Trắng đêm băng rừng chống dịch bạch hầu ở ‘ngôi làng 4 không’
Ngay sau khi được Viện Pasteur TP.HCM thông báo kết quả xét nghiệm PCR của bệnh nhân Giàng Thị H. dương tính với bạch hầu, lực lượng y tế của huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cấp tốc băng rừng đi chống dịch ở làng H’Mông 4 không: Không có điện, đường, trường, trạm.
Đẩy xe máy trên đường sình lầy trơn trượt để vò TK 181.
Ngày 4/8, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết sau khi ghi nhận ca bệnh bạch hầu đầu tiên, ngành y tế đã tập trung triển khai các biện pháp chuyên môn, tăng cường giám sát, khoanh vùng xử lý triệt để không để bùng phát ổ dịch bạch hầu.
Phun thuốc khử khuẩn.
Trước đó, bệnh nhân Giàng Thị H. (21 tuổi, dân tộc H’Mông) ở Tiểu khu (TK) 181 (Thôn 3, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông) đến khám tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đam Rông với các triệu chứng như sốt, đau họng, nuốt khó.
Video đang HOT
Các y bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm hạch bạch huyết, viêm Amydal cấp/bạch hầu thể mũi họng, cho nhập viện điều trị tại khoa Nội tổng hợp-nhi-truyền nhiễm của TTYT Đam Rông; đồng thời lấy mẫu phết họng gửi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Lâm Đồng. Mẫu xét nghiệm sau đó được chuyển cho Viện Pasteur TP.HCM.
Đến ngày 3/8, Viện Pasteur đã trả kết quả xét nghiệm PCR: bệnh nhân Giàng Thị H. dương tính với bạch hầu.
Lực lượng y tế của huyện Đam Rông cấp tốc băng rừng vào làng H’Mông ở TK 181 xa xôi, heo hút để chống dịch. Mùa mưa, đường đất trơn trượt nên mặc dù đã quấn xích vào bánh xe máy để tăng độ bám dính nhưng xe vẫn bị ngã. Nhiều đoạn, các cán bộ, nhân viên y tế phải lội sình để đẩy xe lên dốc.
Đường từ huyện vào thôn chỉ có mười mấy cây số nhưng phải mất nửa ngày, đoàn chống dịch mới vào tới nơi, cũng là lúc hoàng hôn buông xuống. Ngôi làng không có điện nên tối om.
Khám sàng lọc bệnh bạch hầu.
Lực lượng y tế nhanh chóng triển khai phun thuốc khử khuẩn xử lý môi trường tại ổ dịch bạch hầu; điều tra, giám sát, xác minh thông tin dịch bạch hầu tại TK 181; lập danh sách những cán bộ y tế và người dân đã tiếp xúc gần với bệnh nhân trước khi có kết quả xét nghiệm bạch hầu; khám sàng lọc cho 360 người dân sinh sống tại đây.
CDC Lâm Đồng nhanh chóng chuyển 3.200 liều vắc xin bạch hầu cho huyện Đam Rông để tiêm cho những trường hợp có nguy cơ; lấy 26 mẫu xét nghiệm gửi đến Viện Pasteur TP.HCM, bao gồm 5 mẫu của người nhà bệnh nhân, 5 mẫu của các trường hợp có tiếp xúc gần và 16 mẫu của cán bộ y tế tiếp xúc gần người bệnh.
TTYT Đam Rông điều trị dự phòng bằng Erythromycin 500mg đối với 167 trường hợp tiếp xúc gần (gồm 39 trẻ em và 128 người lớn); hướng dẫn những người tiếp xúc gần với bệnh nhân theo dõi triệu chứng nghi bạch hầu; nếu bị sốt, đau họng, ho… phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.
Ngành y tế cũng đã cung cấp 300 tờ rơi, 10 áp phích tuyên truyền phòng chống dịch bạch hầu tại TK 181.
Các tỉnh Tây Nguyên triển khai các biện pháp kiểm soát bệnh bạch hầu
Tính từ ca bệnh được phát hiện lần đầu tại ắk Nông, đến nay tại các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 94 ca mắc bệnh bạch hầu.
Cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, các tỉnh Tây Nguyên đang huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch với quyết tâm không để bệnh lây lan trên diện rộng...
Cán bộ y tế khám sàng lọc cho người dân xã Hải Yang, huyện ăk oa, Gia Lai.
Đến nay, ắk Nông là tỉnh có số ca mắc và chết do bệnh bạch hầu nhiều nhất. Tính đến ngày 17- 7, toàn tỉnh ắk Nông có tám ổ dịch bạch hầu, trong đó có bốn ổ dịch đã được kiểm soát, còn bốn ổ dịch đang lưu hành với 30 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu, trong đó có hai người chết. Ông Huỳnh Thanh Huynh, Giám đốc Trung tâm y tế huyện ắk Glong (nơi tâm dịch bùng phát và có 16 ca mắc bệnh và hai người chết) cho biết, đến nay vẫn chưa xác định được nguồn lây của bệnh, chưa tìm ra được ca F0. Trên thực tế đang tồn tại người lành mang trùng, các khu vực xảy ra dịch chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn, môi trường sinh sống chưa bảo đảm, nhận thức về tiêm chủng và phòng bệnh còn hạn chế... cho nên khó đánh giá chính xác được diễn biến của dịch. Mặt khác, dịch xảy ra trong thời điểm mùa mưa, các khu vực phát dịch nằm cách xa trung tâm, đường đi lại rất khó khăn cho nên công tác phòng, chống dịch gặp nhiều trở ngại.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 14-7 đã phát hiện 21 người mắc bệnh bạch hầu tại huyện ăk oa, trong đó có một người chết. Ngành y tế Gia Lai tiến hành lấy mẫu 75 người, qua xét nghiệm có 21 mẫu dương tính, 42 mẫu âm tính, hiện đang có 38 trường hợp đang cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế. Tại tỉnh Kon Tum cũng đã xác định có năm ổ dịch bạch hầu ở các huyện Sa Thầy, ăk Tô, ăk Hà và TP Kon Tum với 23 người mắc bệnh. Tất cả các ca dương tính và những trường hợp nghi ngờ đều đang được ngành y tế địa phương cách ly, điều trị. Tính đến ngày 16-7, ở tỉnh ắk Lắk ghi nhận 17 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại năm huyện, thị xã. Riêng ngày 16-7, toàn tỉnh ghi nhận bảy trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó riêng huyện Cư M'gar ghi nhận bốn trường hợp.
Nhằm ngăn chặn, không để bệnh bạch hầu lan rộng, các tỉnh Tây Nguyên đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Ngành y tế Gia Lai đã tổ chức khám sàng lọc 5.210 người dân làng Bok Rei, xã Hải Yang; xã ăk Sơ Mei và làng H'Lang, xã Hnol; cấp hơn 51 nghìn viên thuốc kháng sinh Erythromycin điều trị dự phòng; triển khai tiêm vắc-xin cho toàn bộ người dân làng Bông Hiot, xã Hải Yang. UBND tỉnh Gia Lai cũng đã quyết định cấp hơn 6,8 tỷ đồng để các ngành, địa phương triển khai các biện pháp kiểm soát dịch. Ngành y tế tỉnh Gia Lai đang phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tập trung triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; thành lập các tổ chống dịch cơ động; khoanh vùng, cách ly.
ến thời điểm hiện nay, ngành y tế ắk Nông đã tiến hành điều tra, xác minh ca bệnh đối với 1.139 trường hợp, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm xác định bệnh cho 1.342 trường hợp... đang cách ly 304 hộ gia đình và 1.326 người tại các khu vực dân cư có ghi nhận ca bệnh. Các khu vực phát hiện có ổ dịch cũng đã được tiêu độc, khử trùng; các trường học có người bệnh theo học, và các chốt cách ly đều được khử khuẩn bằng dung dịch Cloramil B 0,5%; tiêm gần 5.800 liều vắc-xin Td cho các đối tượng trong vùng dịch và khu vực có nguy cơ cao. Phó Giám đốc Sở Y tế ắk Nông Hà Văn Hùng cho biết, tỉnh xác định không đặt ra điều kiện phải tập trung truy vết cho bằng được đối với nguồn lây của bệnh, vì trên thực tế mầm bệnh đang tồn tại trong cộng đồng. Vì vậy, ngành y tế chuyển từ biện pháp phòng, chống, điều trị bệnh... thụ động sang các biện pháp chủ động. Cụ thể, chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc tập trung mọi nguồn lực, khoanh vùng, chủ động trong công tác điều tra dịch tễ, lấy mẫu trong cộng đồng với những khu vực có nguy cơ cao, nhằm phát hiện sớm các trường hợp mang trực khuẩn bạch hầu để chủ động trong công tác điều trị, xử lý các biện pháp y tế đối với các vùng phát hiện ca bệnh...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum vừa nhận 100 nghìn liều vắc-xin Td từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và đang tổ chức cấp phát ngay cho trung tâm y tế huyện, thành phố. Trước mắt việc tiêm vắc-xin sẽ tập trung cho các đối tượng từ 7 đến 25 tuổi tại những xã có ca bệnh để phòng tránh và tạo miễn dịch trong cộng đồng. UBND tỉnh cũng đã quyết định hỗ trợ kinh phí cho các trung tâm y tế, trạm y tế, đội xung kích để triển khai kịp thời công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh cũng như xử lý ổ dịch tại địa phương. Trong khi đó, UBND tỉnh ắk Lắk vừa ban hành công văn khẩn chỉ đạo ngành y tế và các địa phương trong tỉnh triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh bạch hầu nhằm khống chế, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng trong cộng đồng; hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng và chết người. Hiện các đơn vị nghiệp vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ắk Lắk đã thực hiện giám sát, rà soát kỹ tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm họng và tăng cường giám sát ca bệnh nghi ngờ ở các xã vùng sâu, vùng xa, khi phát hiện ca bệnh lập tức khoanh vùng, cách ly các khu vực đó. Mặt khác lập các chốt ngăn chặn người dân ở khu vực có ca bệnh không di chuyển đến các địa phương khác; cấp thuốc kháng sinh dự phòng cho người dân ở khu vực chung quanh gia đình các ca bệnh... Tỉnh ắk Lắk cũng đang tích cực triển khai Chiến dịch tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bạch hầu tại bốn tỉnh Tây Nguyên do Bộ Y tế phát động.
Trong các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện chỉ còn Lâm ồng chưa phát hiện ca mắc bệnh bạch hầu nào, nhưng tỉnh cũng đã xác định nằm trong khu vực có nguy cơ cao, do vậy đã chủ động lên phương án và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Sở Y tế Lâm ồng tổ chức hai đoàn giám sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, cung cấp 3.200 liều vắc-xin Td, tổ chức khám sàng lọc cho tất cả các học sinh từ xã Quảng Hòa, huyện ắk G'long (ắk Nông), đang theo học tại xã ạ R'sal, huyện am Rông (Lâm ồng); tiêm vắc-xin Td cho trẻ từ 9 đến 15 tuổi tại xã ạ R'sal, Liêng S'rônh (am Rông) và 435 học sinh, giáo viên Trường THPT Phan ình Phùng, xã ạ R'sal. Sở Y tế Lâm ồng yêu cầu các đơn vị y tế chủ động điều tra, giám sát dịch tễ, tiêm vắc-xin, phun khử khuẩn môi trường tại các vùng giáp ranh, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe... có phương án xử lý sớm nhất khi phát hiện ca bệnh.
Lâm Đồng cấp 3.200 liều vacxin phòng dịch bệnh bạch hầu Tại Lâm Đồng đến nay vẫn chưa phát hiện ca nhiễm bệnh bạch hầu nào. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh cũng không được lơ là. Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh Tây nguyên, ngành y tế Lâm Đồng đã tăng cường phòng, chống dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn. Cụ...