Tranh cãi xung quanh việc Lazada ngừng đồng kiểm khi nhận hàng
Nếu ngừng hỗ trợ đồng kiểm, chủ sàn thương mại điện tử (TMĐT) cần nâng cao chất lượng dịch vụ cho đổi trả, rút ngắn thời gian, quy trình… để tạo thuận lợi cho người mua hàng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại không chỉ Lazada mà một số sàn TMĐT khác cũng không hỗ trợ đồng kiểm khi nhận hàng. Người mua hàng chỉ được mở kiện hàng sau khi đã thanh toán đầy đủ cho nhân viên giao hàng. Nếu phát hiện hàng hóa không đúng với mô tả, hàng giả, hàng kém chất lượng…, người tiêu dùng thực hiện thao tác phản hồi và đổi trả theo đúng quy trình.
Theo giải thích của các nhà bán lẻ trực tuyến, nhân viên giao hàng (shipper) không phải là người của bên bán nên không có kiến thức về hàng hóa và cũng không muốn nhận trách nhiệm kiểm tra những loại hàng hóa mà họ không biết rõ. Do đó, các sàn không áp dụng chính sách đồng kiểm khi nhận hàng.
Không riêng gì Lazada mà một số sàn TMĐT lớn khác cũng không áp dụng chính sách đồng kiểm. Ảnh: Tấn Thạnh
Trước thông tin trên, người tiêu dùng tỏ thái độ không đồng tình, bởi bên mua cần được bảo đảm quyền được xem món hàng trước khi thanh toán tiền. Chị Lê Huyền (Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, tôi lựa chọn mua hàng trên Lazada và Tiki bởi các sàn TMĐT này cho kiểm tra hàng hóa khi nhận. Ngay trước Tết, tôi có đặt mua máy lau nhà trên Lazada, được mở ra xem cùng nhân viên giao hàng nên rất thoải mái về tâm lý. Nay nghe tin Lazada ngừng chính sách đồng kiểm, tôi băn khoăn không biết có nên mua hàng trên sàn nữa không?”.
Chị Huyền cũng nêu hàng loạt thắc mắc như: Nếu hàng lỗi, nhầm hàng mà nhà bán hàng lẫn chủ sàn TMĐT đều không chịu trách nhiệm thì ai bảo đảm quyền lợi cho khách hàng? Mua đơn hàng lớn mà việc đổi trả gây mất thời gian, thiệt hại cho người mua thì ai bồi thường, nhất là đồ điện tử vừa đắt tiền vừa hay “dính” lỗi…? Còn với hàng hóa dễ vỡ, nếu không cùng mở kiện hàng kiểm tra, sau này khách hàng phản hồi hàng bị vỡ thì ai làm chứng?
Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng không hỗ trợ đồng kiểm khi giao hàng là chính sách chung của TMĐT thế giới. Việc các sàn tại Việt Nam thực hiện theo không phải là vi phạm hay làm khó khách hàng. Ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, phân tích: “Các hãng ngừng hỗ trợ đồng kiểm khi giao hàng với lý do nhân viên giao hàng không am hiểu và không có trách nhiệm về món hàng đó không hẳn là sai. Các sàn lớn của nước ngoài, như Amazon chẳng hạn, cũng không cho kiểm hàng. Khách hàng sau đó nếu phát hiện hàng hóa không đúng mô tả, lỗi, nhầm… có thể yêu cầu trả lại, chi phí vận chuyển do bên bán hàng chịu. Tôi cho rằng các sàn của Việt Nam không áp dụng đồng kiểm cũng là chuyện bình thường”.
Cũng theo ông Lê Hải Bình, chính sách cho đổi trả nếu được các sàn thực hiện nghiêm túc sẽ đủ để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Với riêng Lazada, “có thể sàn này chọn phương án chăm sóc khách hàng quá tốt ngay từ đầu nên khi dừng chính sách hỗ trợ đồng kiểm theo thông lệ quốc tế, thì bị phản ứng”.
Chuyên gia TMĐT Lưu Thanh Phương cũng cho rằng ngừng hỗ trợ đồng kiểm khi giao hàng cho thấy sàn TMĐT tại Việt Nam “tiến gần” hơn đến các thông lệ của nước ngoài. Bởi đồng kiểm sẽ làm mất thời gian của hai bên, giảm tiến độ giao hàng của shipper… Trong khi đó, người mua hàng vẫn còn công cụ khác để tận dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, đó là yêu cầu đổi trả hoặc khiếu kiện.
Tuy nhiên, ông Lưu Thanh Phương cũng lưu ý việc các sàn TMĐT khi thay đổi quy định theo thông lệ nước ngoài phải thực hiện đồng bộ cùng các chính sách khác để bảo đảm chăm sóc khách hàng tốt nhất. “Tiến theo thông lệ quốc tế nhưng dịch vụ chăm sóc khách hàng, chính sách đổi trả, thời gian xử lý đơn hàng khi đổi trả, ý thức của bên bán hàng… cũng phải được nâng cao, đồng bộ mới được người tiêu dùng chấp nhận. Nếu việc đổi trả hàng hóa còn khó khăn, quá tốn thời gian, công sức… thì rõ ràng không chấp nhận được” – ông Phương nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ở góc nhìn chung, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đánh giá TMĐT trong một vài năm qua phát triển bùng nổ về số lượng, các thủ đoạn và hành vi gian lận trên “chợ mạng” diễn ra tràn lan, khiến người tiêu dùng “sợ mua hàng trên mạng vì không biết tin vào ai”.
“Người mua và người bán không gặp nhau, nhiều vụ việc khó truy tới nơi bởi địa chỉ khai báo là kho hàng hoặc nhà ở. Ở khía cạnh thanh toán, phải phối hợp với ngân hàng mới được truy vấn giao dịch nên có độ trễ, mất thời gian. Các sàn TMĐT cũng chưa có nhiều công cụ để kiểm soát hàng của người bán khi tham gia kinh doanh trên các sàn này. Do đó, cần điều chỉnh chính sách để có biện pháp và chế tài mạnh hơn với loại hình kinh doanh này. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của sàn, bởi chủ sàn đóng vai trò là người mở chợ, không thể đổ cho việc không kiểm soát được người bán đưa hàng vào chợ của mình” – ông Linh nói.
Theo NLĐO
8 câu hỏi đo độ hiểu biết của bạn về mua sắm trực tuyến
Mua sắm trực tuyến tuy tiện dụng nhưng nếu không hiểu biết về việc bảo mật, bạn rất dễ bị đánh cắp thông tin.
Một vài câu hỏi trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như cách để luôn an toàn khi mua sắm.
1. Website mua bán bắt đầu bằng "http" và "https" có gì khác nhau?
HTTPS là viết tắt của từ "HyperText Transfer Protocol Secure" và chính là giao thức HTTP có sử dụng thêm các chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer), giúp mã hóa dữ liệu truyền tải, nhằm gia bảo mật giữa web sever đến các trình duyệt web. Nói cách khác HTTPS là phiên bản HTTP nhưng an toàn và bảo mật hơn.
Dù đã xuất hiện từ khá lâu nhưng trước đây, giao thức HTTPS chỉ được sử dụng tại những website có thực hiện các giao dịch liên quan đến mua bán, chuyển tiền hoặc chuyển giao các thông tin bảo mật của khách hàng như: trang web ngân hàng, thương mại điện tử, mạng xã hội hay các dịch vụ web như Gmail, Outlook mail...
Với mục đích đảm bảo các thông tin lưu truyền từ máy chủ đến những trình duyệt được an toàn, hiện tại, giao thức này được nhiều trang mua hàng trực tuyến sử dụng.
Mua sắm online giúp bạn không phải đi xa và tiết kiệm thời gian.
Website thương mại điện tử xuyên biên giới Fado.vn kết nối hơn 4 tỷ sản phẩm từ Amazon Mỹ, Đức, Nhật Bản, luôn cập nhật nhanh chóng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ nhiều nước.
Website với giao diện tiếng Việt thân thiện, dễ sử dụng, thông tin sản phẩm bao gồm cả mức giá trọn gói về Việt Nam (đã có thuế, phí), giúp người dùng cân đối ngân sách, tính toán thời gian mua hàng hợp lý. Đồng thời, website biểu đồ hiển thị lịch sử giá trực quan, cho phép khách hàng có thể so sánh và nhận biết thời điểm mua sắm thích hợp.
Fado.vn giúp người dùng Việt thu hẹp khoảng cách mua sắm xuyên biên giới, đón đầu những sản phẩm chất lượng trên thế giới.
2. Việc cập nhật phần mềm thường xuyên giúp người mua bảo vệ thông tin của mình trên máy tính hay điện thoại khi mua hàng online tốt hơn?
Cập nhật các phần mềm, hệ thống là việc làm cần thiết của người dùng internet. Lý do các lỗ hổng bảo mật luôn phát sinh từng ngày, nên việc cập nhật cơ sở dữ liệu có thể giúp thiết bị tiếp cận với những công nghệ, tính năng, bản vá lỗi mới nhất.
Việc thường xuyên kiểm tra và kịp thời tải, cài đặt các bản cập nhật rất quan trọng, giúp bạn giảm bớt các nguy cơ bị rò rỉ và mất cắp dữ liệu cá nhân.
3. Mua sắm online giúp bạn có thể mua hàng ở bất cứ đâu, chỉ cần truy cập được Wi-Fi?
Tìm hiểu về các bước bảo mật sẽ giúp bạn mua sắm an toàn.
Bạn không nên tùy tiện kết nối vào các mạng Wi-Fi công cộng, nhất là khi đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội hoặc ngân hàng trực tuyến, thanh toán online để tránh rò rỉ thông tin. Bạn nên tắt kết nối Wi-Fi khi không còn dùng đến hoặc nếu có điều kiện và sử dụng dịch vụ VPN để có thể đảm bảo thông tin cá nhân của mình.
4. Thẻ visa ảo có tính an toàn và chức năng tương tự với các loại visa khác khi thanh toán online?
Thẻ visa ảo là một loại thẻ trả trước quốc tế mang thương hiệu Visa mà bạn có thể dùng để thanh toán trực tuyến. Loại thẻ này được gọi là "ảo" vì chủ thẻ không được cấp thẻ nhựa; tất cả thông tin thẻ bao gồm số thẻ, ngày hết hạn, và số CVV (Card Verification Value) sẽ được gửi tới email bạn đã đăng ký.
Ngoài ra, chủ thẻ không cần bất cứ giấy tờ xác thực nào khi đăng ký mở thẻ; có được phương thức thanh toán online dễ dàng chỉ trong vài cú nhấp chuột. Người dùng nạp tiền vào thẻ dễ dàng và nhận nhiều ưu đãi khi thanh toán. Điều quan trọng là bạn có thể đăng nhập ẩn danh, bảo mật thông tin tốt, đề phòng trường hợp hacker xâm nhập lấy cắp thông tin từ visa chính.
Thẻ visa ảo liên kết với nhiều đơn vị cung cấp ản phẩm và dịch vụ trên toàn thế giới. Ngoài ra, bạn có thể nạp tiền vào thẻ dễ dàng và nhận nhiều ưu đãi khi thanh toán.
5. Để tránh việc hay quên, bạn chỉ nên sử dụng một mật khẩu cho tất cả account mua sắm online?
Các chuyên gia công nghệ cho biết để đảm bảo tính an toàn, bạn nên đặt mật khẩu khó đoán, không liên quan tới bản thân hay những người xung quanh càng tốt. Mỗi account nên có một mật khẩu khác nhau và nếu có thể, nên thay đổi thường xuyên. Các mật khẩu này sẽ khiến các hacker gặp trở ngại khi muốn ăn cắp thông tin cá nhân của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt mật khẩu cho điện thoại và máy tính, latop cá nhân.
6. Bạn biết gì về công nghệ bảo mật 3 bước khi thanh toán online?
Khi thanh toán online, bạn sẽ nhập dãy số gồm 16 số trên mặt trước của thẻ, sau đó là mã bảo mật 3 số ở phía sau mặt thẻ để thực hiện giao dịch. Ngân hàng lập tức sẽ gửi lại mật mã vào điện thoại di động hoặc địa chỉ email đã đăng ký, bạn sẽ phải tiếp tục nhập mật mã này vào trang web thì giao dịch mua hàng thanh toán mới được thực hiện thành công. Khi đó, chỉ có bạn mới biết được mật mã này, đảm bảo không có người thứ 3 biết được và lạm dụng thông tin thẻ của bạn để giao dịch.
Bạn nên cẩn trọng trong từng bước mua hàng trước khi thanh toán.
7. Tải các ứng dụng (app) shopping sẽ giúp việc mua sắm trở nên thuận tiện và đảm bảo tính an toàn?
Ứng dụng mua sắm giả thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết - thời điểm nhiều khuyến mại. Nếu bạn muốn an toàn, đừng nên tải ứng dụng mua sắm trực tuyến mà nên truy cập trực tiếp vào trang web và mua sắm ở đó. Còn nếu chọn tải ứng dụng thì nên xem xét từ nguồn cung cấp có uy tín, được xác thực bởi chính công ty hay thương hiệu mà bạn muốn mua.
8. Bạn nên đăng ký chương trình "Khách hàng thân thiết" để việc mua sắm được thuận lợi, nhận nhiều ưu đãi VIP và được chăm sóc kỹ càng hơn?
Khi được mời chào sẽ giảm giá mạnh, bạn cũng nên cân nhắc website đó có uy tín không, để tránh trường hợp dữ liệu của mình sẽ bị bán cho các bên thứ ba. Nếu các trang web muốn có bất cứ thông tin người dùng nào ngoài những gì cần thiết để mua hàng, bạn nên cân nhắc chính sách bảo mật của trang web trước khi đưa ra bất kỳ điều gì, thậm chí khi trang web có hỗ trợ chính sách bồi thường đối với việc trộm cắp dữ liệu cá nhân.
Thư Kỳ
Theo vne
Nhiệt độ tăng cao, thị trường đồ chống nắng sôi động Để chống chọi thời tiết nắng nóng gay gắt, với độ UV (tia cực tím) dự báo có thể gây nguy hiểm cho da, ngay từ những ngày đầu hè, các chị em đã nhanh chóng sắm cho mình hàng loạt đồ chống nắng để bảo vệ da. Tại các chợ: Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm), Mai Động...