chung là GW Ori.
Theo nhà nghiên cứu Tian Haijun, kết quả được công bố trên tạp chí Khoa học Vật lý, Cơ học & Thiên văn học Trung Quốc, đã đưa ra bằng chứng quan trọng về cấu trúc hình học và sự tiến hóa của hệ sao này.
Ông Tian, nhà khoa học tại Đại học Dianzi Hàng Châu, và các đồng nghiệp đã nghiên cứu dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) của NASA để theo dõi hệ thống GW Ori, bao gồm 2 ngôi sao quay quanh nhau, còn ngôi sao thứ 3 ở xa hơn, quay quanh cặp sao này.
"Lần đầu tiên, chúng tôi có thể phát hiện 2 tín hiệu ngắn và đo chu kỳ quay của cặp sao này một cách chính xác, đó là khoảng 2 - 3 ngày. Hiện tượng quay nhanh này cho thấy các ngôi sao rất trẻ và khác với Mặt Trời, quay 25 ngày một lần", ông Tian nói.
Hệ đa sao hình thành khi một đám mây phân tử khổng lồ sụp đổ dưới lực hấp dẫn, tạo ra 2 hoặc nhiều ngôi sao. Ông Tian cho biết những vật thể còn sót lại có thể tiến hóa thành các hành tinh. Nhưng tất cả các vật thể trong một hệ sẽ đều liên kết với nhau một cách phức tạp bởi lực hấp dẫn - dẫn đến những tương tác phức tạp của hệ đa sao.
"Chuyển động và tương tác của chúng có thể trở nên phức tạp đến mức nếu sự sống tồn tại ở đó, nó có thể đã bị phá hủy và tái sinh nhiều lần", ông Tian nói.
Theo ông Tian, hệ ba sao được tạo ra theo quy luật, không phải là ngoại lệ trong thiên hà, song cũng không phải là một hiện tượng phổ biến. Ông cho biết hơn một nửa số ngôi sao trong thiên hà có một hoặc nhiều "đối tác".
"Mặc dù những hệ sao này rất khó quan sát, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ sử dụng các kính thiên văn tiên tiến hơn, bao gồm cả Kính viễn vọng Trạm Vũ trụ Trung Quốc (CSST) sắp ra mắt, để tìm hiểu rõ hơn về cách thức hình thành và hoạt động của chúng", ông nói.
Ảnh minh họa hệ sao đôi Kepler-38. Ảnh: Wikipedia
Ông Tian và các đồng nghiệp mong muốn tiến hành các phép đo chính xác hơn đối với hệ sao GW Ori, sau khi CSST hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp. Kính viễn vọng này sẽ được trang bị máy quang phổ trường tích hợp, có độ phân giải không gian rất cao.
"Kính viễn vọng không gian sẽ là công cụ hữu ích để các nhà thiên văn học trên khắp thế giới tìm hiểu sự hình thành và tiến hóa của các hệ sao nhiều vật thể hấp dẫn như GW Ori", ông Tian cho biết.
Trước đó các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu hệ sao GW Ori bằng kính thiên văn, như Atacama Large Millimeter Array ở Chile. Nghiên cứu trước đây cho thấy cả 3 ngôi sao này đều nặng hơn Mặt Trời một chút.
Nhóm nghiên cứu của ông Tian đã tiến hành phân tích chi tiết dữ liệu TESS trong 3 tháng. Kết quả đã hiển thị chu kỳ ánh sáng của hệ sao GW Ori với hai tín hiệu có chu kỳ lần lượt là 3,02±0,15 ngày và 1,92±0,06 ngày.
Sau khi loại trừ nhật thực và các khả năng khác, các nhà nghiên cứu kết luận những tín hiệu này dường như bắt nguồn từ hiện tượng chuyển động của vết sao - giống như các vết đen của Mặt Trời - trên bề mặt của các sao GW Ori A và B.
Các nhà khoa cũng cũng loại trừ khả năng có các yếu tố nhân tạo tác động nên, bởi quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất mất ít nhất hàng trăm triệu năm, còn hệ thống GW Ori còn quá trẻ để thực hiện điều đó. Các nhà nghiên cứu cũng tính toán độ nghiêng của các ngôi sao và phát hiện ra rằng mặt phẳng quay của GW Ori A và B gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của chúng dưới dạng nhị phân.
Rơi trực thăng chữa cháy ở Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 17/9, các thợ lặn Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai công tác tìm kiếm 3 nhân viên cứu hỏa mất tích sau khi chiếc trực thăng chở họ rơi xuống hồ chứa nước gần thành phố Izmir ở miền Tây nước này. Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Yumakli cho biết, chiếc trực thăng bị rơi khi...