Tranh luận việc trẻ thông minh ngồi cùng lớp với người bình thường

Theo dõi VGT trên

Thiên tài lấy bằng thạc sĩ ở tuổi 13 tạo bất ngờ về khả năng học hỏi của con người. Giới chuyên gia giáo dục Thái Lan tranh luận việc nên hay không thúc đẩy phát triển trí tuệ.

Câu chuyện cậu bé thiên tài 13 tuổi người Mỹ đã tốt nghiệp cử nhân Vật lý và bằng thạc sĩ Toán học tạo được sự quan tâm đặc biệt của độc giả ở Thái Lan.

Nhiều người ngạc nhiên trước tài năng của những đứa trẻ. Người lớn nhận thức được vai trò của gia đình, cộng đồng và hệ thống giáo dục khuyến khích trẻ em phát huy hết tiềm năng của mình.

Không ít người nhận định các hệ thống giáo dục tại nhiều quốc gia châu Á không thuận lợi cho việc phát triển thiên tài bên trong mỗi đứa trẻ. Ngược lại, nhiều phụ huynh cho rằng nên để con trẻ phát triển một cách tự nhiên, không nên biến các con thành “quả non ép chín”.

Trên BBC, TS Nathaporn Chanphaya Seributr, Chủ tịch Công ty TNHH Giáo dục Sao Biển, người làm việc trong lĩnh vực phát triển giáo dục với nhiều cơ quan chính phủ và tư nhân, cho rằng để xác định một đứa trẻ có thông minh hay không phải bắt đầu từ phía gia đình và giáo viên.

Tranh luận việc trẻ thông minh ngồi cùng lớp với người bình thường - Hình 1

Ngoài sự phát triển của trẻ em trong học tập kiến thức, sự phát triển nhận thức của trẻ trong các vấn đề xã hội cũng rất cần thiết. Ảnh: Save the Children International.

Bà nhận thấy nhiều trường học chọn cách thu hút tài năng của trẻ em bằng các cuộc thi và đầu tư cho trẻ để chạy theo những cuộc thi với quy mô ngày càng lớn hơn là lập kế hoạch giáo dục phù hợp với tài năng của nhóm trẻ đó để chúng có thể phát huy hết thiên tài bên trong mình. Việc đạt được thành tích bằng những khóa huấn luyện rập khuôn, đại trà đang làm lãng phí nhân tài.

“Những đứa trẻ đoạt giải được khuyến khích nghiên cứu thêm thông tin để chuẩn bị cho các kỳ thi có mức độ cạnh tranh cao hơn. Nhưng không có sự thôi thúc, đào tạo xứng đáng nào cho phép trẻ thực sự bứt phá được khả năng của chúng. Hãy quan sát và lắng nghe xem trẻ muốn gì, điều này quan trọng hơn cả việc bạn muốn các con đi thi kiểu gì”, TS Nathaporn chia sẻ.

Bà giải thích thêm giáo dục đặc biệt yêu cầu sự cá nhân hóa, phù hợp với từng đối tượng, tài năng riêng biệt của các em, phân tích và đưa ra mục tiêu đúng đắn. Mỗi đứa trẻ đều không giống nhau. Quá trình này rất cần sự theo sát của gia đình và giáo viên trực tiếp giảng dạy.

“Ngoài sự phát triển của trẻ em trong học tập kiến thức, sự phát triển nhận thức của trẻ trong các vấn đề xã hội cũng rất cần thiết”, TS Nathaporn khẳng định.

PGS.TS Prawit Eraworn, Tổng thư ký Ủy ban Giáo dục và Cán bộ Giáo dục (GTEPC), quyền Tổng thư ký Hội đồng Giáo viên Thái Lan, giải thích một cách đơn giản trình độ học vấn ở Thái Lan có thể chia thành hai loại – giáo dục cơ bản và giáo dục đại học. Giáo dục cơ bản được tổ chức trong 15 năm.

Video đang HOT

“Với yêu cầu này, những đứa trẻ thông minh vẫn phải ngồi học cùng các bạn cùng lứa tuổi trong nền giáo dục cơ bản thay vì học lên cao hơn. Vấn đề là đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa giải quyết được luật, để cho phép trẻ em thông minh bỏ qua lớp học hoặc hoàn thành sớm chương trình giáo dục cơ bản và thi đại học”, TS Prawit nói.

Ngoài việc sửa đổi các quy tắc để cho phép những đứa trẻ thông minh có thể bỏ qua các lớp học phổ thông, vẫn có thể vào đại học mà không cần hoàn thành cả năm học như đã định, một điều cần thiết nữa là cung cấp một hệ thống lớp học phục vụ cho những đối tượng đặc biệt này.

“Đầu tiên, chúng ta phải có hệ thống đo lường, khám phá tiềm năng của trẻ. Nếu một đứa trẻ được biết đến là thiên tài, chúng ta hãy bố trí các phòng học riêng biệt để phù hợp với tài năng của trẻ. Tiếp đến là những kích thích giáo dục từ môi trường sống”, TS Prawit đề xuất.

Ông nói thêm hệ thống giảng dạy trong các lớp học đại trà có rất nhiều yếu tố làm suy giảm tính tò mò của trẻ. Bởi nó là khóa học được thiết kế cho mọi người để học cùng một chủ đề. Điều này phần nào kìm hãm tố chất thiên tài bên trong những đứa trẻ, buộc chúng chỉ có thể phát triển như cách mà bạn bè cùng lứa tuổi đang lớn lên.

Đồng thời, giáo viên cũng phải truyền đạt ở mức tiêu chuẩn để tất cả học sinh trong lớp nắm được kiến thức chung, không có gì bứt phá hay nhiều điểm sáng tạo.

Mặc dù nhiều trường đã chuyển sang cung cấp các lớp học đặc biệt được gọi là lớp học năng khiếu hay “lớp chuyên”, “lớp chọn” dành cho trẻ em, TS Prawit thấy hệ thống này vẫn không giải quyết được vấn đề đào tạo thiên tài.

Theo bà, nó hướng tới tuyển chọn những em tài năng, chăm chỉ, đồng thời có khả năng chi trả thêm khoản tiền học thêm để ngồi học cùng nhau. Nhóm trẻ này vẫn phải thi tốt nghiệp cấp 3 cùng với các bạn khác như bình thường. Nhưng những gì chúng phải học và thi cử còn khốc liệt và khó khăn hơn.

Tranh luận việc trẻ thông minh ngồi cùng lớp với người bình thường - Hình 2

Thái Lan có mức đầu tư vào giáo dục tương đối cao. Ảnh: UN in Thailand.

TS Somkiat Tangkitvanich, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI), đưa ra một quan điểm khác. Sự phát triển trí tuệ của con người không phải là vấn đề duy nhất của não bộ.

Theo ông, người lớn không nên thúc giục, gấp gáp ép buộc trẻ phải sớm có được kiến thức. Thay vào đó, chúng ta đầu tư cho con trẻ từ những điều tự nhiên nhất, như chế độ ăn uống, cách đọc, viết, những kỹ năng giao tiếp và nắm bắt thông tin.

TS Somkiat thấy vấn đề quan trọng nhất là đầu tư vào thời thơ ấu. Điều này phải bắt đầu từ việc cho phép các bà mẹ nghỉ sinh lâu hơn, có nhiều thời gian với con mình. Sự phát triển trong giai đoạn này là quan trọng và phải được thực hiện từ sau khi sinh cho đến trước khi nhập học.

Đây là giai đoạn quan trọng mà não bộ con người đang phát triển mạnh mẽ. Trẻ cần có đầy đủ chất dinh dưỡng như sữa để uống, không khí trong lành, một nơi để chạy và chơi để trí não và cơ thể phát triển đồng thời.

Ngoài ra, ông nhận thấy Thái Lan vẫn còn thiếu các trung tâm chăm sóc trẻ em. Ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, chính phủ sẽ hỗ trợ việc thành lập các trung tâm chăm sóc trẻ em tại nơi làm việc. Đặc biệt, các công ty tư nhân lớn phải có trung tâm giữ trẻ cho nhân viên và người không phải là nhân viên mà chính phủ đang hỗ trợ chi phí.

“Người Thái hiểu nhầm trẻ em có thể đọc hoặc viết nhanh là đứa trẻ thông minh, nhưng đó thực sự chưa phải là tất cả cho sự phát triển của các em. Hãy để trẻ thỏa sức sáng tạo, học một cách vui vẻ. Nó không chỉ là về học thuật”, TS Somkiat chia sẻ.

Theo trích dẫn của BBC, Thái Lan đầu tư cho giáo dục ít nhất 800 tỷ baht mỗi năm. Báo cáo năm 2018 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế báo cáo vào năm 2018 cho thấy nước này có mức chi tiêu cao thứ 5 cho giáo dục so với GDP trên thế giới, ở mức 5%.

Khi so sánh ngân sách giáo dục với tổng ngân sách, Thái Lan được đánh giá là đầu tư cho giáo dục ở mức cao hơn nhiều nước khác. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới rằng trong năm 2018 cũng cho thấy Thái Lan chi số tiền cao thứ hai cho giáo dục so với tổng ngân sách trên thế giới, sau Malaysia với 17,2%.

Tuy nhiên, mặc dù Thái Lan có mức đầu tư vào giáo dục tương đối cao, thành tích học tập của hầu hết học sinh Thái Lan vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn thế giới.

Học sinh ngủ quên 0 điểm tiếng Anh: Bao dung hay đúng quy chế?

Vụ thí sinh H.N.T. ở Cà Mau bị 0 điểm tiếng Anh do ngủ quên trong giờ thi đã gây ra cuộc tranh luận suốt nhiều ngày qua.

Lỗi trước tiên là của thí sinh nhưng cũng không thể không nói các giám thị vô can.

Học sinh ngủ quên 0 điểm tiếng Anh: Bao dung hay đúng quy chế? - Hình 1

H.N.T. là học sinh giỏi Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, thành viên đội tuyển môn vật lý của trường. Trước kỳ thi tốt nghiệp, em thức học ôn bài khuya.

Đó là học sinh giỏi, có động lực và quyết tâm đạt kết quả tốt nhất có thể trong kỳ thi. Kết quả các môn thi khác rất tốt, nhiều môn điểm xuất sắc.

Nhưng chính quyết tâm ấy lại "phản chủ" trong giờ thi môn cuối cùng và T. phải nhận lãnh hậu quả vô cùng cay đắng: rớt tốt nghiệp THPT vì điểm 0 môn tiếng Anh. Cái giá T. phải trả cho sai lầm của mình quá lớn.

Ông Lê Chí Nguyễn - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển - cho biết T. là học sinh xuất sắc của trường, học thiên khối tự nhiên nhưng các môn xã hội học rất tốt, điểm trung bình môn tiếng Anh đạt loại giỏi.

T. đạt nhiều giải thưởng môn vật lý cấp tỉnh, là thành viên đội tuyển môn vật lý của Cà Mau dự thi học sinh giỏi quốc gia.

Có ý kiến đặt vấn đề đặc cách tốt nghiệp cho thí sinh này. Nhưng T. hoàn toàn không thuộc đối tượng đặc cách theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2022.

Luật pháp, quy chế đưa ra để mọi người tuân thủ, thực hiện đúng để đảm bảo sự minh bạch, khách quan và công bằng. Tuy nhiên, liệu pháp luật có xem xét đến nhiều yếu tố giảm nhẹ, khoan hồng?

Có những luật, lệ bị lách, bị phá vì tư lợi và những cá nhân ấy bị xã lội lên án, mong muốn bị trừng phạt nghiêm khắc. Quy chế là quy chế, phải tuân thủ, nhưng liệu quy chế có được thực thi theo một cách khác không?

Trong trường hợp này, khi xem xét toàn diện quá trình học tập và cố gắng của T. cũng như nguyên nhân dẫn đến vi phạm, có sự khoan dung, "phá lệ" nào đó, hẳn nhiều người sẽ vỗ tay đồng tình, dù cũng có nhiều người không đồng tình vì cho rằng phải làm đúng quy chế, "luật là luật".

Nhưng liệu có quy chế nào cho sự xem xét không thấu đáo hay sự vô tình của giám thị không? Nếu xem xét lại cho em T., đó có thể cho thấy giá trị đích thực của giáo dục là bao dung, uốn nắn.

Và quan trọng là có thể giúp một học sinh tiềm năng, một người trẻ tràn đầy hy vọng có thể tiếp tục hoàn thiện ước mơ của mình.

Năm 2021, dịch COVID-19 hoành hành, nhiều thí thuộc diện F0, F1, F2 hoặc đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT dù điều này không có trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2021.

Đó là trường hợp bất khả kháng. Nếu so sánh với trường hợp thí sinh bị 0 điểm sẽ là khập khiễng nhưng chính sách nào cũng bắt nguồn từ thực tế, sự "phá lệ" nào cũng cần được xem xét thấu đáo cả quá trình.

Liệu trong trường hợp này có thể áp dụng sự bao dung hay làm đúng quy chế?

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng

Sao thể thao

20:55:37 17/11/2024
Nàng WAG Doãn Hải My vừa hé lộ hành trình từ Hà Nội về Thái Bình cùng với chồng là Đoàn Văn Hậu. Cô nàng còn vui vẻ khoe bộ móng mới làm bởi chị dâu.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn chặn lãng phí thức ăn.

Kỳ Duyên có chia sẻ đầu tiên sau Chung kết Miss Universe, 1 chi tiết nhầm lẫn gây chú ý

Sao việt

20:21:20 17/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên đăng ảnh cận chiếc váy dạ hội bị bỏ lỡ ở Chung kết, đồng thời chia sẻ cảm xúc về hành trình Miss Universe vừa qua.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,